Tăng cường huy động nguồn lực và khai thác các tiềm năng nội tại của kinh

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 44 - 48)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

1.2.1.3 Tăng cường huy động nguồn lực và khai thác các tiềm năng nội tại của kinh

1.2.1.2 Đa dạng các ngành nghề sản xuất kinh doanh

Hiện nay kinh tế cá thể đang tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn vì vậy, muốn phát triển kinh tế cá thể phải đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, hướng các doanh nghiệp này vào các lĩnh vực cso ưu thế phát triển nhất là hướng vào thị trường ở nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là thị trường rất phù hợp với kinh tế cá thể vì đây là thị trường có dung lượng không lớn, không đòi hỏi hàng hóa chất lượng cao.

Cụ thể, để đa dạng các ngành nghề sản xuất kinh doanh thì:

Trước hết, cần phải thay đổi tư duy và quan điểm về kinh tế cá thể cũng như phải thấy được vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Kinh tế cá thể vừa là một “mắt xích” trong chuỗi phát triển của thị trường, vừa là nền tảng kinh tế cơ sở cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp sau này. Muốn thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển cần phải hỗ trợ, khuyến khích kinh tế hộ phát triển đa dạng để tạo sự luân chuyển luồng hàng linh hoạt và hiệu quả.

Thứ hai, phải mở rộng tối đa, khuyến khích và hỗ trợ quyền kinh doanh cho các hộ cá thể. Thực hiện công bằng và bình đẳng về quyền kinh doanh, về chính sách luật, thuế và các chế độ ưu đãi cho kinh tế cá thể. Thực tế cho thấy kinh tế cá thể đang chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận những thông tin chính sách

1.2.1.3 Tăng cường huy động nguồn lực và khai thác các tiềm năng nội tạicủa kinh tế cá thể của kinh tế cá thể của kinh tế cá thể của kinh tế cá thể

Thứ nhất, phát triển kinh tế cá thể là quá trình tăng lên về vốn.

Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào kể cả kinh tế hộ. Nước ta

chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường trong điều kiện hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với hộ kinh tế. Sau một thời gian dài bị xã hội kỹ thị và phân biệt đối xử thì đến nay mặc dù đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng nhưng thường xuyên trong tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa trong quá trình hội nhập ngày nay thì kinh tế cá thể sẽ phải đối mặt, cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài lớn với nguồn vốn khổng lồ. Vì vậy, một trong những nội dung cơ bản nhất của quá trình phát triển kinh tế cá thể chính là quá trình tăng lên về vốn. Vốn của kinh tế cá thể hiện nay chủ yếu là vốn tự có, vốn vay từ bạn bè, người thân. Việc tiếp cận với nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ của Chính Phủ hoặc các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, hay vốn huy động thông qua thị trường chứng khoán đối với kinh tế cá thể là điều hết sức khó khăn và hạn hữu. Điều đó cũng một phần vi kinh tế cá thể chưa phải là doanh nghiệp nên việc tiếp cận với các nguồn vốn còn gặp nhiều cản trợ. Kinh tế cá thể là giai đoạn phát triển nhất định, là tiền thân của các loại hình doanh nghiệp. Muốn thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ sang loại hình doanh nghiệp thì trước hết phải tạo điều kiện để kinh tế cá thể phát triển, mà trước hết phải là vốn. Để làm được điều này thì Nhừa nước phải có chính sách tài chính tín dụng hết sức linh hoạt nhằm hỗ trợ cho các hộ kinh tế có thể tiếp cận được với các nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước. nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động cho thuê tài chính đối với kinh tế cá thể. Nhà nước cũng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại hơn nữa cho kinh tế hộ có thể tiếp cận được với những thị trường lớn đồng thời tối ưu hóa các nguồn lực sẵn có và tiếp cận tốt hơn các nguồn vốn đi vay để nâng cao tính cạnh tranh của hộ kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề và phong cách làm việc cho đội ngũ lao động trong các hộ kinh tế.

Để có thể tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả, các hộ kinh tế phải liên tục cải tổ chính mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường sức cạnh tranh. Đó là con đường tất yếu để tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đặc biệt là đối với kinh tế hộ. Để làm được điều này các hộ kinh tế phải dựa vào nguồn nội lực của mình là chính trong đó có nguồn nhân lực, một trong những nguồn lực được xem là có giá trị và có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của các kinh tế cá thể hiện nay. Nước ta hiện nay với khoảng 43,87 triệu lao động (2009), trong đó chỉ có khoảng 10% làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước, 33,1% làm việc trong khu vực kinh tế tập thể và hơn 50% lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ. Hơn nữa, kinh tế cá thể có nhiều thuận lợi để thu hút và sử dụng lao động trong xã hội so với các thành phần kinh tế khác, nên đây là một động lực quan trọng thúc đẩy thành phần kinh tế này phát triển.

Đội ngũ lao động chính là những người sẽ nắm bắt khoa học kỹ thuật, điều khiển máy móc thiết bị và là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm. Để tạo ra một sản phẩm đẹp có chất lượng, có tính cạnh tranh cao trên thị trường thì trình độ quản lý, kỹ năng tay nghề của người lao động là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, quá trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động là một quá trình có tính quy luật trong tiến trình phát triển kinh tế nước ta nói chung và hộ kinh tế nói riêng. Việc tạo ra nguồn nhân lực ổn định, có trình độ tay nghề cao phù hợp với mục đích yêu cầu của hộ kinh tế và đáp ứng được phong cách làm việc mới trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công hay thất bại của kinh tế cá thể trên thị trường.

Để có được nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nhà nước và các hộ kinh tế cá thể phải coi trọng việc đầu tư cho

giáo dục đào tạo. Nhà nước phải hướng tới việc đào tạo ra một cơ cấu nhân sự đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học kinh tế tự nhiên, khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý nghiệp vụ kinh tế, quản lý kinh doanh và công nhân kỹ thuật. Hiện nay, nguồn nhân lực trong kinh tế cá thể chủ yếu vẫn là nguồn nhân lực tự có, có sao dùng vậy. Phần vì họ không có vốn để bỏ cho chi phí đào tạo, phần vì họ cảm thấy không cần thiết, chỉ cần có kinh nghiệm là được. Vì vậy, muốn nâng cao trình độ tay nghề cho nguồn nhân lực thì trước hết cũng phải nâng cao trình độ nhận thức cho các chủ hộ kinh tế cá thể.

Thứ ba, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác như đất đai, công nghệ nhỏ, truyền thống ở từng địa phương.

Với hộ kinh tế trong nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là cái “cần câu cơm” không thể thiếu của nông hộ. Đất đai được xem là tài sản lớn nhất mà hộ nông dân cá thể có được. Để tồn tại họ sử dụng và khai thác quỹ đất sẵn có để đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình và sau đó là cho xã hội. Thực tế hiện nay, quỹ đất cho nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa, quá trình công nghiệp hóa. Vấn đề đặt ra là phải nâng cao năng suất lao động trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp để hộ nông dân có thể tồn tại và phát triển nhờ nông nghiệp. Muốn vậy Nhà nước cần mở rộng các chương trình khuyến nông để giúp cho bà con nông dân hiểu biết về kỹ thuật gieo, cấy, chăm bón cho phù hợp với từng quy mô, hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, khi nói đến kinh tế cá thể chúng ta không thể không nói đến tiềm năng nhân văn của thành phần kinh tế này. Đó là sự đóng góp tài năng sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống, của những nghệ nhân với đôi bàn tay vàng đã tạo nên những sản phẩm độc đáo tầm quốc tế mang thương hiệu “Made in Việt Nam”.

Kinh tế cá thể cũng họat động khá mạnh đặc biệt là trong việc khai thác những làng nghề truyền thống ở từng địa phương. Kế thừa những kinh

nghiệm, bí quyết công nghệ đã được tích lũy qua nhiều thế hệ của từng gia đình, dòng họ đồng thời có sự tiếp thu sáng tạo những công nghệ với phương pháp hiện đại để đáp ứng yêu cầu mới trong hội nhập kinh tế quố tế. Thực tế, đã có những hộ cá thể đã phát triển thành doanh nghiệp và có tiếng trên thị trường trong và ngoài nước như: gốm sứ Bát Tràng, Hải Dương, võng xếp Duy Lợi, cà phê Trung Nguyên,…….

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 44 - 48)