Phương hướng phát triển kinh tế cá thể ở Nghệ An

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 103 - 105)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

3.1.2.2 Phương hướng phát triển kinh tế cá thể ở Nghệ An

Kinh tế cá thể ở tỉnh ta đã, đang và sẽ phát triển rộng rãi trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Vì vậy chiến lược phát triển kinh tế cá thể ở nước ta trước hết trong thời kỳ CNH – HĐH phải được đặt trong chiến lược chung phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nhưng phải đặc biệt chú ý đến vị trí, vai trò và đặc điểm riêng của kinh tế cá thể ở địa phương.

Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của kinh tế cá thể để phát huy năng lực và lợi thế của kinh tế cá thể, cần có định hướng chiến lược. Đối với kinh tế cá thể trong một số ngành, nghề ở nông thôn và thành thị có khả năng tận dụng tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề của từng gia đình, từng người lao động để phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt hướng kinh tế cá thể đầu tư vào phát triển sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản và các dịch vụ mới; Hướng phát triển kinh tế cá thể theo con đường hợp tác tự nguyện dưới nhiều hình thức đa dạng, làm vệ tinh cho kinh tế nhà nước hoặc phát triển độc lập thành tổ chức kinh doanh tư nhân lớn hơn.

Cụ thể cần khuyến khích kinh tế cá thể đầu tư vào các khu vực và lĩnh vực sau:

- Khôi phục và khuyến khích phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống của địa phương như: Bánh đa ở Đô Lương, nghề dẹt vải ở Phượng Lịch(Diễn Châu), nghề mộc ở Tràng Thân, nghề làm trống ở Diễn Hoàng,

nghề đan lát, nghề hoa cây cảnh ở Nghi Lộc, nghề gốm sứ ở Đại Sơn và Trù Sơn (Đô Lương)……..

Chỉ tính riêng huyện Diễn Châu đã có rất nhiều làng nghề truyền thống đang được lưu giữ và ngày càng phát triển. Là vùng đất thuận lợi giao thông, nơi giao lưu của nhiều vùng miền nên người Diễn Châu rất nặng động sáng tạo, nhanh nhạy và linh hoạt, họ lao động cần cù và rất thông minh. Người Diễn Châu tiếp cận sớm với nền văn minh lúa nước và luôn suy nghĩ, trăn trở tìm những cây trồng, vật nuôi phong phú hợp với vùng đất quê mình, họ bươn chi khắp nơi để tiêu thụ sản phẩm làm ra. Có thể khẳng định ở Diễn Châu hình thành sản xuất hàng hoá rất lâu đời, Diễn Châu có lẽ là nơi nghề thủ công cổ truyền nhiều hơn các địa phương khác ở Nghệ An. Tính đến nay trên địa bàn huyện Diễn Châu đã có tới 25 làng nghề truyền thống đang hoạt động và góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa bàn.

- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, gồm nhóm các ngành công nghiệp chế biến như xay sát, gia công chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến nông sản. chuyển từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế sang sản phẩm tinh chế vừa tạo việc làm vừa tăng được giá trị sản xuất công nghiệp, gí trị hàng xuất khẩu. Các ngành này không những thúc đẩy chuyển dịch cwo cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH mà còn tạo điều kiện giải quyết đầu ra cho nông nghiệp.

- Nhóm ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như ngành dệt, may, dày gia phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Những ngành này đòi hỏi vốn không lớn, lao động không cần trình độ cao đồng thời đây cũng là những ngành nghề truyền thống của kinh tế cá thể nếu được khuyến khích sẽ được mở rộng về quy mô và phát triển cao hơn về công nghệ. Ngành may phát triển sẽ sủ dụng được nguồn nguyên liệu từ ngành dệt…..

- Đầu tư mạnh vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng, tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt là những ngành có tỷ suất hàng hóa cao, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy hải sản……tùy theo điều kiện của từng vùng, từng khu vực. Khuyến khích kinh tế cá thể phát triển theo hướng trang trại và các doanh nghiệp vừa và nhỏ….

- Tập trung khuyến khích phát triển kinh tế cá thể trong các lĩnh vực như: thương mại, dịch vụ…..các lĩnh vực kinh tế này hoạt động nhỏ, lẻ, linh hoạt, đa dạng, phong phú, năng động….. Mặt khác, thương mại, dịch vụ đòi hỏi vốn có thể không lớn lắm, mà thu hồi vốn lại nhanh…..Vì vậy, lĩnh vực này rất thích hợp với đặc điểm, tính chất của kinh tế cá thể ở nước ta.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 103 - 105)