Về đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 69 - 73)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

2.2.2. Về đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất kinh doanh

Trước đổi mới, sự phát triển của kinh tế cá thể chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp thì đến nay đã được lan tỏa sang các ngành nghề khác như thương nghiệp, dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Để tồn tại, kinh tế cá thể sớm nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng để đổi mới ngành nghề kinh doanh. Cụ thể, sự phân bố ngành nghề sản xuất kinh doanh của kinh tế cá thể trong các lĩnh vực như sau:

- Trong lĩnh vực nông nghiệp –lâm nghiệp – thủy sản:

Có thể nói Nghệ An cũng như tỉnh khác có dân số làm nông nghiệp rất đông, vì vậy sự phát triển của kinh tế cá thể trong lĩnh vực nông nghiệp cũng rất mạnh mẽ. Với truyền thống là nghề nông nghiệp lúa nước, đến nay các hộ kinh tế trên địa bàn đã mở rộng ra. Hộ kinh tế tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là trồng cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp và chăn nuôi gia, súc gia cầm.

Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trước đây cũng rất phát triển cho kinh tế hộ tham gia, nhưng đến nay hoạt động trong lĩnh vực này hơi yếu. phần vì rừng ngày càng bị chặt phá quá mức, phần vì các chương trình của chính phủ khi chuyển giao cho hộ lại không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với việc trồng và bảo vệ rừng thì hộ kinh tế cá thể là đối tượng dễ tiếp cận và quản lý

nhất nhưng do nhận thức của các nông hộ còn hạn chế nên rừng chưa phát triển đã nghĩ tới việc chặt phá. Đối với việc khai thác gỗ và bảo vệ lâm sản thì hoạt động của hộ chủ yếu là buôn lậu và chặt phá trái phép, tính đến nay trên địa bàn tỉnh diện tích đất lâm nghiệp trống gia tăng, mật độ che phủ rừng thấp. Tuy nhiên giá trị sản xuất Lâm nghiệp đạt mức tăng khá năm 2008 đạt 1.036 tỷ đồng, năm 2009 đạt 1.091 tỷ đồng tăng 105,3% năm 2010 tăng 112%so với năm 2009.

Nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng là một lợi thế của tỉnh, với vị trí địa lý trải dài theo dọc bờ biển Đông nên số lượng kinh tế hộ tham gia vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản rất mạnh tiêu biểu như Diễn Châu 18. 776 tấn, 26.487 tấn, Cửa Lò 6.770 tấn trong năm 2009. Và do đso, giá trị sản xuất năm 2008 đạt 1.379 tỷ đồng, năm 2009 đạt 1.658 tỷ đồng tăng 120% so với năm 2008, năm 2010 tăng được 130% so với năm 2009.

Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Kinh tế cá thể chủ yếu tập trung vào công nghiệp xây dựng dân dụng, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng như gạch, ngói, cát, đá xây dựng.. Tuy nhiên, vì quy mô nhỏ là chủ yếu nên số lượng kinh tế hộ tham gia vào ngành công nghiệp cũng không lớn, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế chỉ đạt 3. 125 tỷ đồng chiếm 23,82 tổng giá trị của toàn ngành năm 2008, và năm 2009 là 3.531 tỷ tăng 113% so với năm 2008.

Ngoài ra kinh tế cá thể chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, phát huy và sử dụng những nguồn lực có sẵn về nhân lực, về địa điểm sản xuất kinh doanh, về công nghệ truyền thống nên số kinh tế hộ tham gia khá lớn. Tình hình cụ thể vwf sự phân bố các ngành nghề được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Sự phân bố ngành nghề của kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh (2007- 2010)

Ngành

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) CN khai thác mỏ 6,206.00 6.81 5,524 5.07 5,954 5.04 6,723 5.48 CN chế biến 23,770.00 26.08 27,297 25.06 30,078 25.48 30,720 25.06 Xây dựng 3,457.00 3.79 2,026 1.86 3,802 3.22 3,981 3.25 Thương nghiệp 37,164.00 40.77 47,104 43.25 49,376 41.82 50,859 41.49 Khách sạn, nhà hang 6,106.00 6.70 11,661 10.71 11,990 10.16 12,270 10.01 Vận tải và thông tin 8,873.00 9.73 8,952 8.22 9,067 7.68 9,627 7.85 Tài chính, tín dụng 39.00 0.04 86 0.08 121 0.10 150 0.12 Khoa học công nghệ 596 0.55 684 0.58 708 0.58 Kinh doanh tài sản 3,484.00 3.82 3,440 3.16 4,494 3.81 4,880 3.98 GD và Đào tạo 100.00 0.11 106 0.10 149 0.13 165 0.13 Y tế và trợ giúp

xã hội 158.00 0.17 193 0.18 250 0.21 266 0.22 Văn hoá thể thao 149.00 0.16 227 0.21 301 0.25 328 0.27 Dịch vụ khác 1,646.00 1.81 1,705 1.57 1,790 1.52 1,898 1.55

Tổng số

91,152 100 108,917 100 118,056 100 122,575 100

Nguồn: Sở công thương Nghệ An

Qua bảng số liệu trên ta thấy ngành nghề hoạt động chủ đạo của loại hình kinh tế này là thương nghiệp. Điều đó khẳng định rằng lĩnh vực thương nghiệp vẫn là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao hơn cho các hộ sản xuất. Các loại hình kinh tế hộ khá năng động và nhanh nhạy trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, số lượng đông đảo nhất là trong lĩnh vực

phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua các hoạt động bán buôn và bán bẻ( 37-50%), tiếp theo là các ngành sản xuất chế biến (25-30%), kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Hộ kinh doanh cá thể đầu tư chủ yếu vào những ngành nghề có nhu cầu đầu tư vốn không cao, thời gian thu hồi vốn ngắn, quay vòng vốn nhanh, dễ sinh lời như các cửa hàng kinh doanh mặt hàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần thiết yếu của con người, các cơ sở dạy nghề khám chữa bệnh, các cơ sở bán thuốc Tây y và Đông y, các nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ nhà trọ, các dịch vụ vui chơi giải trí….So với các địa phương ở khu vực Bắc Miền Trung thì ở Nghệ An có sự phát triển khá rực rỡ trong lĩnh vực vui chơi, giải trí, dịch vụ y tế và đào tạo. Như vậy hộ kinh tế là loại hình kinh tế cũng sớm nắm bắt được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh để phục vụ thị hiếu người tiêu dùng.

Trong lĩnh vực công nghiệp, kinh tế cá thể chủ yếu đầu tư vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống của địa phương, các ngành nghề mà thị trường đang sôi động như chế biến đồ gỗ nội thất, chế biến thủy sản đông lạnh ở Cửa Hội và Quỳnh lưu, cơ khí dân dụng và cơ khí phục vụ xây dựng cơ bản ở Diễn Châu, làng nghề mây tre đan, làng nghề chiếu cói…..Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ cso cơ hội đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị phục vụ nhu cầu thị trường đáp ứng yêu cầu đang ngày càng biến đổi nhanh chóng. Với những sản phẩm phong phú, đa dạng kinh tế cá thể trong lĩnh vực này đã tạo được chỗ đứng và sức cạnh tranh trên thị trường quy mô nhỏ thường là thị trường nông thôn, miền núi. Đặc biệt đối với công nghiệp xây dựng dân dụng và sửa chữa nhà ở của dân chủ yếu do kinh tế cá thể tham gia. Lợi thế của hộ trong lĩnh vực này là, họ vừa tự thiết kế và tự làm lấy mà giá cả lại phù hợp với khả năng chi trả của người dân nên so với các công ty xây dựng kinh tế cá thể có lợi thế hơn về giá cả.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải kinh tế cá thể chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực xe vận tải hàng hóa, xe du lịch cự ly trung bình và đường dài Bắc Nam. Doanh thu vận tải bốc xếp của kinh tế hộ chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 67,8% trong khi đó khối doanh nghiệp chỉ chiếm 17%. Cho thấy đóng góp tích cực của kinh tế cá thể trong lĩnh vực này so với các loại hình kinh tế khác.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 69 - 73)