Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty tài chính cp dầu khí việt nam (Trang 99 - 104)

- Đầu tư tài chính:

3.3.9 Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính

Thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơng ty tài chính (CTTC) và Ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn. Do vậy cần thực hiện giải pháp đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này. Sự phát triển của thị trường tài chính địi hỏi:

- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp, điều tiết thị trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước; nghiên cứu các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ trong những trường hợp cần thiết trên nguyên tắc được thể chế hóa. Cơng bố cơng khai cho nhà đầu tư những nội dung của hệ thống luật.

- Cần phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này được cụ thể hóa bằng việc đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, Tổng Cơng ty và gắn liền với niêm yết trên thị trường chứng khoán; thúc đẩy những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phải thực hiện niêm yết đồng thời tiến hành rà sốt để có thể bán tiếp phần vốn của Nhà nước tại các Công ty cổ phần mà Nhà nước không cần giữ cổ phiếu chi phối.

Mặt khác cần đa dạng hóa các loại hình trái phiếu trên thị trường như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đơ thị, trái phiếu doanh nghiệp...phát triển các loại chứng khoán phái sinh như: quyền chọn mua, bán chứng khoán, hợp đồng trong tương lai, hợp đồng kỳ hạn, chứng khốn hóa tài sản và các khoản nợ...

- Thị trường tài chính phải phát triển theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, được quản lý giám sát bới Nhà nước và có khả năng liên kết với các thị trường khu vực, quốc tế.

kênh huy động vốn; hình thành và phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các cơng cụ phái sinh; thị trường chứng khốn hóa các khoản cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng... hay việc phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều loại hình doanh nghiệp

- Cần phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường bằng cách thúc đẩy tăng số lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính của các Cơng ty chứng khốn, công ty quản lý quỹ... cũng như việc nghiên cứu thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngồi vào hoạt động.

- Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngồi nước , khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm...tham gia vào thị trường. Đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư để thu hút vốn dân cư tham gia; khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam theo quy định.

Thực hiện những giải pháp trên sẽ góp phần thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của các CTTC, NHTM nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả huy động vốn.

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý và điều hành của hệ thống các định chế tài chính, có nhiệm vụ định hướng hoạt động cho các CTTC. Do vậy NHNN có ảnh hướng rất lớn đến mọi mặt hoạt động của CTTC, trong đó có hoạt động huy động vốn. Để thực hiện được các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các CTTC, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần phải tiếp tục thực hiện một số nội dung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các CTTC, như sau:

Thứ nhất, Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền

Để kiềm chế lạm phát, ổn định giá đồng tiền Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với biến động của thị

trường thông qua việc sử dụng hữu hiệu các cơng cụ chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cân đổi mới điều hành chính sách tiền tệ theo hướng sử dụng đồng bộ các công cụ, sử dụng hiệu quả các công cụ gián tiếp.

Thứ hai, Hoàn thiện hệ thống pháp lý về cạnh tranh trong lĩnh vực tài

chính. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét việc ban hành quy chế về cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Tài chính- ngân hàng.

Liên quan đến những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho đến nay, ngồi những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được quy định tại điều 16 luật các tổ chức tín dụng và cơng văn số 339/NHNN-CSTT ngày 07/04/2004 vẫn chưa có những quy định khác cụ thể hơn. Do đó, quy chế mới cần quy định cụ thể các thực xử lý đối với việc quảng cáo gây hiểu nhầm, quảng cáo mang tính so sánh và các thỏa thuận tín dụng.

Thứ ba, Tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất chính thức

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục duy trì các mức lãi suất chính thức như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở...ở mức hợp lý, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường và mang tính ổn định cao. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơng ty tài chính (CTTC) và các ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc xác định các mức lãi suất huy động và cho vay của mình một cách hợp lý, sao cho luôn đảm bảo được mức lãi suất thực dương có lợi cho doanh nghiệp và các cá nhân gửi tiền, người đi vay.

Thứ tư, Phát triển nghiệp vụ thị trường mở

Phát triển nghiệp vụ thị trường mở sẽ giúp các CTTC sử dụng vốn có hiệu quả năng động hơn trong kinh doanh vốn. Bới lẽ thông qua hoạt động của thị trường mở, tính thanh khoản của các giấy tờ có giá do CTTC nắm giữ

được tăng cường. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường sơ cấp, giúp cho các CTTC yên tâm hơn khi đầu tư vào trái phiếu dài hạn của Chính Phủ, khuyến khích các hoạt dộng mua bán lại trái phiếu Chính Phủ.

Chính vì thế NHNN cần đẩy mạnh sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở mở rộng các loại hàng hóa giao dịch tên thị trường. Việc đa dạng hóa giao dịch trên thị trường mở sẽ tạo nhiều cơ hội lựa chọn đầu tư cho cho các CTTC, các NHTM có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình từ đó sử dụng vón có hiệu quả hơn. Đồng thời, NHTM cũng cần phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phát hành các giấy tờ có giá nhằm làm tăng tính đa dạng của hàng hóa trên thị trường.

KẾT LUẬN

Luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau đây:

1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơ chế và hồn thiện cơ chế quản lý vốn của cơng ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường. Khẳng định nội dung, sự cần thiết và những nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng cơng ty Tài chính CP dầu khí Việt Nam. Nghiên cứu những kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về hoàn thiện cơ chế quản lý vốn doanh nghiệp. Từ đó rút ra những bài học có thể vận dụng đối với Tổng cơng ty Tài chính CP dầu khí Việt Nam.

2. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý vốn của Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế của cơ chế và nguyên nhân của hạn chế cần khắc phục.

3. Đề xuất những định hướng và hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Tổng cơng ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty tài chính cp dầu khí việt nam (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w