Phương hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 99 - 103)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

3.1.2.1 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh

Tại Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta đã xác định: “Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.”

Với quan điểm trên, Nhà nước khuyến khích mọi cộng đồng dân cư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực mà luật pháp không cấm. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Trên sơ sở đó, tỉnh đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế cá thể trong có cấu kinh tế nhiều thành phần. Sự phát triển kinh tế cá thể có mối quan hệ tác

động qua lại với các thành phần kinh tế khác vừa cạnh tranh để tồn tại; vừa hỗ trợ liên doanh liênn kết, hợp tác tạo động lực thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển lâu dài trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, nhằm phục vụ mục tiêu chung là thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Do đó, nghiên cứu phương hướng phát triển kinh tế cá thể của tỉnh phải đặt trên nền tảng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải gắn với phương hướng vận động phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn.

Theo quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 9/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020 và quyết định số 197/2007/QQD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và các quy hoạch ngành của tỉnh đến năm 2020 đươc thể hiện tóm tắt như sau:

- GDP (giá hiện hành) bình quân đầu người đạt khoảng 1.560 USD vào năm 2015 và đạt khoảng 3.100 USD vào năm 2020.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12 – 12,5% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,5 - 12%.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt thúc đẩy ngành trong khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn sau 2010. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 41,4%, dịch vụ 40,4% và nông, lâm, thuỷ sản khoảng 18,2%; cơ cấu các ngành tương ứng vào năm 2020 là 43%; 43% và 14,0%.

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đẫu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 850 triệu USD vào năm 2015 và đạt khoảng 1.900 triệu USD vào năm 2020.

- Phấn đấu mức thu ngân sách theo giá hiện hành trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 24- 25% trong cả thời kỳ 2006 – 2020, đạt khoảng 15.600 tỷ đồng vào năm 2015, chiếm 14,6% GDP và đạt khoảng 47.400 tỷ đồng vào năm 2020, chiếm 18,4% GDP.

- Bình quân hàng năm giả quyết việc làm cho khoảng 28 – 30nghìn lao động trong giai đoạn 2010 -2020. Đảm bảo 89 – 90% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65 - 70% vào năm 2020. Nâng cao mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa của người dân, giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo; đảm bảo công bằng xã hội. Duy trì quy mô dân số hợp lý, thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Phát triển kinh tế gắn liền với với phát triển xã hội, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Phát triển hài hoà, bền vững; bảo vệ môi trường, khai thác đi đôi với bảo vệ và làm giàu tài nguyên. Giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng biển Nghệ An thành một vùng biển ổn định, hợp tác và phát triển với các địa phương khác và với các nước.

Để đảm bảo phát triển bền vững hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. Tỉnh có chủ trương đưa giáo dục mầm non và phổ thông đạt mức tiên tiến của cả nước, trong đó đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc THPT vào năm 2015; Tăng cường các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, từng bước phân luồng hợp lý học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu; đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ và cân đối chất lượng giữa các vùng đô thị, nông thôn và ven biển; tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo.

- Đảm bảo 100% số phòng học được kiên cố hóa vào năm 2010 và đến năm 2015 có 100% số trường đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng mới hệ thống

trường học ở khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu kinh tế... đảm bảo có đủ trường học ở các cấp cho học sinh.

- Phát triển thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của khu vực Bắc Miền Trung; Thành lập thêm một số trường (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) hoặc một số ngành ở các trường để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển của vùng ven biển; Năm 2010, phấn đấu tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 45- 50% và năm 2020 đạt khoảng 75-80%. Xã hội hóa giáo dục, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển giáo dục, đào tạo.

- Thực hiện tốt các chính sách để nâng cao khả năng tiếp cận và đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu với chất lượng ngày càng cao cho người nghèo; Đảm bảo 100% người nghèo được thụ hưởng chính sách chăm sóc sức khoẻ, tất cả đối tượng trẻ em nghèo được hưởng chính sách trợ giúp về giáo dục.

- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; Chăm sóc người có công với nước; Chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các Chương trình xoá đói giảm nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông v.v…; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tính tự lực của các hộ nghèo.

- Phát triển kết cấu hạ tầng, chú trọng mạng lưới giao thông, hệ thống thuỷ lợi, cung cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường và các hạ tầng xã hội khác; Bố trí lại cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Quy hoạch lại các điểm dân cư tập trung, có cơ chế, chính sách hỗ trợ di dân, vay vốn để kiên cố nhà ở đối với vùng thường bị thiên tai; từng bước hình thành các điểm dân cư đô thị.

Để phấn đấu thực hiện các mục tiêu trên, một trong những giải pháp quan trọng được xác định trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII( nhiệm kỳ 2010- 2015) đã đề ra mục tiêu tổng quát là “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng, tăng cường đoàn kết thống nhất đưa Nghệ An trở thành một tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, tạo cơ sở để đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, phân đấu xây dựng TP Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung bộ”.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 99 - 103)