THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CƠNG TY TÀI CHÍNH CP DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN CỦA PVFC 1 Tình hình huy động vốn của PVFC từ năm 2008-
2.2.1. Tình hình huy động vốn của PVFC từ năm 2008-2010
Các hình thức huy động vốn của PVFC đã có bước tiến vững chắc đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao và ổn định, giai đoạn 2008 - 2010 đạt bình quân trên 100%/năm. Nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn vốn vay các TCTD và nguồn uỷ thác của tổ chức và cá nhân. Năm 2008 nguồn vốn vay và nguồn uỷ thác đầu tư đạt trên 11.000 tỷ đồng, bằng 309% so với năm 2007. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng chậm so với tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn cịn chiếm tỷ trọng cao trong quy mơ vốn (chiếm 83% trong tổng
vốn huy động). huy động vốn bằng ngoại tệ vẫn còn hạn chế và mới tập trung ớ một số khách hàng nhất định. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu vốn trong và dài hạn, năm 2006 PVFC đã phát hành thành cơng trái phiếu tài chính Dầu khí với tổng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu là 665 tỷ đồng.
Vốn hoạt động của Công ty bao gồm vốn tự có (Vốn chủ sở hữu) và vốn huy động.
- Vốn tự có: Đối với Cơng ty, vốn tự có thời gian qua gồm có: vốn Điều lệ và vốn bổ sung từ lợi nhuận.
+ Vốn điều lệ: là số vốn được ghi trong điều lệ của Công ty và do tập
đoàn cấp. Năm 2000, khi mới thành tập, vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, năm 2004 là 300 tỷ: tháng 4/2006 tăng lên 1000 tỷ và đến cuối năm 2006 tăng lên 3.000 tỷ đồng và đến nay ( năm 2010) đã hơn 5000 tỷ. Với số vốn điều lệ như vậy cho phép Tổng Công ty trở thành Cơng ty Tài chính có số vốn tự có lớn nhất Việt Nam.
+ Vốn bổ sung từ lợi nhuận: ngay từ năm hoạt động đầu tiên Công ty đã
có lãi và đã trích bổ sung vốn tự có 6 tỷ đồng. Những năm sau Cơng ty đều tiếp tục làm ăn có lãi với mức cao hơn và tính vào vốn tự có nhiều hơn: 1497 tỷ đồng năm 2008. Như vậy, vốn tự có (vốn chủ sở hữu) của Công ty đến 31/12/2008 là 6497 tỷ đồng. Tình hình kinh doanh năm 2009 cho phép số vốn này sẽ tiếp tục tăng lên, do được tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ và bổ sung từ lợi nhuận thu được.
- Vốn huy động:
Thứ nhất, về tình hình huy động vốn:
Ngay tuần hoạt động đầu tiên, Công ty đã huy động được 256 tỷ đồng, gấp 2.5 lần vốn tự có. Những năm sau đó, vốn huy động tăng vọt: 36.800 tỷ đồng năm 2008. Năm 2009 tăng 20% so với năm 2008. Năm 2010 tăng nhanh hơn 2009.
Thứ hai, Về lượng vốn và cơ cấu vốn huy động qua các năm như sau: Vốn từ PVN: Năm 2008: 22,3 nghìn tỷ đồng Năm 2009: 15,3 nghìn tỷ đồng Năm 2010: 10,4 nghìn tỷ đồng Vốn từ bên thứ 3: Năm 2008: 10,1 nghìn tỷ đồng Năm 2009: 18,2 nghìn tỷ đồng Năm 2010: 20,5 nghìn tỷ đồng
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty từ năm 2008 đến 2010
Qua số liệu trên cho thấy, chỉ một hai năm đầu khi mới ra đời, vốn huy động của PVFC chủ yếu là từ các tổ chức tài chính - tín dụng (mà chủ yếu là của các NHTM), thì sau đó, vốn uỷ thác trở thành nguồn huy động chính của
Tổng Cơng ty (trên 50% tổng vốn huy động). Mặc dù vốn vay của các tổ chức TC-TD vẫn cịn lớn nhưng đã xuống vị trí hàng thứ hai. Qua tình hình trên cũng cho thấy, mặc dù việc qua các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chưa lớn, nhưng tỏ ra có nhiều hứa hẹn và triển vọng trong tương lai.
Thứ ba, Về chi phí huy động vốn:
Có thể nói, trong các nguồn vốn huy động trên, chi phí huy động vốn giữa các nguồn cũng có sự chênh lệch nhất định, song khơng nhiều lắm. Cụ thể:
+ Đối với nguồn vay từ các TCTD: phải trả lãi hàng năm theo lãi suất đi
vay trung bình của thị trường, trong những năm gần đây, mức lãi suất thường ở khoảng 11-11,5%/năm
+ Đối với trái phiếu Tổng Công ty: hiện chỉ mới phát hành loại trái
phiếu 5 năm, lãi suất năm thứ nhất được qui định là 8,9%/năm và cộng thêm một khoản phí phát hành là trả cho Ngân hàng Đầu tư phát triển, từ năm thứ 2, lãi suất được tính bằng lãi suất cho vay trung bình của 4 NHTM Nhà nước
lớn (Ngoại thương, Công thương, Đầu tư phát triển, NN và PTNT), tức là tương tự như lãi suất đi vay của các TCTD trên đây.
+ Nguồn vốn uỷ thác: Lãi phải trả cho nguồn vốn uỷ thác được xác định
căn bản tương ứng với lãi suất tiền gửi trung bình của thị trường có cùng kỳ hạn, trong những năm gần đây, mức lãi suất này phổ biến là từ 8- 10,5%/năm. Như vậy, nguồn vốn uỷ thác có chi phí huy động vốn thấp hơn cả so với các nguồn vốn huy động khác của Công ty.