Nội dung điều chỉnh

Một phần của tài liệu CÁC THỂ THỨC tín DỤNG ĐCCC và một số GIẢI PHÁP để NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG (Trang 95 - 97)

Các thể thức tín dụng ESAF và SAC của các IFI dành cho Việt Nam trong thời kỳ này nhằm hỗ trợ cho các nội dung điều chỉnh cơ cấu

sau đây:

Quản lý ngân sách, Các kết quả chủ yếu của chính sách này là: (i) ban hành Luật Ngân sách cơ bản để tạo lập khuôn khổ minh bạch cho quản lý ngân sách, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chính phủ và chính quyền các cấp; (ii) Thay Thuế Doanh thu bằng Thuế trị giá gia tăng (VAT) để tăng diện thuế và tạo môi trờng kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp; (iii) Báo cáo chi tiêu công (PER) của Chính phủ, trong đó xác định các lĩnh vực u tiên của chi tiêu công và các yếu kém cần khắc phục; (iv) Chơng trình đàu t công (PIP) dài hạn có mục đích hỗ trợ đầu t t nhân, hình thành chiến lợc đầu t phù hợp với các nguồn lực sẵn có về trung hạn và với chính sách tăng trởng và phát triển kinh tế bền vững, trong đó giới hạn u tiên đầu t của nhà nớc nhằm thay đổi tính chất của

ngân sách, từ phân bổ nguồn lực sang hớng dẫn và bổ sung cho các nguồn lực đầu t của toàn xã hội, tránh tình trạng cạnh tranh và chiếm chỗ đầu t t nhân và giành thêm nguồn lực cho các lĩnh vực kinh tế –xã hội.

Cải cách DNNN. Sản phẩm chính của hoạt động này là xác định và hoàn thiện chiến lợc cải cách DNNN cho giai đoạn mới bằng một kế hoạch hành động nhằm: (i) thiết lập và vận dụng các tiêu chí rõ ràng để xác định những doanh nghiệp chiến lợc cung cấp các dịch vụ công thiết yếu; (ii) chuyển các DNNN phi chiến lợc thành các công ty cạnh tranh bình đẳng với các công ty t nhân; và (iii) tăng cờng quản lý các doanh nghiệp chiến lợc tiếp tục đợc chính phủ hỗ trợ. Liên quan đến biện pháp này (không đợc quy định trong SAC) là việc hình thành một khuôn khổ pháp lý cho cải cách DNNN, nh Luật DNNN (đợc ban hành năm 1996) tạo ra một khuôn khổ toàn diện để cải thiện và cải cách việc quản lý và giám sát khu vực này, có sự phân biệt rõ ràng giữa các DNNN công ích và DNNN kinh doanh và quy định các biện pháp để tăng cờng quyền tự chủ và trách nhiệm của ban quản lý các doanh nghiệp này

Cải cách hệ thống ngân hàng. Các biện pháp phải thực hiện khá khiêm tốn, gồm: (i) kiểm toán độc lập 2 trong số 4 ngân hàng thơng mại quốc daonh để nắm đợc tình hình tài

chính, nhất là các khoản nợ khó đòi. Kết quả là tuy chỉ có ngân hàng Công thơng đợc kiểm toán, Chính phủ cam kết tiến hành kiểm toán tất cả các ngân hàng TMQD còn lại; (ii) bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động cho vay để giảm chi phí cho vai trò trung gian của hệ thống ngân hàng.

Tự do hoá thơng mại. Tiến trình cải cách ở Việt Nam gắn liền với mở cửa và hội nhập mạnh mẽ, nên cải cách thơng mại có khá nhiều nội dung quan trọng, gồm nhiều biện pháp cho cả 3 giai đoạn, cụ thể; (i) bãi bỏ các rào cản phi quan thuế nh các giấy phép xuất nhập khẩu chuyến, bãi bỏ các hạn chế định l- ợng đối với hàng nhập khẩu; (ii) giảm thuết suất nhập khẩu tối đa để chuẩn bị cho gia nhập AFTA và WTO, làm cơ sở cho việc xây dựng một biểu thuế quan thống nhất và ổn định để đồng nhất mức bảo hộ thực tế đối với mọi loại hình doanh nghiệp; và (iii) bãi bỏ những hạn chế đối với các giao dịch vãng lai để chuẩn bị cho chuyển đổi tự do đồng Việt nam

Một phần của tài liệu CÁC THỂ THỨC tín DỤNG ĐCCC và một số GIẢI PHÁP để NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG (Trang 95 - 97)