Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 50)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

1.2.2.1 Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thực tế ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác cho thấy, một khi chính sách, đường lối phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, ngược lại việc vi phạm quy luật kinh tế sẽ dẫn nền kinh tế đến chỗ trì trệ, yếu kém, thậm chí rơi vào khủng hoảng.

Chủ trương cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế tư nhân( kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ) trong thời gian trước đổi mới thực chất là tìm cách hạn chế và xóa bỏ chúng, đã làm cho kinh tế cá thể phát triển một cách hạn chế. Điều này đã hình thành một tâm lý chung ở nước ta lúc bấy giờ và đến nay vẫn còn tồn tại ít nhiều là xem nhẹ những người làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, kỳ thị với những người giàu có, kính trọng những người lao động trong khu vực Nhà nước.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Có thể nói chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế cảu Đảng và Nhà nước ta mà cụ thể là chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là đúng với quy luật kinh tế khách quan, phù hợp với lòng dân nên đã khơi dậy được những tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế cá thể phát triển.

Trong nền kinh tế thị trường việc tạo ra và duy trì môi trường kinh doanh thống nhất chung cho hoạt động của tất cả các doanh nghiệp là điều kiện quan trọng, tác động đến sự tồn tại và phát triển của các thành phần, loại hình kinh tế trong đó có kinh tế cá thể.

Môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được tạo lập bởi các yếu tố: kinh tế, chính trị, pháp luật, công nghệ, văn hóa, tâm lý xã hội…..Nhà nước bằng việc ban hành hệ thống luật pháp, những chính sách về kinh tế, về công nghệ, về văn hóa xã hội sẽ tạo ra môi trường kinh doanh

thuận lợi hoặc hạn chế đối với sự phát triển của các doanh nghiệp.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy, môi trường sản xuất kinh doanh đang từng bước được cải thiện. Với những Nghị định, chỉ thị về việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký sản xuất kinh doanh, về hỗ trợ vốn vay, về giao quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp, về miến giảm thuế cho nông dân….đã đưa đến sự gia tăng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể tiểu chủ, các doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời với việc tổ chức các hội nghị nông dân làm ăn giỏi, với việc tuyển truyền thông qua các phương tiện thong tin đại chúng về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân, những hộ cá thể, tiểu chủ, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả…..đã giúp cho việc cải thiện nhận thức của nhân dân, tăng cường thái độ tích cực của dư luận xã hội đối với kinh tế cá thể nói riêng và kinh tế tư nhân nói chung. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, trong thời gian tới sự phát triển của kinh tế cá thể còn diễn ra với nhịp độ nhanh hơn.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w