Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 50 - 52)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

1.2.2.2Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Có thể nói rằng với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của nước ta có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế cá thể. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế hộ đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm qua từ vị thế của một quốc gia thiếu lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài đến nay đã và đang đứng đầu trong một số sản phẩm như: gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều…. và như vậy sự đóng góp rất lớn của kinh tế hộ.

Ngoài ra sự ổn định chính trị, xã hội làm cho người dân yên tâm làm ăn, họ có lòng tin vào tương lai phát triển của đất nước, nên mạnh dạn bỏ vốn đầu tư. Nhờ vậy, nền kinh tế trong nước có điều kiện tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó hoạt động của các kinh tế hộ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Sự ổn định chính trị xã hội tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. Một khi các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bỏ vốn đầu tư, mở cơ sở kinh doanh tại Việt Nam thì nhất định thị trường – bao hàm cả thị trường trong nước ngoài việc mở rộng các khu đô thị, cải thiện môi trường cảnh quan còn nâng cao trình độ tay nghề và nhận thức cho lao động trong nước. Như vậy vô tình chung nó lại thúc đẩy kinh tế cá thể phát triển tạo ra một động lực cạnh tranh mạnh mẽ cho nền kinh tế.

1.2.2.3 Sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Trong thời kỳ quá độ, các thành phần kinh tế, tuy có bản chất kinh tế, nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh không tồn tại biệt lập mà có sự đan kết, tác động lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế. Bởi vì mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế xã hội, là những mắt khâu trong hệ thống phân công lao động xã hội, có sự liên hệ phụ thuộn lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Nói cách khác, các thành phần kinh tế chỉ có thể tồn tại và phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc vào nhau qua các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội trên cơ sở phân công lao động xã hội.

Đây cũng là yêu cầu đòi hỏi của quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX quy định. Chính điều này sẽ giúp cho các hộ cá thể giải quyết tốt hơn các vấn đề trong sản xuất kinh doanh, giảm bớt rủi ro trong cơ chế thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất. Thông qua đó sẽ dần dần chuyển nền sản xuất nhỏ (đặc biệt là của nông dân) lên nền sản xuất lớn, đó là vấn đề có tính quy luật của sự phát triển.

Nhận thức được xu hướng đó của kinh tế cá thể đòi hỏi Nhà nước phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ về mọi mặt để khuyến khích các hộ cá thể tham gia liên kết, hợp tác với nhau trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc cảu kinh tế hợp tác, mà trong đó nguyên tắc quan trọng hàng đầu là tự nguyện và dần dần từ thấp đến cao hoặc liên doanh, liên kết với các loại hình kinh tế khác.

1.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế cá thể ở một số quốc gia và một số địaphương trong nướcphương trong nước phương trong nước

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 50 - 52)