VỊ THẾ VÀ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ VÙNG BIỂN ĐẢO BẮC TRUNG BỘ

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 52 - 56)

Vùng biển đảo (đới bờ) Bắc Trung Bộ thuộc về 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế, phân bố về phía TN Vịnh Bắc Bộ và nằm trong tọa độ địa lý: 16009’ - 20004’ VĐB và 1050 25’ - 108015’ KĐĐ. Theo đó, đới bờ Bắc Trung Bộ có 1 thành phố, 2 thị xã và 27 huyện, với diện tích 14.934km2 và dân số 4.498.000 người (2008), chiếm 29,0% về diện tích và 41,6% về dân số của 6 tỉnh này, có mật độ dân số 301,1 người/km2, kém hơn so với đới bờ Bắc Bộ (427,9) và đới bờ Việt Nam (332,6) nhưng lớn hơn so với mật độ dân số cả nước (260,3 người/km2). Đới bờ Bắc Trung Bộ, như mục về HTĐVB đã nêu, chỉ có 57 đảo với diện tích 14,2978km2, trong đó lớn nhất là đảo Hòn Mê (4,86km2), và cũng chỉ có một huyện đảo - huyện Cồn Cỏ, với quy mô rất khiêm tốn: diện tích 2,2km2 và dân số 400 người (2008). Đới bờ này có 5 vũng vịnh, lớn nhất là vịnh Diễn Châu, diện tích 237km2. Sông Mã, sông Cả và các sông khác của Bắc Trung Bộ có tổng lưu lượng nước khoảng 40-45 km3/năm, trong đó sông Cả chiếm 17,1 km3/năm, sông Mã 10,2 km3/năm; có tổng tải lượng bùn cát khoảng 9,5-10 triệu tấn/năm, trong đó sông Cả đóng góp 4,4 triệu tấn, sông Mã 3,5- 4 triệu tấn/năm.

2.3.2. V thế và tài nguyên địa-t nhiên

Đới bờ Bắc Trung Bộ về mặt vị thế tự nhiên cũng như đới bờ Bắc Bộ do ở vị trí chuyển tiếp đất liền - biển và với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có điều kiện tự nhiên đa dạng và tài nguyên phong phú.

+ Điu kin t nhiên đa dng

- So với đới bờ Bắc Bộ địa hình ở đây đa dạng không thua kém, gồm các dải núi thấp, các đồi bóc mòn- rửa trôi, các đồng bằng thềm sông, bãi bồi, châu thổ, đồng bằng tích tụ biển, các cồn đụn, các bãi triều; các đầm, phá, vũng, vịnh, với nhiều địa điểm thuận lợi cho cảng nước sâu; các đồng bằng tích tụ, tích tụ- mài mòn đáy biển nông, các đảo với đồi núi sót bóc mòn, các bờ vách mài mòn-đổ lở. Đa dạng địa hình đã tạo nên những ưu thế nổi trội, với sự phong phú các dạng địa hình karst nhiệt đới, phân bố suốt từ Thanh Hóa đến Quảng Trị, trong đó nổi bật nhất là karst Phong Nha- Kẻ Bàng - một di sản thiên nhiên Thế giới nổi tiếng về hang động và sông ngầm.

Điều đặc biệt là ở đới bờ này phân bố một dải cồn cát kéo dài hơn hai trăm kilomét, là một kỳ quan địa chất tiêu biểu của miền Trung (TĐ Thạnh và nnk, 2008), và cùng với kiểu bờ tích tụ san phẳng là sự thống trị của các bờ cát trắng kéo dài, tạo nên các bãi tắm và nơi nghỉ mát đã nổi tiếng từ lâu, cũng là những thắng cảnh: Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, v.v.

- Điều kiện tự nhiên đa dạng còn được thể hiện ở sự đa dạng của các HST, với một tập hợp đầy đủ: HST rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi và trên các núi đá khác, HST nông nghiệp, HST cồn-bàu, HST các thủy vực (hồ, đầm phá, cửa sông, vũng vịnh), HST bãi triều, HST đáy biển nông ven bờ với sinh vật đáy, cỏ biển, san hô và HST đảo.

- Từ đó thật là dễ hiểu ở đới bờ Bắc Trung Bộ tập trung nhiều danh lam thng cnh so với các địa phương khác. Cảnh núi-sông có Sông Mã-Hàm Rồng-Núi Ngọc, Sông Lam-Phượng Hoàng-Dũng Quyết, Hồng Lĩnh-Thiên Cầm, Dốc Miếu-Rú Lịnh, Sông Hương-Núi Ngự; cảnh hang động có Từ Thức, Phong Nha, v.v.;cảnh đèo ven biển có Đèo Ngang, Lý Hòa, Hải Vân;

cảnh cửa sông có Lạch Bạng, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cảnh Dương, Cửa Tùng; cảnh đầm phá có Tam Giang-Cầu Hai; cùng nhiều thắng cảnh của những bãi biển và những đảo biển.

- Những lợi ích do vị thế tự nhiên mang lại mô tả ở trên là cơ sở cho triển khai nhiều hình thức khai thác và bảo vệ tự nhiên và tài nguyên tại đới bờ này, tập trung trong các lĩnh vực, như: phát triển đồng đều nông lâm ngư nghiệp, phát triển mạnh mẽ giao thông thủy sông-biển, nhất là cảng biển, đồng thời với phát triển các loại hình du lịch phong phú. Có thể nói Cha ông ta đã biết khai thác lợi thế tự nhiên này để phát triển giao thông thủy sông-biển đi từ Thăng Long cho đến Nghệ

An, Hà Tĩnh (Kênh Nhà Lê) và đến Phú Xuân. Với ưu thế về tự nhiên tiềm năng du lịch của đới bờ Bắc Trung Bộ là không nhỏ, với hai Di sản thế giới và nhiều Di sản cấp quốc gia chưa được đánh giá hết, nhiều Di tích lịch sử- văn hóa, cách mạng, nhiều bãi tắm và thắng cảnh đã nêu ở trên, cùng với giao thông thuận lợi; tuy nhiên tiềm năng này còn chưa được khai thác đầy đủ.

Đới bờ Bắc Trung Bộ cũng là nơi phải gánh chịu nhiều thiên tai như gió bão, lũ lụt, trượt lở đất, xói lở bờ biển, nước biển dâng, đòi hỏi khai thác triệt để những lợi thế về tự nhiên để hạn chế và khắc phục các thiệt hại do thiên tai gây ra, như trồng rừng trên các cồn cát, các đồi trọc, trồng rừng ngập mặn trên các bãi triều.

+ Tài nguyên thiên nhiên đa dng

Tài nguyên phi sinh vật có khoáng sản, đất đai và cảnh quan thiên nhiên. Khoáng sản có ý nghĩa hơn cả là quặng sắt, titan, chrom, kaolin, đá vôi và cát thủy tinh. Tài nguyên sinh vật phong phú, vừa có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học, vừa có ý nghĩa kinh tế, với hai Vườn quốc gia (Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã) và hai vùng biển đảo nằm trong Quy hoạch xây dựng Khu bảo tồn biển (Hòn Mê, Cồn Cỏ), với sự phong phú tài nguyên sinh vật của vùng biển nông ven bờ. Một điều cần lưu ý là trong đới bờ này còn nhiều di sản thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng mà chưa được đánh giá hết, trong đó có các di sản địa chất- địa mạo và danh thắng.

2.3.3. V thế và tài nguyên địa-kinh tế

Vị thế kinh tế của đới bờ Bắc Trung Bộ được khai thác dựa chủ yếu vào vị trí cửa ngõ cho đất liền và những ưu thế của điều kiện tự nhiên.

+ V trí thun li cho khai thác tài nguyên bin

Điều kiện thuận lợi đó do đới bờ nằm gần với các nguồn tài nguyên biển hay bản thân đới bờ chứa đựng các nguồn tài nguyên. Khai thác tài nguyên biển gồm các hoạt động phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản, xây dựng và khai thác hệ thống cảng và phát triển giao thông vận tải biển cùng các dịch vụ đi kèm, phát triển du lịch biển, khai thác khoáng sản ven biển như sắt, ilmenit và đá vôi.

+ V trí cho xây dng các cơ s kinh tế bin

Trong Quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, đới bờ Bắc Trung Bộ được đầu tư xây dựng 5 KKT trong tổng số 15 KKT ven biển của cả nước. Điều đó ngoài ý nghĩa phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ cũng đồng thời nói lên việc sớm khai thác lợi thế của địa hình vũng vịnh để lập cảng nước sâu cùng với KKT ven biển của đới bờ này: KKT Nghi Sơn dựa vào cảng nước sâu Nghi Sơn, KKT Đông Nam Nghệ An là cảng Cửa Lò, KKT Vũng Áng hình thành bên cảng nước sâu Vũng Áng-Sơn Dương, KKT Hòn La với cảng nước sâu Hòn La và KKT Chân Mây-Lăng Cô trên cơ sở cảng nước sâu Chân Mây.

Thông thường ở đới bờ, các đô thị trung tâm đầu mối giao thông đường bộ và đường biển phải là các đô thị giáp biển để thực hiện đầy đủ vai trò cửa ngõ của mình. Ở đới bờ Bắc Trung Bộ, lợi thế này do lịch sử để lại đã chưa khai thác được tốt: ngoại trừ Đồng Hới, tất cả các thành phố còn lại đều phân bố không giáp biển - Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh, Đông Hà và Huế; và việc được đầu tư xây dựng nhiều KKT ven biển như đã nêu trên cũng là để khắc phục sự thua kém đó của Bắc Trung Bộ. Cũng đi theo xu hướng đó, Quảng Trị là tỉnh không có thành phố giáp biển, đang cố gắng xây dựng đề án một cảng đào nước sâu (ở Mỹ Thủy) và tại đó là một KKT ven biển (KTT biển Đông Nam Quảng Trị); và đó cũng là điều hợp lý xét về mặt phân tích địa-kinh tế, vì so với một số KKT ven biển khác, ở đây có yêu cầu rõ rệt hơn (do có Hành lang kinh tế Đông-Tây).

+ V trí cho phát trin các ngành kinh tế dch v

Kinh tế dịch vụ là lợi ích lớn nhất mà vị thế cửa ngõ có thể mang lại cho đới bờ và được khai thác dựa chủ yếu vào 2 yếu tố cơ bản là cảng biển và đường giao thông (trên bộ và trên biển), mà từ đó là các dịch vụ đi kèm.

- V các yếu t ca ngõ

Ở Bắc Trung Bộ yếu tố cửa ngõ cảng biển là còn nhỏ bé so với Bắc Bộ và Nam Trung Bộ và nhìn chung có phạm vị ảnh hưởng chưa lớn do địa hình chia cắt và hậu phương hẹp. Theo quy hoạch đới bờ Bắc Trung Bộ có 3 cảng tổng hợp quốc gia-đầu mối khu vực là Nghi Sơn, Cửa Lò và Vũng Áng-Sơn Dương, cùng với một số cảng địa phương như Hòn La, Cửa Việt và Chân Mây.

Bắc Trung Bộ có mạng lưới giao thông khá phát triển, nhưng chất lượng chưa cao và chưa có đường cao tốc, với các tuyến dọc (quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc- Nam và sắp tới là tuyến đường ven biển), các tuyến đường ngang nối với các cửa khẩu sang Lào: Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị) (riêng Thừa Thiên-Huế chưa có kinh tế cửa khẩu). Cửa khẩu Lao Bảo là quan trọng nhất trong việc khai thác các lợi ích từ vị thế cửa ngõ cho Lào và Đông Bắc Thái Lan, là KKT- Thương mại Đặc biệt (Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg). Cửa khẩu này nằm trên Hành lang kinh tế Đông- Tây, dài 1.450km, đã chính thức thông tuyến vào ngày 20/12/2006, chạy qua 13 tỉnh của 4 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mianma, nối cảng Tiên Sa (Việt Nam) với cảng Mawlamyine (Mianma), cũng là nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Hành lang có ý nghĩa to lớn về KT-XH, mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch. Tuy nhiên, trong 3 tỉnh của Việt Nam mà Hành lang đi qua (Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng) thì Đà Nẵng với cảng Tiên Sa sẽ có điều kiện khai thác lợi ích từ vị thế cửa ngõ nhiều hơn cả so với hai tỉnh kia, nhưng lại ở quá xa cửa khẩu Lao Bảo, mà lợi ích đó Quảng Trị với Đề án cảng đào Mỹ Thủy đang muốn kéo về.

Về đường biển, Bắc Trung Bộ hiện chưa có một đầu mối giao thông nào thực sự có ý nghĩa quốc gia và quốc tế; mặt khác đới bờ của vùng này không nằm gần bất kỳ một tuyến đường hàng hải quốc tế nào, do đó khó có thể trở thành một “đầu cầu” để có thể thu hút các dịch vụ hàng hải quốc tế, đấy là chưa kể địa phương này chưa/không có năng lực đó.

- V chc năng ca ngõ cho Lào và Đông Bc Thái Lan

Vai trò cửa ngõ này của đới bờ Bắc Trung Bộ trước mắt còn chưa nổi rõ, chưa thể có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế vùng, do các khu vực nội địa của các nước mà Hành lang đi qua đều là các vùng nghèo, vùng đồi núi, giao thông vận tải khó khăn, chưa có sản xuất hàng hóa nhiều, chưa có yêu cầu nhiều về vận tải và xuất nhập khẩu (có thể có nông lâm sản). Mặt khác triển vọng đầu tư nước ngoài còn ở dạng tiềm năng, nên chưa có yêu cầu về các dịch vụ hàng hải, cầu cảng, giao thông và các dịch vụ khác. Đồng thời hiện chưa hình thành một Quy hoạch chung mang tính quốc gia và quốc tế về triển khai đồng bộ các hoạt động phát triển của Hành lang kinh tế Đông-Tây trên lãnh thổ mỗi nước, và đây cũng là một hạn chế cho vị thế cửa ngõ của đới bờ.

- V chc năng ca ngõ cho ni địa bn thân các tnh Bc Trung B

Khác với Bắc Bộ và Nam Trung Bộ, vùng nội địa của Bắc Trung Bộ là rất nhỏ hẹp, và các tỉnh này cũng có quy mô khác nhau. Về mặt này có thể dùng tỷ lệ tổng dân số sống trong mỗi lưu vực so với chiều dài của đường bờ biển tương ứng để nói lên quy mô của mỗi vùng nội địa mà cửa ngõ đới bờ sẽ phải phục vụ, theo đó thì đới bờ Thanh Hóa có quy mô nội địa lớn nhất (33.335 người/km), rồi đến đới bờ Nghệ-Tĩnh (18.907 người/km), và Quảng Bình là thấp nhất (7.301 người/km)2, chỉ bằng 0,22 lần Thanh Hóa. Như vậy dưới góc độ vai trò cửa ngõ cho nội địa thì cảng Nghi Sơn sẽ có vai trò quan trọng nhất so với các cảng khác của đới bờ Bắc Trung Bộ, và nhìn chung vai trò cửa ngõ của đới bờ Bắc Trung Bộ cho vùng nội địa là chưa có nhu cầu cao, xuất phát từ tình trạng kinh tế còn kém phát triển, đặc biệt là về công nghiệp và dịch vụ. Điều này cũng sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động của các KTT ven biển của đới bờ này.

2Tỷ lệ này của Bắc Bộ là 59.415 người/km, gấp 1,8 lần Thanh Hóa.

+ V trí m ca hi nhp quc tế và thúc đẩy các địa phương bên trong phát trin

Đối với Bắc Trung Bộ, quá trình phát triển đới bờ còn chậm so với Nam Trung Bộ, chưa tạo lập được một hành lang kinh tế ven biển nào có tầm cỡ lớn, chưa có các trung tâm kinh tế biển mạnh và từ đó việc hội nhập quốc tế cũng còn nhiều hạn chế. Cũng vậy vai trò lôi cuốn đối với các địa phương bên trong còn yếu.

2.3.4. V thế và tài nguyên địa-chính tr

Vị thế này của đới bờ Bắc Trung Bộ dựa trên vị trí tiền tiêu và vị trí tương quan trong khu vực và nhìn chung tầm quan trọng của đới bờ này là không bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, tuy nhiên cũng có một số đặc thù.

+ V v trí bo v đất nước

Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, Bắc Trung Bộ là một dải đất hẹp ngang, bị kẹp giữa biển và núi non giáp Lào, trong chiến tranh hầu như không có hậu phương (trừ Thanh Hóa và một phần Nghệ An) nếu kẻ địch ở cả hai phía. Đây sẽ là địa bàn yếu nhất so với các địa phương khác trong cả nước về phòng thủ, và như vậy vị trí tiền tiêu-biên giới không chỉ là của đới bờ mà còn là của toàn tuyến biên giới phía Tây của chính các tỉnh.

Bắc Trung Bộ lại là nơi có ít đảo nhất, vì vậy mỗi đảo ở đây đều có vị thế quốc phòng quan trọng của mình. Một đặc điểm nữa của đới bờ Bắc Trung Bộ là biển ăn rất sâu vào đất liền (tại vịnh Diễn Châu), mà bên ngoài thì đảo nhỏ và thưa thớt và vì vậy vai trò của Hòn Mê và Cồn Cỏ là đặc biệt quan trọng. Do ít đảo ven bờ nên ở đới bờ này phải nhắc đến vai trò của các mũi nhô và các cửa sông, cửa lạch trong quốc phòng, trong đó phải kể đến mũi Ròn Con, mũi Độc, mũi Lay, mũi Chân Mây Đông; cùng các cửa Lạch Trường, Lạch Ghép, Lạch Quèn, cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Gianh và cửa Thuận An.

Tóm lại về phương diện địa-quân sự, dải đất từ Hà Tĩnh trở vào đến hết Thừa Thiên-Huế là khu vực yếu nhất cho việc phòng thủ và dải đất đó thuộc loại “lấy dễ mà giữ khó” (LĐ An, 2010).

+ V trí m rng lãnh hi và ch quyn quc gia trên bin

Về phương diện này thì đảo Cồn Cỏ có TNVT quan trọng nhất: trong phân định Vịnh Bắc Bộ đảo được hưởng 50% hiệu lực (LV Lợi, 2007). Đảo cũng là điểm chuẩn để xác định đường giới hạn ngoài của cửa vịnh. Đảo cũng được lấy làm điểm chuẩn của đường cơ sở (điểm A11) để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam. Tiếp theo đó là vai trò quan trọng của Hòn Mê.

+ V trí tương quan ca đới b Bc Trung B trong khu vc

- Đới bờ Bắc Trung Bộ đóng vai trò như một hành lang, một cây cầu nối Bắc Bộ với Nam Trung Bộ, từ đó có thể khai thác lợi ích trong các dịch vụ giao thông quá cảnh, vận chuyển hành khách và hàng hóa, dọc theo các tuyến quốc lộ và đường sắt Bắc- Nam.

- Với Lào và Đông Bắc Thái Lan, tuy vị thế cửa ngõ của đới bờ còn chưa nổi rõ nhưng bước đầu đã nâng cao uy tín của Việt Nam, nhờ những cam kết quốc tế và các dự án mà Việt Nam đã thực hiện trong quá trình xây dựng Hành lang kinh tế Đông- Tây, và còn tiếp tục đến nay, cũng như các mối quan hệ do Hành lang này tạo ra giữa các địa phương, các doanh nghiệp và nhân dân các nước.

- Đới bờ Bắc Trung Bộ có vùng biển chủ quyền tiếp giáp trực tiếp với vùng biển Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ và cả ngoài cửa vịnh và tạo ra một quan hệ song phương truyền thống và đầy thử thách. Cũng như đã nêu ở phần Bắc Bộ, việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa của Việt Nam đã hạn chế mạnh mẽ vị thế chẳng những của Bắc Bộ và cả Bắc Trung Bộ trong việc phát triển ra trung tâm Biển Đông và vươn ra đại dương thế giới (nghề đánh cá truyền thống cũng đã bị hạn chế).

- Với quốc tế và các nước khác, hạn chế cơ bản của đới bờ Bắc Trung Bộ là nằm xa các tuyến hàng hải quốc tế và bị đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa (do Trung Quốc chiếm giữ) chắn bên ngoài, làm cho đới bờ này mất hẳn vị thế “đầu cầu” cho hàng hải quốc tế.

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)