CHƯƠNG HỒI SỨC CẤP CỨU
II. Các bước hồi sinh tim phổi nâng cao
1.Mục tiêu,
• Duy trì dòng máu tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng tới tim và não
• Nhanh chóng tái lập tuần hoàn mà quan trọng nhất là sốc điện sớm sẽ có hiệu quả tốt nhất khi thực hiện trong vòng 5 phút đầu sau ngừng tuần hoàn
2.Xử trí:
• Xử trí CCNTH khởi động ngay khi phát hiện ,nghi ngờ ngừng tuần hoàn
• Cần có 1 người chỉ huy để tổ chức ,phân công công việc đứng trình tự và đồng bộ
• Cần ghi chép các thông tin cần thiết và tiến trình cấp cứu
• Thiết lập không gian cấp cứu đủ rộng ,hạn chế tối đa nhân viên hoặc những người không tham gia cấp cứu, tránh làm cản trở cấp cứu
219
2.1.Tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản:
• Nhanh chóng gọi người hỗ trợ cấp cứu,thực hiện các bước cấp cứu
• A: khai thông đường thở
• B:hô hấp hỗ trợ bằng thổi ngạt ,bóp bóng
• C:ép tim tần số 100l/p,ép mạnh 4-5cm,ép trên nền cứng ,phối hợp ép tim với thổi ngạt bóp bóng,30 lần ép tim thì 2 lần thổi ngạt ,bóp bóng
2..2 Tiến hành hồi sinh tim phổi nâng cao:
• Đường thở:đặt canuyn đường thở, nội khí quản sớm,đảm bảo thông khí có hiệu quả
• Đặt ngay truyền tĩnh mạch trung tâm(tĩnh mạch cảnh trong hoặc tĩnh mạch dưới đòn là tốt nhất),nếu chưa đặt được thuốc có thể dùng qua đường bơm NKQ
• Nhanh chóng phát hiện các rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ ,monitor.gồm 3 dạng rối loạn nhịp chính là:
- Rung thất ,nhịp nhanh thất vô mạch
- Vô tâm thu
- Phân li điện cơ
Rung thất ,nhịp nhanh thất vô mạch:
• Tiến hành sốc điện:360 J với máy sốc điện 1 pha,120-200 J với máy sốc điện 2 pha
• Dùng gel dẫn điện giữa điện cực và thành ngực
• 2 điện cực không chạm vào nhau ,1 điện cực đặt ở trên xương ức dưới xương đòn,1 điện cực đặt dưới núm vú trái
• Bản điện cực áp sát thành ngực
• Phóng điện lúc thở ra
• Ngay sau khi sốc điện tiến hành 5 chu kì ép tim/thổi ngạt sau mỗi lần sốc
• Adrenalin 1mg tiêm tĩnh mạch ,hoặc bơm qua ống NKQ nếu chưa đặt được đường truyền,nhắc lại sau mỗi 3-5 phút
• Có thể sử dụng vasopressin 40UI ttm một liều duy nhất
• Đánh giá bệnh nhân:
- Nếu còn rung thất/nhịp nhanh thất vô mạch:sốc điện lặp lại với liều tăng lên tối đa 5J/kg
220
như vô tâm thu
• Xem xét sử dụng các thuốc :
- Amiodaron 300mg tiêm tĩnh mạch ,có thể tiêm nhác lại với liều 150 mg
- Điều trị tụt huyết áp:dobutamin liều 5-
20mcg/kg/phút,hoặc dopamin liều 5-20mcg/kg/phút
- Lidocain:1-1,5mg/kg TTM
- Magnesi sulfat nếu có giảm Mg máu và nhịp nhanh thất đa dạng (xoắn đỉnh) 1-2g TTM
- Procainamid:điều trị rung thất/nhịp nhanh thất vô mạch tái phát:
- Sử dụng natri cacbonat :điều trị toan máu,tăng K máu có từ trước ,1 số loại ngộ độc thuốc,liều đầu 1mEq /kg cân nặng tiêm tm,liều tiếp theo giảm 50%sau mỗi 10-15 phút
Chú ý:dùng quá mức có thể có tác dụng xấu,không sử dụngcho các trường hợp toan hô hấp
Xử trí phân li điện cơ,và vô tâm thu:
• Phân li điện cơ là tình trạng có hình ảnh điện tim nhưng không bắt được mạch cảnh
• Vô tâm thu là hình ảnh sóng điện tim có hình đường thẳng nhưng phải kiểm tra ở ít nhất 2 chuyển đạo để phân biệt với rung thất sóng nhỏ
• Thuốc:
- Adrenalin 2-2,5 mg nhắc lại sau 3-5 phút
- Atropin 1mg tiêm tm hoặc bơm qua NKQ,nhắc lại sau 3- 5 phút đến khi tổng liều đạt 0,04mg/kg
• Xem xét đặt máy tạo nhịp qua da với vô tâm thu còn sóng Ptrên điện tâm đồ kéo dài hoặc monitor
• Đánh giá và tìm kiếm tình trạng vẫn còn dòng máu nhưng yếu bằng siêu âm tim tại giường
• Nhanh chóng tìm nguyên nhân NTH và xử trí theo nguyên nhân:
- Do thiều dịch:truyền dịch bổ xung
- Do thiếu oxy:bóp bóng thở máy
- Do toan máu :bicacbonat
- Do tăng K máu :CaCl2,insulin và glucose..
• Tình trạng vô tâm thu tiếp diễn ,cân nhắc ngừng cấp cứu khi :
221
- Không phải bệnh nhân bị ngạt nước hoặc hạ thân nhiệt
- Không tìm thấy nguyên nhân có thể hồi phục hoặc không phải bệnh nhân ngộ độc cấp
- Đủ tiêu chuẩn ngừng cấp cứu theo phác đồ cấp cứu tại cơ sở
222
thuốc ngủ loại barbiturat ?
Trả lời