1. Chỉ định: giảm đau trong các đợt tiến triển 2. Chống chỉ định
Viêm gan, suy gan
Dị ứng với các thành phần của thuốc
Thận trọng ở người suy thận, phụ nữ có thai 3. Thuốc: Paracetamol. Codein
4. Cách sử dụng
4.1. Nguyên tắc sử dụng
Sử dụng thuốc theo phác đồ bậc thang của WHO 4.2. Cách sử dụng
Bậc 1: Paracetamol liều 2-3g/ngày,
Bâc 2: Paracetamol và codein ( Efferralgan codein) 4-6 viên/ngày
Bâc 3: Morphin 5. Tác dụng phụ
Vàng da, tăng men gan
Ngộ độc paracetamol, suy gan cấp
Dị ứng, biểu hiện ở da hay gặp: ngứa, sẩn, nổi mày đay, ban…
6. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc
Khi có tổn thương tế bào gan, suy gan, nên thay nhóm này bằng Floctafenin (Idarac) viên 200mg, uống 4-6 viên/ngày
Khi có biểu hiện ngộ độc paracetamol: Điều trị ngộ độc bằng NAC (N-acetyl-cystein) đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
Câu 51: Thuốc chống viêm không steroid trong điều trị VKDT: Kể tên 2 loai thuốc (có tên biệt dược) trong nhóm, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn, các thuốc kết hợp nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc
Nhờ các bạn bổ sung hộ câu này
1. Chỉ định:
o Giai đoạn khớp viêm mức độ nhẹ, vừa phải,
o Thay thế corticoid
2. Chống chỉ định và thận trọng khi sử dụng
Viêm loét dạ dày-tá tràng
Thận trọng ở bệnh nhân suy gan, suy thận,
Phụ nữ có thai và cho con bú
Dị ứng thuốc
167
cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, thận trọng với người cao tuổi.
3. Thuốc: Diclofenac (biệt dược là Voltaren), Celecoxib (biệt dược là Celebrex)
4. Cách sử dụng 4.1. Nguyên tắc
Lựa chọn trên nguyên tắc liều tối thiểu có hiệu quả
Không nên phối hợp thuốc trong nhóm 4.2. Cách sử dụng
Diclofenac (Voltaren)50mg dùng 2 viên/ngaỳ, chia 2 lần, sau ăn no. Có thể dùng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống
Celecoxib (Celebrex) viên 200mg, liều 1-2 viên/ngày, sau ăn no.
5. Tác dụng phụ
Hay gặp là viêm loét dạ dày-tá tràng
Các biểu hiện tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn, buồn nôn
Các biểu hiện dị ứng, hay gặp ở da: ngứa, sẩn, mày đay, ban…
Biểu hiện thần kinh: đau đầu, chóng mặt…
Vàng da, rối loạn huyết học (giảm bạch cầu đa nhân trung tính, tiểu cầu…)
Các tác dụng phụ tùy thuốc từng loại thuốc: Ibuprofen gây nhìn mờ, giảm thị lực, thay đổi nhận cảm màu sắc…
6. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, nhất là tác dụng viêm loét dạ dày-tá tràng
Xem xét sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày khi dùng thuốc:
Thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, …), thuốc bọc niêm mạc dạ dày
Điều trị thuốc kéo dài cần kiểm tra công thức máu, chức năng gan thận
Câu 52: Chỉ định, chống chỉ định của corticoid trong điều trị VKDT (chỉ định, CCĐ, ví dụ: tên thuốc, cách dùng, tác dụng không mong muốn, các thuốc kết hợp nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc, các thông tin cần khảo sát khi theo dõi 1 bệnh nhân VKDT dùng corticoid kéo dài)
1. Chỉ định
Trong khi chờ thuốc nhóm DMARD’s có hiệu qủa
Có đợt tiến triển
Bệnh nhân đã phụ thuộc corticoid 2. Chống chỉ định và thận trọng
2.1. CCĐ:
168
nấm toàn thân
Quá mẫn các thành phần của thuốc
Loét dạ dày tá tràng
Loa tiến triển
2.2. Thận trọng trong các trường hợp
Loãng xương
Viêm gan virus (A, B, C…), herpex
Đục thủy tinh thể, glaucoma
Đái tháo đường, tăng huyết áp,
Phụ nữ có thai và cho con bú
3. Thuốc: Methyprednisolon, Prednisolon 4. Cách sử dụng
4.1. Nguyên tắc
Dùng liều tấn công ngắn ngày để tránh hủy khớp và tránh phụ thuộc thuốc
Khi đạt hiệu quả, giảm liều dần, thay thế bằng thuốc chống viêm không steroid
4.2. Cách dùng
a. Mini bolus methyl-prednisolon:
Chỉ định: Đợt tiến triển hoặc hoạt động mạnh ( DAS28 > 5,1)
Cách dùng
Truyền TM 80-125 mg methyl-prednisolin pha trong 250 ml dung dịch NaCL 0,9% trong 3-5 ngày liên tiếp
Sau liều này, duy trì tiếp tục đường uống với liều 1,5-2mg/kg/24h (tính theo prednisolon)
b. Prednisolin (hoặc hoạt chất thuộc nhóm corticoid có liều tương đương)
Chỉ đinh: Mức hoạt động bệnh trung bình ( 3,2 ≤ DAS 28 ≤ 5,1)
Cách dùng
Liều dùng 1-1,5 mg/kg/ngày, uống
Giảm dần 10% liều đang dùng mỗi tuần, tùy theo triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm
Khi liều cao, thường chia 2/3 liều buổi sáng và 1/3 liều buổi chiều
Khi ở liều 40 mg/ngày trở xuống, uống 1 lần duy nhất vào lúc 8h, sau ăn
Thường sau 1-2 tháng có thể thay thế corticoid bằng thuốc chống viêm không steroid.
Trường hợp phụ thuộc corticoid: Liều duy trì 5-7,5 mg/24h, uống 1 lần duy nhất vào lúc 8h, sau ăn
5. Tác dụng phụ và tai biến:
Viêm loét dạ dày-tá tràng
Suy thượng thận cấp
169
Đục thủy tinh thể, glaucoma
Đái tháo đường
Rối loạn nước, điện giải: phù, hạ K máu, giảm Ca máu
Rối loạn về tâm thần khi dùng liều cao: bứt dứt, khó ngủ…
Rối loạn về huyết học: giảm lympho bào
Tăng cân, rối loạn phân bố mỡ, teo cơ, teo da, rạn da, trứng cá, ban sẩn…
Tăng huyết áp
Nhiễm khuẩn (do tác dụng ức chế miễn dịch) 6. Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc
Khi dùng Glucocorticoid liều cao hoặc kéo dài, cần bổ sung các thuốc:
Kali: 1-2g KCl hoăc 204 viên Kaleorid 600mg mỗi ngày
Vitamin D 400 UI và 1 gram Calci mỗi ngày (viêm Calci D)
Hạn chế tác dụng không mong muốn trên dạ dày-tá tràng: Thuôc ức chế boem proton (Omeprazol, Pantoprazol…)
Bisphosphonat (Fosamax): Dự phòng loãng xương do corticoid II.
7. Các thông tin cần khảo sát khi theo dõi bệnh nhân VKDT dùng corticoid kéo dài
Thời gian sử dụng kéo dài bao lâu, liều lượng sử dụng, cách sử dụng
Đáp ứng thuốc điều trị, phát hiện phụ thuộc corticoid, kháng corticoid
Các chống chỉ định hay thận trong khi dùng thuốc: nhiễm khuẩn, đái tháo đường, tăng huyết áp, có thai, cho con bú…
Có sử dụng các biện pháp làm giảm biến chứng thuốc : Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc chống loãng xương…
Khai thác các biến chứng của corticoid dùng lâu dài: viêm loét dạ dày tá trạng, rạn da, rối loạn phân bố mỡ, THA, glaucoma, đục thủy tinh thể, đái tháo đường, THA… để xem xét điều chỉnh liều lượng, cách dùng hay ngừng corticoid
Câu 53: Các thuốc điều trị cơ bản VKDT (các thuốc thuộc nhóm DMARD’s) Cụ thể là thuốc chống sốt rét tổng hợp, Methotrexat liều nhỏ (mỗi nhóm thuốc nêu 1 ví dụ: tên thuộc, chỉ định, CCĐ, liều dùng, cách dùng, tai biến thường gặp, các thuốc kết hợp nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc)