Kinh nghiệm của một số Cơng ty tài chính trong nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty tài chính cp dầu khí việt nam (Trang 33 - 35)

Hiện nay Việt Nam đã có 16 Cơng ty Tài chính, trong đó có 12 Cơng ty Tài chính trong nước, chủ yếu là của các tập đoàn, tổng cơng ty nhà nước như Tổng Cơng ty Tài chính CP Dầu khí, Cơng ty Tài chính Cơng nghiệp Tàu thủy, Cơng ty Tài chính Điện lực, Cơng ty Tài chính Sơng Đà, Cơng ty Tài chính Xi măng…và 4 Cơng ty Tài chính nước ngồi bao gồm Cơng ty Tài chính Prudential của Tập đồn Prudential, Cơng ty Tài chính Việt SG của Tập đồn Société Générale (Pháp), Cơng ty Tài chính GM Money và mới đây là Cơng ty Tài chính Toyota Việt Nam.

Các cơng ty Tài chính ở nước ta hiện nay hoạt động tương tự như một ngân hàng với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ… Khác với ngân hàng ở chỗ, cơng ty Tài chính khơng được làm dịch vụ thanh

tốn, khơng được nhận tiền gửi dưới 1 năm. Yêu cầu về điều kiện thành lập

và vốn điều lệ với những công ty này đơn giản hơn nhiều so với ngân hàng, chỉ cần tối thiểu 300 tỷ đồng (so với 1.000 tỷ đồng của ngân hàng).Trực thuộc hoặc có vốn góp của "cơng ty mẹ" là những DNNN lớn nên chức năng, nhiệm vụ chính của Cơng ty Tài chính trong nước là huy động, thu xếp vốn cho các dự án của công ty mẹ cũng như các đơn vị thành viên. Định hướng trên cho thấy, nguồn vốn từ các tập đoàn, được đánh giá là lợi thế lớn của những Cơng ty Tài chính dạng này.

Các Cơng ty Tài chính có vốn ngoại khơng có lợi thế từ những "Cơng ty mẹ" khổng lồ như vậy nên xác định hướng đi nhắm đến người tiêu dùng Việt Nam thơng qua tín dụng tiêu dùng.

Cơng ty Tài chính Toyota tập trung cung cấp tín dụng tiêu dùng dưới hình thức cho vay mua trả góp, cho vay bằng tiền cho khách hàng là cá nhân và đại lý để mua sản phẩm xe ôtô, chủ yếu là xe ôtô Toyota.

Theo đại diện Tập đồn Société Générale (Pháp), mảng tín dụng tiêu dùng các ngân hàng trong nước bỏ trống khá nhiều, với phương châm "phát triển tại Việt Nam, dùng người Việt Nam", Cơng ty Tài chính Việt SG sẽ nhanh chóng mở rộng thị phần ngay khi khai trương hoạt động. Trong bối cảnh các ngân hàng trong nước bị hạn chế bởi rào cản tăng trưởng tín dụng 30% hiện nay, đất dụng võ của các Cơng ty Tài chính ngoại xem ra tương đối rộng. Với tín dụng tiêu dùng, nguồn trả nợ chủ yếu từ thu nhập thường xuyên của khách hàng có bảo đảm từ cơ quan nơi họ công tác, do vậy rủi ro nợ xấu ít xảy ra hơn. Bên cạnh những lợi thế của các cơng ty Tài chính vốn nước ngồi như đã phân tích, giới chuyên gia cho rằng, mặc dù lĩnh vực hoạt động của các Cơng ty Tài chính có nhiều tiềm năng, nhưng không dễ dàng. Chẳng hạn Prudential được cấp phép thành lập Cơng ty Tài chính tại Việt Nam trước Société Générale, nhưng một thời gian sau mới triển khai hoạt động. Cơng ty

Tài chính Cao su cũng nổi đình đám về các khoản nợ xấu khiến Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc. Hay trong cuộc họp ĐHCĐ của Tổng CTCP XNK Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) , khơng ít ý kiến phản đối việc Tổng cơng ty tham gia góp vốn thành lập Cơng ty Tài chính , vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, với lý do DN sẽ bị phân tán nguồn lực và khó cạnh tranh trong bối cảnh thị trường khắc nghiệt như hiện nay.

Việc có thêm các Cơng ty Tài chính sẽ là tác nhân tích cực để tăng tính cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng nói chung và giữa các Cơng ty Tài chính nói riêng, là động lực để hoạt động của thị trường ngày càng sơi động, từ đó đem lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với giá cạnh tranh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty tài chính cp dầu khí việt nam (Trang 33 - 35)