VÀ MÔ HÌNH BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ
Chương 11 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
11.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
11.2.2. Du lịch địa chất và sinh thái tại khu vực Phú Quốc
Hình 11.2. Mô hình sử dụng hợp lý KQĐC kết hợp KQST phục phát triển du lịch khu vực đảo Phú Quốc
Tiểu vùng Du lịch Tây Nam Bộ
Các khu Du lịch Hà Tiên, Hòn Chông, v.v.
Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái
tự nhiên Du lịch sinh thái nhân văn
DTĐC KDTSQ Thế giới,
VQG, KBTB Di chỉ khảo cổ, di tích văn hoá, lịch sử Khu DL P. Quốc
Du lịch địa chất
Bảo tồn địa chất Bảo tồn đa dạng
sinh học Bảo tồn đa dạng
văn hoá
Bảo tồn tự nhiên Bảo tồn văn hoá
Bảo tồn
Khu danh thắng địa chất (DTĐC) Phú Quốc bao gồm đảo Phú Quốc cùng một số các đảo nhỏ thuộc địa phận huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong ô toạ độ vào khoảng 9o48’36,67’’N (chân rạn san hô rìa Nam đảo Cái Bàn) đến 10o27’17,47’’N (chân thềm mài mòn phía Bắc mũi Cơ Va La) và 103o48’28,35’’E (chân rạn san hô rìa Tây hòn Bần) đến 104o06’44,22’’E (chân rạn san hô rìa Đông hòn Đông).
DTĐC Phú Quốc bao trùm VQG Phú Quốc, KBTB Phú Quốc, trên đó có các thành tạo địa chất thuộc 3 kiểu môi trường địa chất cơ bản - đảo ven bờ cấu thành từ các trầm tích gắn kết và bở rời; biển nông ven bờ và vũng vịnh.
* Cấp quản lý
DTĐC Phú Quốc cần được tôn vinh công nhận ở cấp quốc gia và sau đó được quản lý lồng ghép vào hoạt động của Ban quản lý KDTSQ Kiên Giang, KBTB Phú Quốc và VQG Phú Quốc trong một mối quan hệ quản lý thống nhất với nhiều danh hiệu được tôn vinh. DLĐC được liên kết chặt chẽ với DLST và du lịch văn hoá của Phú Quốc, kết nối với du lịch vùng Tây Nam Bộ (hình 11.2).
* Các điểm danh thắng và kỳ quan địa chất
Trong khu DTĐC Phú Quốc, cần thành lập các điểm danh thắng để tôn vinh giá trị, bảo vệ nhưng đồng thời phục vụ du lịch với tư cách là đối tượng DLĐC. Trước khi có chương trình khảo sát, phát hiện và nghiên cứu chi tiết hơn, bước đầu có thể đề xuất các điểm danh thắng và kỳ quan địa chất trong bảng 11.9. Mỗi điểm đề xuất cần có biển báo, hồ sơ riêng mô tả vị trí địa lý, vị trí địa tầng, vị trí cấu trúc, đặc điểm đa dạng địa chất, giá trị di sản địa chất, nhu cầu bảo tồn địa chất, hình vẽ và ảnh minh hoạ
DLĐC là hoạt động kinh tế khai thác các giá trị kỳ quan, di sản của các yếu tố đa dạng địa chất thông qua nhận thức từ trực quan sinh động, quảng bá tôn vinh giá trị, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ, sử dụng và tôn vinh giá trị kỳ quan, di sản tự nhiên của các yếu tố đa dạng địa chất. Đây là hình thức khai thác khôn khéo và hiện đại, không tổn hại tới đối tượng du lịch. Theo đó, cần thiết kế các tuyến du lịch một ngày và nửa ngày nối liền các điểm đến, kết hợp DLĐC với DLST.
Bảng 11.9. Đề xuất thành lập các điểm DTĐC tại Phú Quốc
Đối tượng Địa điểm
1. Điểm lộ hoá thạch Bãi Vòng. Trong tập bột kết, cát kết, cát bột kết xen kẽ, chứa huyền có các dấu vết in lá Laurus similis, Phragmites oeningensis, Sabal sp., tuổi Miocen giữa-muộn (T Dánh, 1998).
Sườn Đông Bắc dãy núi Bảy Rồng, thuộc địa phận xã Hàm Ninh.
2. Điểm lộ hoá thạch Rạch Vẹm. Trong tập cát kết hạt thô, sạn kết, cuội kết, cát kết, cát sạn kết chứa cuội, chứa huyền có các thân cây silic hoá khá lớn, đã được Bảo tàng lịch sử thiên nhiên Paris xác định gồm Protophyllocladoxylon xenoxyloides, Protopodocarpoxylon oriental tuổi Creta sớm.
Khu vực Rạch Vẹm, thuộc địa phận xã Gành Dầu
3. Vùng cảnh quan, địa hình cueta độc đáo và kỳ vĩ nhất trong
số các đảo của Việt Nam. Phổ biến ở nhiều nơi, điển hình là khu vực từ
đỉnh Ông Thày đến đỉnh Đá Bạc của Dãy núi Hàm Ninh
4. Thềm tích tụ biển bậc III, tuổi Pleistocen giữa-muộn (mQ1 2-3). Phổ biến ở nhiều nơi, điển hình ở lưu vực rạch Cửa Lấp, Dương Tơ
5. Thềm tích tụ biển bậc II, tuổi Pleistocen muộn (mQ1 3). Điển hình là thềm tích tụ biển bậc II với mặt cắt địa tầng trầm tích Hệ tầng Long Mỹ đã được định tuổi tuyệt đối 36.984±150 NT.
Phổ biến ở nhiều nơi, điển hình ở vùng đồng bằng khu vực Suối Đá, trong lưu vực rạch Dương Đông, toạ độ 10o13’B, 106o30’Đ.
6. Thềm tích tụ biển bậc I, tuổi Holocen sớm-giữa (mQ2 1-2). Phổ biến ở nhiều nơi, điển hình là vùng đồng bằng giáp với Bãi Dài ở phía hữu ngạn rạch Vũng Bầu.
7. Khiên đá – có thể là di tích thềm mài mòn biển cổ bậc IV. Ở chân núi Ba Hòn Dung, sát đường đi, cách mũi Gành Dầu khoảng 4 km về phía Đông, toạ độ 10o21’47’’B, 103o51’52’’Đ.
8. Đảo sót mài mòn và dấu vết ngấn mài mòn biển cổ tuổi Holocen sớm-giữa trên đá gốc thuộc Hệ tầng Phú Quốc tuổi Creta (K pq).
Khu vực Dinh Cậu, thị trấn Dương Đông, toạ độ 10°13’01.95’’N, 103°57’23.43’’E.
9. Địa hình mài mòn do sóng với tổ hợp các dạng địa hình mài mòn hiện nay như các vách, ngấn, thềm mài mòn tạo nên cảnh quan hùng vĩ, đẹp.
Phổ biến ở nhiều nơi quanh đảo Phú Quốc và các đảo nhỏ thuộc quần đảo An Thới. Điển hình ở khu vực mũi Gành Dầu, toạ độ 10o22’34.11’’N, 103o50’11.11’’E.
10. Cảnh quan, địa hình đầm lầy, cửa sông ven đảo. Phổ biến ở nhiều nơi như Cửa Cái Lấp, Hàm Ninh, Rạch Tràm, Vũng Bàu. Điển hình nhất là vùng Cửa Cạn.
11. Cảnh quan, địa hình tích tụ biển. Điển hình là Bãi Trường, Phổ biến ở nhiều nơi quanh đảo Phú Quốc và các đảo nhỏ thuộc quần đảo An Thới, điển hình là Bãi Trường, dài gần 20km từ mũi Dinh Cậu đến mũi Tàu Rũ.
12. Dạng tích tụ biển kiểu tự do, hình mũi tên 2 nguồn tiếp bồi tích điển hình. Liền kề phía trên là các thềm tích tụ biển bậc I, bậc II và sâu vào trong khe núi là thềm tích tụ biển bậc III.
Bãi Cây Dừa, bãi Xép và mũi Con Dương thuộc địa phận thị trấn An Thới.
13. Cấu trúc phân lớp xiên chéo điển hình trong trầm tích lục địa
thuộc Hệ tầng Phú Quốc Mặt cắt chuẩn từ Gềnh Dầu đến Rạch Vẹm
(Trịnh Dánh, 1997)
14. Đá huyền trong trầm tích lục địa Hệ tầng Phú Quốc (K pq). Khu vực mỏ Xà Lực, mũi Gành Dầu và mũi Đền Phạch.
15. Các thành tạo trầm tích cát màu trắng muối của Hệ tầng Hậu Giang (mQ22 hg), trên đó có rừng Tràm kiểu với nhiều cây đại thụ cao tới 10-15m, đường kính thân cây tới 60cm
Trên đường từ ngã ba Bãi Thưm đi Rạch Tràm.
16. Rạn san hô (KQĐC, đồng thời là KQST) - Xung quanh hòn Xưởng, hòn Gầm Ghì, hòn Móng Tay, hòn Kim Quy, hòn Đông, thuộc quần đảo An Thới
17. Mặt cắt trầm tích dạng loess Cách thị trấn Dương Đông khoảng 10km về phía Đông Bắc
Lựa chọn tuyến du lịch trong ngày là không khuyến khích phát triển cơ sở lưu trú qua đêm trong phạm vi DTĐC. Trung tâm điều hành và hướng dẫn du lịch giai đoạn đầu, đối với các tuyến du lịch đường bộ vẫn tập trung tại thị trấn Dương Đông, đối với các tuyến du lịch đường biển tập trung ở thị trấn An Thới. Vậy, có thể dự kiến bước đầu một số tuyến du lịch như trong bảng 11.10, lấy thị trấn Dương Đông hoặc thị trấn An Thới làm điểm xuất phát.
Bảng 11.10. Đề xuất bước đầu một số tuyến du lịch địa chất tại Phú Quốc Tuyến du lịch địa chất Đối tượng du lịch địa chất
TUYẾN ĐƯỜNG BỘ NỬA NGÀY TỪ THỊ TRẤN DƯƠNG ĐÔNG 1. TT. Dương Đông-Mũi Dinh Cậu Cảnh quan đảo sót mài mòn, ngấn biển cổ
2. TT. Dương Đông-Mũi Tàu Rũ Thềm biển bậc III, II, I và các dạng địa hình tích tụ biển hiện đại 3. TT. Dương Đông-Suối Tranh Suối, hồ, hang động tự nhiên
4. TT. Dương Đông-Gành Lớn Các đồi núi sót, các vách đừng và thềm mài mòn biển, 5. TT. Dương Đông-Cửa Cạn Cảnh quan đầm lầy ven biển
6. TT. Dương Đông-Cây Thông Trong Mặt cắt trầm tích dạng Loess Phú Quốc TUYẾN ĐƯỜNG BỘ MỘT NGÀY TỪ THỊ TRẤN DƯƠNG ĐÔNG 1. TT. Dương Đông-Dãy Hàm Ninh-Mũi
Đá Chồng (dọc theo đường Dương Đông đi Bãi Thơm)
Cảnh quan địa hình cueta của dãy Hàm Ninh, các bãi biển, các HST trong VQG Phú Quốc, đặc biệt là rừng Tràm kiểu savana
2. TT. Dương Đông-VQG Phú Quốc-Hòn Móng Tay-Bãi Dài-Mũi Gành Dầu-Rạch Vem-Rạch Tràm
Cảnh quan độc đáo của vùng đồng bằng đa nguồn gốc xen đồi núi sót; các thềm tích tụ biển bậc II, I và các dạng tích tụ biển hiện đại; mặt cắt chuẩn Hệ tầng Phú Quốc; cấu trúc phân lớp xiên chéo trong trầm tích; các vách đứng và thềm mài mòn biển, khiên đá, rạn san hô, RNM, rừng Tràm.
3. TT. Dương Đông- Bãi Vòng-Bãi Sao-
Bãi Khem Thềm tích tụ biển bậc II, I và các dạng tích tụ biển hiện đại; các dạng địa hình mài mòn biển như vách đứng và thềm mài mòn; hoá thạch thực vật dưới dạng vết in lá; khoáng sản huyền; cấu trúc phân lớp xiên chéo, địa hình cuesta.
4. TT. Dương Đông-Đường Bào-An Thới-
Mũi Con Dương Thềm tích tụ biển bậc III, II, I, địa hình cuesta, dạng tích tụ biển kiểu tự do hai nguồn tiếp bồi tích.
5. TT. Dương Đông-Hàm Ninh-Mũi Đá Bạc-
Mũi Gành Giao-Mũi Dinh-Mũi Đá Chồng Cảnh quan địa hình cuesta TUYẾN ĐƯỜNG THUỶ NỬA NGÀY TỪ THỊ TRẤN AN THỚI 1. TT. An Thới-Hòn Rỏi-Hòn Thơm Cảnh quan biển đảo, rạn san hô.
TUYẾN ĐƯỜNG THUỶ MỘT NGÀY TỪ THỊ TRẤN AN THỚI 1. TT. An Thới-Hòn Xưởng-Hòn Mây Rút
Trong Cảnh quan biển đảo, rạn san hô; cấu trúc phân lớp xiên chéo của trầm tích nguồn gốc lục địa (ở đảo Hòn Rỏi).
2. TT. An Thới-Bãi Trường-Dinh Cậu- Cửa Cạn-Bãi Dài-Gành Dầu-Rạch Vẹm- Rạch
Các thềm tích tụ biển bậc III, II, I và các dạng tích tụ biển hiện đại; cảnh quan đảo sót mài mòn, dấu vết ngấn nước biển cổ; các dạng địa hình mài mòn biển đặc sắc như vách, ngấn và thềm mài mòn; mặt cắt chuẩn hệ tầng Phú Quốc; cấu trúc phân lớp xiên chéo của trầm tích nguồn gốc lục địa; khiên đá, có thể là di tích thềm mài mòn biển cổ (bậc IV); cảnh quan đầm lầy ven biển.
3. TT. An Thới-Bãi Chùa-Mũi Đền Phạch-
Mũi Đá Chồng-Bãi Thơm Cảnh quan địa hình cuesta; các dạng địa hình mài mòn biển như vách, ngấn biển, thềm mài mòn; thềm tích tụ biển cổ bậc II, I và các dạng tích tụ biển hiện đại; đá huyền; cấu trúc phân lớp xiên chéo của trầm tích nguồn gốc lục địa; hoá thạch vết in lá của thực vật trong trầm tích Hệ tầng Phú Quốc
Bảng 11.11. Đề xuất bước đầu một số tuyến du lịch địa chất liên kết với các trung tâm du lịch trong khu vực Tuyến du lịch địa chất Đối tượng du lịch địa chất 1. TT. An Thới-Nam Du Cảnh quan biển đảo, rạn san hô, tổ hợp đá, 2. TT. An Thới-Mũi Nai Cảnh quan biển đảo, các vách và thềm mài mòn cổ.
3. TT. An Thới-Mũi Hòn Chông Cảnh quan đảo sót ăn mòn sinh hoá, hang động, địa hình karst; ngấn biển cổ tuổi Holocen trên vách đá vôi Permi hạ-trung( ở mũi Hòn Chông và núi Hầm Cá Sấu); quan hệ không chỉnh hợp giữa thành tạo Devon-Carbon trung và Permi hạ-trung (ở Hòn Phụ Tử); biểu hiện trượt chờm của đá vôi Permi hạ- trung lên các thành tạo Trias trung (ở khu vực hòn Thạch Động, Hà Tiên).
4. TT. An Thới-Rạch Tàu Đất Mũi Cà Mau. RNM Cà Mau.
5. TT. An Thới-VQG U Minh Thượng Hệ thống kênh rạch ở miền Tây Nam Bộ; rừng Tràm U Minh Thượng.
6. TT. An Thới-Hòn Khoai Địa hình đảo-núi khối tảng
b. Du lịch sinh thái
* Các giá trị tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái:
Trên đảo Phú Quốc có rừng nhiệt đới nguyên sinh, rừng Tràm, ven bờ có RNM, rạn san hô, thảm cỏ biển, phần lớn chúng còn nguyên vẹn.
Có bãi cát trắng tuyệt đẹp như bãi Dài, bãi Sao đã được hãng ABC News bình chọn là bãi biển đẹp nhất thế giới.
Các loài quý hiếm và đặc hữu như Chó Phú Quốc, chồn Bay, vượn Má trắng, vích, cá Cúi (dugong) và cá Heo được coi là các sinh vật quý hiếm của vùng biển Tây Nam nói chung và của vùng biển Phú Quốc nói riêng.
Thảm cỏ biển Phú Quốc thuộc loại lớn trong khu vực ASEAN (37.240ha với 10 loài cỏ biển) nằm ở vùng xuyên biên giới giữa các tỉnh Kampot (Campuchia) và Kiên Giang (Việt Nam).
Các sản vật địa phương như rượu sim, sản phẩm mang thương hiệu quốc gia như nước mắm Phú Quốc.
Các di tích lịch sử văn hóa trong huyện Phú Quốc không nhiều, song đều mang đậm dấu ấn lịch sử, truyền thống văn hóa của người dân trên đảo nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung, như Dinh Cậu (thời Chúa Nguyễn), đền thờ Nguyễn Trung Trực (thời chống Pháp), nhà tù Phú Quốc (thời chống Pháp và chống Mỹ).
Các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm.
Hiện trạng quản lý. Hiện có ba định chế quản lý - VQG Phú Quốc, KBTB Phú Quốc và KDTSQ Kiên Giang.
Bảng 11.12. Đề xuất bước đầu một số tuyến du lịch sinh thái trong CVST Phú Quốc Tuyến du lịch sinh thái Đối tượng du lịch sinh thái
TUYẾN NỬA NGÀY TỪ THỊ TRẤN DƯƠNG ĐÔNG
1. Dương Đông-Dinh Cậu - Các thảm cỏ biển và rong biển mọc trên các thềm đá sát bờ, bãi cát biển - Di tích văn hóa Dinh Cậu
2. Dương Đông-Cửa Cạn - Khu vực trồng hồ tiêu - Xưởng chế biến nước mắm
3. Dương Đông-Hàm Ninh - Bãi cỏ biển ven bờ kết hợp mua sắm các sản phẩm làm từ sinh vật biển 4. Dương Đông-Dương Tơ - Các bãi cát dọc bờ biển
- Trại nuôi Trai và các sản phẩm từ ngọc trai TUYẾN MỘT NGÀY TỪ THỊ TRẤN DƯƠNG ĐÔNG 1. Dương Đông-An Thới - Lặn sinh thái trên rạn san hô
- Câu cá trên rạn san hô 2. Dương Đông-Bãi Bổn - Lặn sinh thái trên thảm cỏ biển
- Bẫy ghẹ, bắt cá ngựa trên thảm cỏ biển 3. Dương Đông-VQG Phú
Quốc - Rừng nhiệt đới nguyên sinh trên đảo
- Khu bảo tồn sinh thái suối Đá Ngọn (Hàm Ninh) 4. Dương Đông-Bắc Đảo - Vườn tiêu Khu Tượng:
- Khu bảo tồn sinh thái Gành Dầu, mũi Gành Dầu - Đền thờ Nguyễn Trung Trực
- Bãi Dài, được BBC bình chọn trong số 10 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới.
5. Dương Đông - Nam đảo - Khu Cội Nguồn, nơi lưu giữ chó xoáy Phú Quốc, đại bàng biển, Nhà truyền thống Phú Quốc.
- Khu nuôi Trai ngọc và chế tác ngọc trai (Nhật Bản) - Di tích nhà tù Phú Quốc.
- Bãi Sao nổi tiếng cát trắng và nước trong
*Định hướng phát triển du lịch sinh thái
DLST là hoạt động kinh tế khai thác các giá trị kỳ quan, di sản của các yếu tố đa dạng sinh học thông qua nhận thức từ trực quan sinh động, quảng bá tôn vinh giá trị, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ, sử dụng và tôn vinh giá trị kỳ quan, di sản của các yếu tố đa dạng sinh học. Đây là hình thức khai thác khôn khéo và hiện đại, không tổn hại tới đối tượng du lịch.
Theo đó, cần thiết kế các tuyến du lịch một ngày và nửa ngày nối liền các điểm đến, kết hợp DLĐC với DLST. Lý do lựa chọn tuyến du lịch trong ngày là không phát triển cơ sở lưu trú qua đêm trong phạm vi công viên biển Phú Quốc ngoài khu phố mới ở thị trấn Dương Đông. Có thể dự kiến bước đầu một số tuyến như trong bảng 11.12 (lấy khu du lịch thị trấn Dương Đông làm điểm xuất phát). DLST cần được kết hợp với DLĐC và du lịch văn hoá tại đảo Phú Quốc, kết nối với các khu du lịch của Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ (hình 11.2).