THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN CỦA TỔNG CƠNG TY TÀI CHÍNH CP DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.3.2. Những tồn tại hạn chế
Bên cạnh những kết quả tích cực như đã trình bày, thì trong hoạt động huy động vốn của Tổng cơng ty cũng cịn khá nhiều những hạn chế, bất cập. Cụ thể:
Thứ nhất, Sức ép về tỷ suất lợi nhuận/vốn sở hữu là rất lớn. Có thể nói,
sau hơn 10 năm hoạt động, tỷ suất lợi nhuận vốn sở hữu gần 10% tuy chưa phải là cao nhưng cũng là kết quả rất đáng khích lệ và đáng ghi nhận. Song từ năm 2008, vốn điều lệ được tăng gấp 3 lần so với trước đó, điều này vừa tạo ra ưu thế thuận lợi trong hoạt động của Tổng Công ty, vừa tạo ra sức ép không nhỏ để có thể đạt hiệu quá kinh doanh.
Thứ hai, trong huy động vốn, vốn tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng
lớn nên đã hạn chế đến việc đầu tư dài hạn. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tìm cách tăng tỷ trọng huy động vốn dài hạn là hết sức cần thiết. Trong đó, theo chúng tôi, việc phát hành trái phiếu dài hạn của Cơng ty (kể cả trong
và ngồi nước) phải cần được hết sức coi trọng.
Thứ ba, trong hoạt động cho vay dài hạn, còn bị hạn chế bởi những qui
định khống chế về tỷ lệ cho vay, làm cho tổng số cho vay dài hạn không dễ dàng tăng lên nhanh được.
tại còn bộc lộ những hạn chế sau:
- Chưa được tham gia đầu tư nhiều vào các dự án quan trọng của chính tập đồn dầu khí với hứa hẹn tỷ suất lợi nhuận cao. Cụ thể PVFC không được tham gia đầu tư vào dự án Nhà máy lọc dầu, vào nhiều dựa án quan trọng khác của tập đoàn...
- Vốn đầu tư cũng bị khống chế bởi những qui định về tỷ lệ đầu tư. Điều này thể hiện khá đậm nét tư duy: PVFC chỉ là "Công ty dịch vụ", mà chưa phải là “Cơng ty sở hữu vốn” của tập đồn.
Thứ năm: Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh chứng
khoán và nhiều hoạt động khác (kể cả đầu tư) cần có các định chế phù hợp được thành lập trong cơng ty thì hoạt động của cơng ty mới thích ứng với sự đa dạng của nền kinh tế thị trường.