Kinh nghiệm phát triển kinh tế cá thể ở một số quốc gia và một số địa phương

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 51 - 98)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

1.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế cá thể ở một số quốc gia và một số địa phương

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế cá thể ở một số quốc gia

1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế cá thể ở Trung Quốc

Là một quốc gia ở Châu Á có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, chính trị, xã hội với Việt Nam. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc sớm coi trọng việc khuyến khích phát triển kinh tế cá thể và đã thu được những thành tựu đáng kể. Nghiên cứu những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế cá thể để rút ra những bài học cho Việt Nam là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bước đột phá trong công cuộc cải cách mở cửa theo hướng thị trường của Trung Quốc là sự chuyển biến về nhận thức và thực hiện phát triển kinh tế tư nhân trong đó trước hết là với kinh tế cá thể của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Ở khu vực nông thôn, kinh tế cá thể đã phát triển sau những cải cách thể chế mà trong đó cơ chế khoán hợp đồng được thực hiện. Quyết sách đúng đắn đó đã tạo ra động lực khuyến khích nông dân lao động sản xuất, làm cho sản lượng lương thực tăng đột biến, nhiều hộ gia đình nông dân trở nên khá giả.

Ở khu vực thành thị, sau “cách mạng văn hóa” áp lực giải quyết việc làm trở nên cấp bách. Vì thế Chính Phủ đã khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm, nhờ đó mà hộ cá thể ra đời. Song khu vực cá thể chỉ đóng vai trò phụ, bổ sung cho khu vực nhà nước và tập thể, lấp vào những khoảng trống mà hai khu vực này bỏ lại trong nền kinh tế. Trong diễn văn kỷ niệm 30 năm Quốc khánh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ông Diệp Kiếm Anh khẳng định: kinh tế cá thể ở thành thị và nông thôn là một thành phần gắn liền và bổ sung cho kinh tế nhà nước XHCN.

Đại hội lần thứ XV Đảng Cộng sản Trung Quốc là mốc quan trọng trên con đường cải cách mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường mang đặc sắc Trung Quốc. Đại hội XV khẳng định: “Đối với kinh tế phi công hữu như cá

thể, tư doanh cần phải tiếp tục cổ vũ, hướng dẫn để chúng phát triển một cách lành mạnh. Điều này có tác dụng quan trọng đối với việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng của mọi người, tăng thêm công ăn việc làm, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân”.

Như vậy, kinh tế phi công hữu không còn là bổ sung thông thường nữa mà là một lực lượng độc lập, thúc đẩy sản xuất phát triển, là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế thị trường. Chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đã tạo điều kiện cho kinh tế cá thể phát triển. Thành quả, vai trò và tác dụng to lớn về nhiều mặt của kinh tế cá thể đối với nền kinh tế quốc dân được thể hiện:

Một là, tập trung được nhiều vốn nhàn rỗi, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng 8,8% GDP(1997); Hai là, mở rộng cánh cửa giải quyết việc làm( 19,19 triệu người- 1997) cho những người nhàn rỗi ở thành phố, thị trấn, và 35,22 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Đây không chỉ là tăng lên cơ hội việc làm của xã hội mà quan trọng hơn là giảm bớt sức ép giải quyết việc làm của xã hội, nâng cao sự ổn định về mọi mặt cho xã hội; Ba là, đẩy mạnh sự phát triển của ngành dịch vục, ở lĩnh vực công nghiệp, năm 1997 kinh tế cá thể đã làm ra được giá trị lãi suất là 1785,19 tỷ nhân dân tệ, chiếm tỷ trọng 15,9% của 11212,76 tỷ nhân dân tệ tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. lính vực thương nghiệp doanh số bán lẻ hàng hóa của kinh tế cá thể năm 1997 là 859,58 tỷ nhân dân tệ trên tổng doanh số hàng hóa bán lẻ trên toàn quốc; Bốn là, tăng thêm thu nhập tài chính cho Nhà nước. Từ năm 1981 đến 1991, hộ công nghiệp cá thể toàn quốc nộp thuế lũy kế 72,9 tỷ nhân dân tệ. Năm 1997 hộ công nghiệp cá thể nộp thuế 76,9 tỷ nhân dân tệ trên tổng mức thuế công thương toàn quốc; Năm là, làm sôi động thị trường. Chủ thể hoạt động giao dịch của hơn 80 nghìn thị trường chợ phiên từ nông thôn

đến thành phố trong khắp cả nước là hộ công thương cá thể.

1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế cá thể của Thái Lan

Trong phát triển kinh tế, Chính phủ Thái Lan rất chú trọng đến việc xây dựng đồng bộ nhưng chủ trương chính sách nhằm phát triển kinh tế cá thể. Hoạt động tích cực và hiệu quả của kinh tế hộ ở Thái Lan đã góp phần to lớn làm sống động thị trường. Không chỉ ở lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế cá thể ở Thái Lan giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Bởi vì Chính phủ Thái Lan xác định nông trại gia đình là xương cốt của kinh tế đất nước tạo ra sản phẩm phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước Thái Lan đã có nhiều chính sách cởi mở, kích thích nông trại gia đình yên tâm tích cực đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, gắn kết giữa công – nông – dịch vụ. Cụ thể như Chính phủ Thái Lan thực hiện cơ chế thị trường đối với mọi hàng hóa nhưng vẫn chú trọng đầu tư cho hộ nông dân. Năm 1990 cho nông dân vay 1,3 tỷ USD để phát triển sản xuất. Nhà nước Thái Lan còn áp dụng biện pháp trợ giá cho hàng nông sản khi giá nông sản xuống thấp nhằm giảm bớt khó khăn cho hộ nông dân. Chẳng hạn như năm 2001 giá cao su xuống thấp ngoài việc tích cực tham gia vào chương trình dự trữ cao su, Chính phủ Thái Lan còn có nhiều biện pháp quyết liệt nhằm nâng đỡ giá. Cuối năm 2002 đã cấp 3,4 tỷ Bath hỗ trợ việc hạn chế bán cao su từ tồn kho và nâng giá sàn đối với cao su hun khói lên 30 Bath/ 1kg.

Việc coi trọng đầu tư cho nông nghiệp của Chính phủ Thái Lan mà chủ thể nó là kinh tế hộ nông dân đã mang lại những thành tựu tuyệt vời đưa Thái Lan trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu gạo, cao su, sắn và hoa quả nhiệt đới.

1.3.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Bình dương là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, có tốc độ tăng trưởng cao vào loại bậc nhất của cả nước (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1996-2000 là 13,5%; giai đoạn 2000-2009 bình quân đạt 14,5%) [48].

Nhận thấy được tầm quan trọng của kinh tế cá thể, tiểu chủ cũng như những khó khăn mà kinh tế cá thể gặp phải, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có sự quan tâm thích đáng đối với sự phát triển của kinh tế cá thể của tỉnh Bình Dương:

+ Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương và chính sách thông thoáng nhằm phát huy nội lực, thu hút ngoại lực để phục vụ chiến lược phát triển của tỉnh, với khẩu hiệu "Trải thảm đỏ mời khách đầu tư" như xây dựng các khu công nghiệp tập trung để kêu gọi đầu tư; tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa"; tập trung đầu mối xét và cấp giấy phép đầu tư tại sở Kế hoạch và Đầu tư với thủ tục nhanh, gọn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được tiếp xúc dễ dàng với các nhà lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để trình bày các khó khăn trong quá trình đầu tư và nhờ đó khó khăn được tháo gỡ kịp thời.

+ Từ những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành đã cụ thể hóa nội dung quản lý của mình để thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế cá thể thông qua các chính sách đất đai, tín dụng, khoa học - công nghệ; thực hiện chủ trương " đổi đất lấy kết cấu hạ tầng " vừa thu hút được vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa sử dụng đất có hiệu quả; hoạt động tín dụng thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và của dân cư, kịp thời cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh; hệ thống ngân hàng hướng vào phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có kinh tế cá thể; Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển ưu tiên cho vay ở nông thôn để sản xuất gốm, sứ, hàng mỹ nghệ, cho vay dự án sản xuất

hàng xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ di dời các doanh nghiệp ra khỏi khu dân cư; hoạt động của ngành thuế với mục tiêu không chỉ tăng nguồn thu ngân sách nhà nước mà quan trọng hơn là kích thích phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là kinh tế cá thể.

Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành nên Tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp đáng kể của kinh tế cá thể. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH, giảm mạnh tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2009 cơ cấu kinh tế giữa các ngành đạt: nông, lâm, ngư nghiệp: 5,4%; Công nghiệp, xây dựng: 64,4%; Dịch vụ: 30,2% . Phát huy mọi tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề truyền thống và nguồn vốn trong dân để phát triển hạ tầng, KCN, khu dân cư để phát triển kinh tế cho tỉnh. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 27 triệu đồng [48].

1.3.2.2 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng như đứa trẻ Phù Đổng đang lớn lên từng ngày với những ngôi nhà cao tầng, những con đường thênh thang gió biển, nhưng vẫn còn đó, sau những tất bật phố phường là những làng quê, làng nghề truyền thống ẩn mình bên những lũy tre vùng ven đô. Năm 2010 tổng sản phẩm nội địa ước đạt 10.400 tỷ tăng 12,6% so với năm 2009; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước đạt 9.630 tỷ tăng 15%; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 16.715 tỷ tăng 19,6%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ước đạt 1.219 triệu USD, tăng 35,2% trong đó xuất khẩu hàng hóa ước đạt 679 triệu USD tăng 42,5%; đã giải quyết việc làm cho 32.200 lao động…

Đà Nẵng phát triển các làng nghề rất đa dạng và linh động, đến nay trên toàn thành phố đã có những làng nghề như làng đá Non nước, làng chiếu Cẩm Nê, làng bánh khô mè Cẩm Lệ, làng Phong Nam, làng Túy

Loan. Với chính sách hợp lý trong phát triển làng nghề và kinh tế hộ đã tạo điều kiện cho Đà nẵng có sự khởi sắc như ngày hôm nay. Trước hết phải nói đến chính sách tín dụng ưu đãi cho kinh tế tư nhân trong đó có kinh tế cá thể, tiểu chủ như chương trình “Tín dụng đặc biệt 3000 tỷ đồng” dành cho các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân. Thời gian triển khai chương trình từ 18/08/2010 đến 31/12/2010 với quy mô lên đến 3000 tỷ đồng. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được tài trợ vốn lưu động bằng VND để sản xuất kinh doanh trong nước; phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu… với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt, chỉ bằng khoảng 80% chi phí lãi vay VND thông thường và được hưởng các tiện ích như thủ tục đơn giản, nhanh chóng, các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các Doanh nghiệp của ACB trong từng thời kỳ và lựa chọn nhiều hình thức vay vốn phù hợp với loại hình kinh doanh của Doanh nghiệp. Sau 2 năm thực hiện chương trình Tam Nông nhiều công trình, dự án được triển khai và đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: cảng cá Thọ Quang, chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang, hàng loạt tuyến đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương nội đồng được bê tông hóa, nhiều trường học, Trạm y tế được đầu tư sửa chữa, xây mới; nhiều chính sách hỗ trợ của thành phố đã đến với người dân như: hỗ trợ một phần lãi vay ngân hàng cho ngư dân nâng cấp tàu thuyền, mua ngư lưới cụ, nông dân mua máy cày, máy kéo để cơ giới hóa nông nghiệp, hỗ trợ bò giống cho đồng bào nghèo các xã miền núi, hỗ trợ máy thông tin liên lạc tầm xa cho các tàu đánh bắt xa bờ; tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho nông dân, ngư dân.

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Nghệ An

Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ của các quốc gia, tỉnh Bình Dương và thành phố Đà Nẵng, có thể rút ra những bài học áp dụng cho tỉnh Nghệ An như sau:

trọng điểm quốc gia đã và đang được triển khai sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho đầu tư phát triển, kinh tế cá thể trở thành lực lượng “vệ tinh” sản xuất cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ các dự án lớn, yêu cầu phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân hay kinh tế cá thể ở tỉnh Nghệ An trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong đó cần tạo cơ chế, chính sách thuận lợi hơn nữa cho kinh tế tư nhân cũng như kinh tế cá thể tiếp cận các nguồn vốn. Quan tâm đúng mức công tác giải phóng mặt bằng các khu vực đã được quy hoạch, đồng thời ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỷ thuật hoàn chỉnh tại các KCN, cụm công nghiệp và các dịch vụ khác để mời gọi các nhà dầu tư như tỉnh Bình Dương và tỉnh Nghệ An đã làm. Cải cánh hành chỉnh phải được tiến hành cương quyết hơn, ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào giải quyết các thủ tục hành chính. Tại các sở ban, ngành liên quan, việc giải quyết thủ tục hành chính, thủ tục đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp phải niêm yết công khai về quy trình, giảm tối đa về chi phí thời gian cho các DN.

- Thứ hai, trên cơ sở hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của Trung ương, lãnh đạo tỉnh Nghệ An năng động, sáng tạo trong việc vận dụng vào tình hình cụ thể của Nghệ An. Trên cơ sở khung khổ pháp luật có thể ban hành những cơ chế, chính sách riêng của Nghệ An phù hợp với tình hình của tỉnh và điều kiện khởi sự của doanh nghiệp. Các chính sách về đất đai, cung cấp thông tin, gia nhập thị trường, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, đào tạo lao động...được công khai minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo tính ổn định, nhất quán, lâu dài.

- Thứ ba, Nghệ An phải từng bước chuẩn bị hệ thông cơ sở hạ tầng kinh kinh tế - xã hội hoàn chỉnh như: hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, các dịch vụ điện, nước, viễn thông; các dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viên; các dịch vụ tài chính, ngân hàng...

Những yếu tố này thuận lợi sẽ có tác động rất lớn tới môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện để phát triển DN. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương cho thấy, xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đi trước một bước, tạo mặt bằng và hạ tầng kỷ thuật các KCN, cụm CN sẽ là tiền đề rất tốt để các DN lựa chọn địa điểm, không mất nhiều thời gian cho việc đền bù giải phóng mặt bằng mà có thể xây dựng nhà xưởng tiến hành sản xuất kinh doanh được ngay. Các dịch vụ tài

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 51 - 98)