Đa dạng hóa các kênh huy động vốn của Công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty tài chính cp dầu khí việt nam (Trang 85 - 88)

- Đầu tư tài chính:

3.3.1 Đa dạng hóa các kênh huy động vốn của Công ty

Trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty Tài chính Dầu khí hiện nay, nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và nguồn vốn vay ngân hàng thương mại là các nguồn tài trợ quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tồn mơ hình.

Mở rộng huy động vốn từ PVN và các định chế tài chính của PVN

Trong các nguồn huy động thì huy động từ PVN dưới hình thức ủy thác đầu tư là nguồn vốn lớn và ổn định nhất . Do đó PVFC phải có kế hoạch tiếp cận với các nguồn vốn của PVN như sau:

- Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước là nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho ngành Dầu khí , vốn góp của các Liên doanh Dầu khí, nhà thầu; lãi sau thuế mà PVN được chia trong hợp đồng phân chia sản phẩm Dầu khí ký kết với các đối tác nước ngoài và các khoản thu khác như quỹ thu dọn mỏ...

- Nguồn vốn tự bổ sung của PVN trong các quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển.

- Vốn đi vay nước ngoài như vay ODA, vay các ngân hàng, các tổ chức tài chính quốc tế.

- Vốn phát hành trái phiếu Dầu khí trong nước và quốc tế dựa trên uy tín vốn có của PVN và được đảm bảo bằng dầu thô.

PVFC nên chủ động đề xuất với PVN để được quản lý nguồn vốn tự bổ sung và các nguồn vốn vay nước ngồi của PVN ( thơng qua việc quản lý hệ thống tài khoản trung tâm) tham mưu cho PVN sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất.

đi vay trên thị trường tài chính thơng qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu cơng trình rồi cho PVFC vay lãi. Hoặc PVFC có thể phối hợp với các định chế khác của PVN trong hoạt động hoạt động huy động vốn như vay lại theo một hạn mức nhất định với phần vốn tạm thời nhàn rỗi từ phí bảo hiểm của Tổng Cơng ty Bảo hiểm Dầu khí.

Mặt khác PVFC cần nghiên cứu các phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu cơng trình, kỳ phiếu để thu hút trực tiếp một phần vốn tạm thời nhàn rỗi của các đơn vị thành viên trong nội bộ ngành tạo điều kiện cho họ có cơ hội đầu tư tài chính, tăng doanh thu.

Mở rộng huy động vốn từ các tổ chức tài chính- tín dụng

- Tiếp tục tìm kiếm các đối tác có thể đầu tư vào ngành Dầukhí qua hình thức cho vay, hợp vốn và tiếp nhận vốn ủy thác để khắc phục hạn chế về hạn mức tín dụng và để tăng doanh thu cho hoạt động tín dụng. Ngồi các NHTM quốc doanh, PVFC cần tăng cường mở rộng quan hệ, tìm kiếm các đối tác khác như NHTM cổ phần, liên doanh, các Công ty bảo hiểm....để phục vụ nhu cầu vốn cho các dự án được chỉ định thu xếp vốn qua PVFC. Đối với những TCTC nước ngoài, tuy PVFC hiện cịn gặp khóa khăn trong việc đặt quan hệ về huy động vốn do lãi suất cao và thủ tục phức tạp nhưng ngay từ bây giờ, việc tìm hiểu đối tác tiềm năng, thủ tục pháp lý cần thiết và chuẩn bị đặt quan hệ là rất quan trọng. Với sự chẩn bị đầy đủ, trong tương lai PVFC sẽ triển khai thành công hoạt động kinh doanh ngoại hối và đáp ứng nhu cầu về vốn về ngoại tệ rất mạnh để nhập khẩu các thiết bị hiện đại của ngành. Để tạo lòng tin, PVFC cần chủ động xây dựng phương án xin phép được tiếp nhận ủy thác huy động vốn và giải ngân cho các dự án từ PVN.

- PVN ký hợp đồng tín dụng khung với các TCTD nước ngồi sau đó ủy quyền cho PVFC giải ngân các dự án.

ngân các dự án.

Mở rộng huy động vốn từ các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh tế kỹ thuật với PVN, các TCKT - XH khác và dân cư

Đây là một nguồn vốn rất có giá trị thực tiễn với PVFC đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi nguồn vốn vay từ các TCTD bị hạn chế về hạn mức và quy mơ các tổ chức đó cũng như khó khăn trong cơ chế chính sách tư NHNN và PVN. Tuy nhiên do khơng có chức năng nhận tiền gửi khơng kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới 1 năm, nên để huy động thêm các nguồn vốn dài hạn thì phát hành trái phiếu PVFC cũng là một giải pháp tốt. PVFC cần tiếp tục hoàn thiện và đẩy nhanh quá trình xin phép để thực hiện nghiệp vụ này vì có thể nói đây là một trong những hình thức huy động khả thi nhất trong giai đoạn hiện nay để giải quyết những khó khăn về khâu nguồn và trên thị trường đang tạo ra rất nhiều yếu tố thuận lợi khi thị trường chứng khoán Việt nam đã đi vào hoạt động. Đối tượng phát hành trái phiếu là các doanh nghiệp cùng ngành ngành Dầu khí, các TCKT và cá nhân. Trái phiếu phải có lãi suất phù hợp, mệnh giá nhiều loại, phương thức thanh tóan đa dạng ( trả lãi một lần cùng gốc, trả lại định kỳ, cuối kỳ hay trả lãi trước, ghép lãi...) cùng với điều kiện ưu đãi như PVFC tổ chức mua lại, là trung gian mua bán, thế chấp, cầm cố trái phiếu, với các doanh nghiệp mua trái phiếu được ưu đãi sử dụng các dịch vụ tài chính khác của PVFC hay tham gia vào các dự án của PVN.

Tăng cường huy động vốn dưới hình thức huy động tiền gửi của các doanh nghiệp trong ngành cũng là một giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, việc này có rất nhiều khó khăn vì hiện nay có nhiều tổ chức tài chính huy động vốn với các điều kiện thuận lợi như lãi suất, dịch vụ... Mặt khác từ trước tói nay các doanh nghiệp này đang có quan hệ với các TCTD khác như các NHTM nên việc quay sang hợp tác ngay với PVFC là không dễ dàng. PVFC cần có biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng lãi suất linh hoạt đối với từng đối

tượng khách hàng, có nhiều hình thức ưu đãi với những khách hàng lớn...

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của tổng công ty tài chính cp dầu khí việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w