Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài cần thu thập thông tin, số liệu về việc phát hành, thanh toán và thu phí dịch vụ của thẻ ATM E-Partner do Vietinbank Cần Thơ phát hành.
Đề tài thực hiện phỏng vấn khách hàng đến giao dịch tại Vietinbank Cần Thơ bao gồm những khách hàng không sử dụng thẻ của Vietinbank Cần Thơ phát hành và những khách hàng đang sử dụng thẻ của ngân hàng Vietinbank Cần Thơ
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1 Đối với số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp đƣợc lấy từ nhiều nguồn khác nhau:
- Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ các phòng ban của ngân hàng
- Ngoài ra, đề tài còn thu thập các thông tin, số liệu đƣợc cung cấp với các luận văn, công trình nghiên cứu trước đây và trên Internet để làm số liệu tham khảo cho đề tài
2.2.2.2 Đối với số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là loại số liệu thu thập đƣợc bằng bảng câu hỏi thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các khách hàng có sử dụng thẻ ATM
Quy mô mẫu
Đề tài sẽ tiến hành áp dụng phương pháp xác định cỡ mẫu (Võ Minh Sang, 2012, trang 87) theo quy luật phỏng đoán tức là phỏng vấn viên sẽ tự phán đoán sự phù hợp của các đáp viên để chọn làm đối tƣợng phỏng vấn.
Theo quy luật này, cỡ mẫu tối thiểu phải là 30 thì giá trị thống kê có ý nghĩa.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác khi phỏng vấn và loại bỏ những mẫu không cung cấp đủ thông tin trong bảng câu hỏi cũng nhƣ đảm bảo cho các biến nghiên cứu có ý nghĩa thống kê thì đề tài quyết định lấy cỡ mẫu là 60
27
Cách chọn mẫu nghiên cứu
Đề tài sẽ tiến hành chọn mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm. Các bước để tiến hành chọn mẫu như sau:
Bước 1: Phỏng vấn viên sẽ tiến hành phân nhóm khách hàng thành hai nhóm: Nhóm khách hàng đến giao dịch tại bộ phận thẻ của ngân hàng và nhóm khách hàng đến giao dịch tại các bộ phận khác của ngân hàng
Bước 2: Phỏng vấn viên sẽ tiến hành lựa chọn đáp viên theo phán đoán.
Tức là phỏng vấn viên sẽ tự phán đoán sự phù hợp của các đáp viên để tiến hành phỏng vấn.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu gốc. Các chỉ tiêu này có cùng một nội dung, một tính chát tương tự nhằm để xác định mức biến động, xu hướng các chỉ tiêu. Điều đó cho phép chúng ta tổng hợp đƣợc những nét chung, tách ra được những nét riêng của hiện tượng so sánh. Đây là phương pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lƣợng của sự kiện. Tác dụng của nó là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lƣợng
▲Y= Y1 – Y0 (2.2)
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm gốc Y1: chỉ tiêu năm phân tích
▲Y: phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm đang tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu kinh tế để xem xét có sự biến động không. Để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
▲Y= (Y1 – Y0)/ Y0 (2.3) Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm gốc
28
Y1: chỉ tiêu năm phân tích
▲Y: phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Phương pháp số tương đối kết cấu (%)
Nhằm xác định tỷ trọng mỗi bộ phận trong tổng thể để đánh giá sự gia tăng hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó theo thời gian
Số tương = Số tuyệt đối từng bộ phận x 100% (2.4) đối kết cấu Số tuyệt đối của tổng thể
2.2.3.2 Phương pháp sử dụng mô hình hồi quy Probit Mô hình Probit
Giả sử rằng chúng ta có mô hình hồi quy
Yi*= β0 + j ij + ui (2.5)
Trong đó, Yi
* là chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả Yi đƣợc khai báo nhƣ sau:
1 Nếu Y* >0 (2.6)
Yi =
0 Trường hợp khác
Đăc biệt khi chúng ta nhân Y* với một hằng số dương bất kỳ sẽ không làm thay đổi Yi. Vì vậy thông thường chúng ta giả sử rằng var(ui) = 1. Điều này cố định phạm vi của Yi*. Từ mối quan hệ giữa hai phương trình (2.4) và (2.5) chúng ta có:
Pi = Prob(Yi=1) = Prob[ui > - (β0 + ij)]
= 1- F [β0 + ij)] (2.7) Bởi vì 1-F(-Z) = F(Z), nếu phân phối của u là đồng nhất, chúng ta có thể viết:
Pi = F (β0 + ij) (2.8)
Bởi vì Yi thu được từ phân tích nhị phân với xác suất cho bởi chương trình (2.7) và biến đổi theo mỗi lần thử, chúng ta có thể viết hàm gần đúng nhƣ sau:
L = Pi ∏ (1- Pi) Yi Yi=0
Dạng hàm của hàm F trong phương trình (2.8) sẽ phụ thuộc vào giả định về phần dƣ u.
29
Mô hình Probit được ứng dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến giả.
Trong đề tài này, mô hình Probit sẽ đƣợc sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng để quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại ngân hàng Vietinbank Cần Thơ
Biến phụ thuộc đƣợc nghiên cứu trong đề tài là quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại ngân hàng. Quyết định này đƣợc giải thích nhƣ sau:
- Quyết định sử dụng thẻ = 1: nếu khách hàng quyết định là sử dụng thẻ của Vietinbank Cần Thơ
- Quyết định sử dụng thẻ = 0: nếu khách hàng quyết định không sử dụng thẻ của Vietinbank Cần Thơ
Dấu kỳ vọng của các biến độc lập sử dụng trong mô hình Probit về quyết định sử dụng thẻ của khách hàng tại ngân hàng nhƣ sau:
Bảng 2.1 Dấu kỳ vọng của các biến độc lập trong mô hình hồi quy Probit Biến độc lập Ký
hiệu Đơn vị Dấu kỳ
vọng
Phí làm thẻ X1
Biến được đo lường bằng thang đo từ 1 đến 5 tương ứng là 1 là không ảnh hưởng,
5 là rất ảnh hưởng
- Số lƣợng thẻ của
một khách hàng X2 Thẻ +
Mạng lưới ATM và máy POS
X3
Biến được đo lường bằng thang đo từ 1 đến 5 tương ứng là 1 là không ảnh hưởng,
5 là rất ảnh hưởng
+
Các tiện ích của thẻ X4
Biến được đo lường bằng thang đo từ 1 đến 5 tương ứng là 1 là không ảnh hưởng,
5 là rất ảnh hưởng
+
Tính an toàn khi sử
dụng thẻ X5
Biến được đo lường bằng thang đo từ 1 đến 5 tương ứng là 1 là không ảnh hưởng,
5 là rất ảnh hưởng
+
Thái độ phục vụ
của giao dịch viên X6
Biến được đo lường bằng thang đo từ 1 đến 5 tương ứng là 1 là không ảnh hưởng,
5 là rất ảnh hưởng
+
Biểu phí dịch vụ
thẻ X7
Biến được đo lường bằng thang đo từ 1 đến 5 tương ứng là 1 là không ảnh hưởng,
5 là rất ảnh hưởng
-
Nhƣ vậy, mô hình đƣợc sử dụng trong đề tài sẽ có dạng cụ thể nhƣ sau:
30
Y* = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6+ β7X7Ui (2.9) Với: Y* là quyết định sử dụng thẻ của khách hàng
X1: là phí làm thẻ
X: số lƣợng thẻ của một khách hàng X3: mạng lưới ATM và máy POS X4: các tiện ích của thẻ
X5: tính an toàn khi sử dụng thẻ
X6 : thái độ và cách phục vụ của giao dịch viên X7 : biểu phí dịch vụ thẻ
Quyết định sử dụng thẻ ATM của Vietinbank Cần Thơ sẽ đƣợc đo lường thông qua việc chạy mô hình hồi quy Probit. Thông qua đó để nhận xét tình hình thực tế và tiến hành phân tích các yếu tố tác động lên mô hình sau đó sử dụng các kiểm định cơ bản trong thống kê để đánh giá các tiêu chí trên.
Thông qua việc giải thích kết quả mô hình hồi quy có thể tiến hành so sánh và nghiên cứu tình hình trên địa bàn để đƣa ra một số giải pháp thích hợp giúp ngân hàng thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn.
31