* Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin:
Theo V.I. Lênin trong quá trình đi lên CNXH tại các nước khác nhau, số lượng các thành phần kinh tế ở các nước đó cũng không nhất thiết giống nhau. Song phổ biến đối với các nước thường có ba thành phần kinh tế cơ bản là:
Kinh tế xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư bản nhân.
Kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ.
Như vậy, Lênin không khẳng định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là cơ cấu đóng, bất biến mà đó là cơ cấu động, cơ cấu mở. Do vậy việc quan niệm mỗi quốc gia trong thời kỳ quá độ có bao nhiêu thành phần kinh tế phải tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất (QHSX) với lực lượng sản xuất (LLSX) của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đó, mỗi thành phần là một bộ phận, một mảnh, một kiểu kết cấu kinh tế - xã hội có vị trí quan trọng nhất định và có quan hệ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn và có tác động lẫn nhau. Vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế sẽ thay đổi cùng với sự biến đổi của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, theo Lênin không chỉ và không thể xây dựng CNXH bằng những “bàn tay sạch sẽ” của những người cộng sản mà phải biết
sử dụng, kế thừa LLSX đã có của “những thành phần”, “những bộ phận”, “những mảnh” phi XHCN nữa.
* Quan điểm của Đảng ta:
Trên cơ sở vận dụng quan điểm trên của Leenin về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam, sau cách mạng tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng: Nền kinh tế nước ta (vùng tự do) còn tồn tại nhiều loại hình kinh tế. Người viết “Trong chế độ dân chủ mới, có 5 loại hình kinh tế khác nhau: Kinh tế quốc doanh; Các hợp tác xã; Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghiệp; Tư bản của tư nhân; Tư bản của Nhà nước.
Trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn khẳng định nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong tư duy lý luận và nhận thức thực tiễn. Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng và khai thác mọi tiềm năng sẵn có để phát triển LLSX, đã giúp cho kinh tế cá thể được hồi sinh và phát triển.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và thứ VIII với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần nói chung, kinh tế cá thể nói riêng đã chỉ rõ: “ Thực hiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ”, “kinh tế cá thể có vị trí quan trọng lâu dài. Giúp đỡ kinh tế cá thể giải quyết vấn đề về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm”…
Ở nước ta, quan niệm kinh tế cá thể được sử dụng để chỉ loại hình kinh tế của những người nông dân, thợ thủ công, những người làm thương nghiệp nhỏ trong thời kỳ cải tạo XHCN ở Miền Bắc (từ năm 1958) và ở Miền Nam sau ngày thống nhất đất nước (1975). Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V.I
(12/1986) có sự phân biệt sản xuất nhỏ ở nước ta thành hai thành phần kinh tế: Kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa ( thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh tế dịch vụ cá thể) và kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII không vòn sự phân chia thành hai thành phần kinh tế mà gọi chung là kinh tế cá thể.
Như vậy, kinh tế cá thể là loại hình tổ chức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất và kết hợp với sức lao động của cá nhân người lao động.