VỊ THẾ VÀ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ VÙNG BIỂN ĐẢO NAM BỘ

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 60 - 65)

Đới bờ Nam Bộ thuộc 9 tỉnh và thành phố từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang, với 2 thành phố (thuộc tỉnh), 2 thị xã, 28 huyện ven biển, và 3 huyện đảo, có diện tích 16.847 km2 và dân số 5.281.600 người (2008), mật độ trung bình 307,6 người/km2. Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu thuộc Đông Nam Bộ, 7 tỉnh còn lại thuộc Tây Nam Bộ, hay còn gọi là đồng bằng Cửu Long (ĐBCL). Đới bờ có biên giới đất liền và biển với Campuchia (tại Kiên Giang), có vùng biển thềm lục địa giáp với Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia. Đới bờ Nam Bộ có diện tích các đảo rất lớn, tương đương với đới bờ Bắc Bộ - 693,47 km2, với 195 đảo. Cắt qua đới bờ Nam Bộ là các dòng chảy của hệ thống sông Đồng Nai và Mê Công với các cửa sông Cần Giờ, Soài Rạp, Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An và Tranh Đề, cùng các dòng chảy sinh thành tại bề mặt đồng bằng (phía TN sông Hậu) với các cửa Mỹ Thạnh, Gành Hào, Bồ Đề, Cửa Lớn, Bảy Hạp, Ông Đốc và Cái Lớn. Đới bờ Nam Bộ có 2 vũng nhỏ ở ven đảo Phú Quốc và 3 vụng nhỏ tại quần đảo Côn Sơn (TĐ Thạnh và nnk, 2009).

Những đặc điểm của vị trí địa lý và cấu trúc không gian tạo nên những giá trị vị thế của đới bờ Nam Bộ về tự nhiên, kinh tế, xã hội có thể kể:

+ Nằm trong đai nội chí tuyến á xích đạo, với điều kiện khí hậu là thuận lợi nhất so với Bắc Bộ và Trung Bộ trong sản xuất và du lịch.

+ Là bộ phận cửa sông ven biển của châu thổ Mê Công-Đồng Nai lớn nhất Đông Nam Á, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho khai thác nông lâm ngư nghiệp và các ngành kinh tế khác.

+ Là bộ phận đất đai cuối cùng của Tổ quốc, là vùng “đất mới”cả theo nghĩa địa chất và cả theo nghĩa lịch sử, là vùng tiền tiêu trên con đường mở mang bờ cõi của người Việt.

+ Đới bờ về phía Tây và Nam tiếp giáp với 4 nước láng giềng, là vùng có vị trí quan hệ quốc tế lớn nhất so với đới bờ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nơi chỉ có quan hệ đơn phương truyền thống với riêng Trung Quốc.

+ Đới bờ về phía Đông tiếp giáp với một thềm lục địa rộng lớn, với các bể trầm tích KZ chứa phong phú dầu khí và tiếp tục phát triển sườn lục địa đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi một số đảo, đá còn đang bị nước ngoài chiếm đóng trái phép.

+ Đới bờ Nam Bộ cùng với Nam Trung Bộ nằm ở trung tâm hình học của khối ASEAN, môi trường thuận lợi cho hợp tác và đầu tư; đới bờ là cửa ngõ không những của cả Nam Bộ và một phần Nam Trung Bộ, mà còn là cửa ngõ của Campuchia, là giao điểm của các tuyến đường B-N và Đ-T (nối với Campuchia, Thái Lan, Mianma) bằng cả đường bộ và đường sắt.

+ Đới bờ nằm gần với các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng trong vịnh Thái Lan và TN Biển Đông, là cơ sở cho thiết lập vị thế đầu cầu và trung chuyển của đới bờ và triển khai các hoạt động dịch vụ.

2.5.2. V thế và tài nguyên địa-t nhiên

+ Về mặt địa hình đới bờ Nam Bộ chẳng những là VCS châu thổ và hình phễu với đầy đủ các dạng địa hình đặc trưng mà còn bao gồm cả các địa hình đồi núi sót, cao nguyên basalt, đụn cát, các thềm sông, thềm biển, các loại hình cửa sông, các đảo có quy mô và nguồn gốc khác nhau.

+ Về tài nguyên nước, hàng năm VCS Nam Bộ kể cả nước thượng nguồn và nước mưa tại chỗ nhận được một lượng nước mặt khổng lồ: khoảng 35 tỷ m3 đối với cửa sông Đồng Nai và khoảng 500 tỷ m3 đối với VCS ĐBCL. Tuy nhiên nguồn tài nguyên nước mặt này phân phối rất

không đều trong năm, với 75-85% lượng nước tập trung vào 4 tháng mùa mưa lũ, còn 8 tháng mùa khô, rất ít mưa. Cùng với nguồn nước là một lượng cát bùn rất lớn, khoảng 100 tr. tấn, góp phần giảm nhẹ mức độ biển xói lở và tạo cho bờ phát triển ra phía biển và hình thành các bãi ngầm bên ngoài cửa sông.

+ Về tài nguyên địa mo, bao gồm các di sản địa mạo tạo nên các thắng cảnh của lãnh thổ sông nước này, là các tài nguyên du lịch quý giá, mà ở đây chỉ liệt kê:

- Cảnh quan cửa sông hình phễu Cần Giờ; cảnh quan cửa sông mở rộng (dạng loa kèn) của Hàm Luông, Cổ Chiên-Cung Hầu, Định An-Tranh Đề.

- Cảnh quan bãi bồi bùn-nước mênh mông VCS Bảy Hạp, Cửa Lớn.

- Cảnh quan núi sót ven biển cấu tạo bởi đá magma và đá carbonat ở Vũng Tàu, Kiên Lương, Hà Tiên (cảnh đẹp Hà Tiên đã nổi tiếng trong thơ văn);

- Cảnh quan lạch triều uốn khúc len lỏi trong RNM Cần Giờ, Mũi Cà Mau; cảnh quan rừng tràm U Minh. Cảnh quan bãi biển cát mịn Khai Long.

- Cảnh quan đảo biển đa dạng: núi đơn nghiêng, núi khối tảng, núi sót karst và các bãi cát biển trải dài, các vũng vịnh.

+ Về tài nguyên sinh vt, với các HST đặc thù: HST ngập nước ven biển - RNM, phân bố chủ yếu ở ven biển Bà Rịa-Cần Giờ và Cà Mau; HST ngập nước nội địa - rừng tràm, phân bố ở U Minh (Cà Mau, Kiên Giang); HST cửa sông; HST rừng mưa nhiệt đới trên đảo; HST bãi triều và biển nông ven bờ.

Đây cũng là nơi tập trung các Vườn quốc gia (VQG) và Khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQ): đới bờ Nam Bộ mặc dù về mặt diện tích chỉ chiếm 5,0% toàn quốc, nhưng do chứa đựng một thế giới sinh vật rất phong phú nên nơi đây đã có 4/30 (13,3%) VQG và 3/8 (37,5%) KDTSQ thế giới của toàn quốc. Đó là các VQG Mũi Cà Mau (41.089 ha), U Minh Hạ (7.926ha), U Minh Thượng (8.038ha), và Phú Quốc (29.136ha); cùng các KDTSQ thế giới Cần Giờ (75.740ha), Mũi Cà Mau (371.506ha) và ven biển - biển đảo Kiên Giang (1,1 triệu ha).

Đồng thời với các HST đặc thù là các nguồn lợi lớn của cá, tôm, cua, thân mềm,v.v.

2.5.3. V thế và tài nguyên địa-kinh tế + Giao thông vn ti và thương mi

- Nổi bật là hệ thống cng bin của cửa sông hình phễu Đồng Nai, theo quy hoạch như đã nêu ở trên, có cảng tổng hợp quốc gia - cửa ngõ quốc tế Bà Rịa-Vũng Tàu, có Cảng tổng hợp quốc gia - đầu mối khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Thế vượt trội của các cảng cửa sông Đồng Nai thể hiện ở tổng lượng hàng qua các cảng biển ở đây trong các năm đã qua. Nếu như tổng lượng hàng qua các cảng biển của toàn Việt Nam năm 2007 là 181,116 triệu TEU thì riêng 2 cảng Tp Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu đã là 94,44 triệu TEU, tức 52,1% của toàn quốc (trong khi đó hàng qua cảng Hải Phòng có 13,8% cả nước).

- V mt v trí địa lý cửa sông Đồng Nai là ca ngõ của Đông Nam Bộ và phần lớn Nam Tây Nguyên, Cực Nam Trung Bộ (mà nhiều nhà kinh tế muốn ghép vào Đông Nam Bộ), đặc biệt cho cả Tây Nam Bộ. Về mặt quan hệ quốc tế, cửa Đồng Nai còn hơn hẳn cửa Bạch Đằng, do có ưu thế ở trung tâm Đông Nam Á, ở gần với các tuyến hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Ngoài ra khi tuyến hành lang Đông – Tây phía Nam phát triển mạnh, cửa Đồng Nai cũng sẽ là cửa ngõ chính cho hành lang này, nối với Campuchia và Thái Lan.

- V mt cu trúc không gian, cửa sông Đồng Nai có quy mô lớn hơn Bạch Đằng, lòng sông rộng và sâu hơn, vào sâu trong đất liền hơn, có một không gian rộng hơn cho xây dựng cơ sở hạ tầng (đó là chưa kể ở đây điều kiện khí hậu thuận lợi hơn, ít bão hơn). Tuy nhiên phải lưu ý là cửa Đồng Nai không có hệ thống đảo ven bờ che chắn, điều này ảnh hưởng đến điều kiện sóng, gió và dòng chảy, cũng như khả năng bảo vệ an ninh quốc phòng, có thể có những bất lợi hơn.

+ Phát trin nông, lâm, ngư nghip

Đây cũng là một lợi thế lớn của đới bờ Nam Bộ do vị trí ở vĩ độ thấp và ở ranh giới biển và lục địa. Lợi ích lớn nhất của các địa phương ven biển Nam Bộ là phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Có thể so sánh một số chỉ tiêu về ngư nghip (năm 2009, Tổng cục Thống kê, 2011) của 7 tỉnh đới bờ ĐBCL với toàn quốc để thấy được tính vượt trội của các tỉnh này (có diện tích bằng 7,4% và dân số bằng 10,4% toàn quốc, và so với các tỉnh, thành phố ven biển lần lượt bằng 24,0% và 24,6%):

Các ch tiêu so sánh 7 tnh ven bin Nam B Toàn quc T l Diện tích nuôi trồng

thủy sản (ngàn ha) 696,7 1.044,7 66,7%

Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 1994, tỷ đồng)

26.691,4 52.789,2 50,6%

Sản lượng thủy sản

khai thác (tấn) 850.919 2.277.710 37,4%

Sản lượng khai thác

cá biển (ngàn tấn) 604,7 1.568, 8 38,5%

Sản lượng tôm (tấn) 302.502 413.132 73,2%

- Mặc dù có ưu thế về ngư nghiệp, nhưng không phải vì thế mà nông nghip của các tỉnh cửa sông ven biển ĐBCL kém phát triển so với cả nước, trái lại đây cũng là địa bàn có nhiều ưu thế về sản xuất lúa: tổng sản lượng lúa của 7 tỉnh này năm 2009 là 9.247,5 ngàn tấn, chiếm 23,8%

toàn quốc (38.895,5 ngàn tấn), đặc biệt Kiên Giang có sản lượng đến 3.397,7 ngàn tấn, đứng đầu trong cả nước (An Giang thứ hai với 3.383,6 ngàn tấn), còn ở đồng bằng sông Hồng chỉ có Thái Bình (1,11 tr. tấn) và Hà Nội (đã hợp nhất: 1,15 tr. tấn) là đạt mức trên 1 tr. tấn.

- Về lâm nghip mặc dù diện tích rừng không nhiều, nhưng các tỉnh cửa sông ven biển ĐBCL lại sở hữu 2 loại rừng trên đất ngập nước có giá trị lớn về kinh tế, khoa học và bảo tồn, không những của Việt Nam và còn của thế giới, đó là các RNM của Cần Giờ, Cà Mau và rừng tràm của U Minh.

+ Phát trin công nghip và dch v

- Phải thừa nhận rằng trong các tỉnh và thành phố ven biển Nam Bộ chỉ mới có Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu là phát huy được lợi thế vị trí địa lý và ưu thế cấu trúc vùng cửa sông hình phễu để phát triển kinh tế, trong đó có cảng biển, công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Các huyện, thị ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu có đến 12 khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn 6 huyện, thị (diện tích 5.000ha), Tp. Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển lớn của vùng và của cả nước, với khu công nghiệp dịch vụ dầu khí, khu công nghiệp đóng tầu, đồng thời với mở rộng hiện đại hóa các cảng biển, phát triển du lịch và dịch vụ biển.

Tuyến hành lang kinh tế quan trọng nhất là dọc QL 51, nối Vũng Tàu với Biên Hòa và Tp. Hồ Chí Minh và thông với trục đường xuyên Á (trục Đông- Tây phía Nam), phát triển đồng bộ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, mở rộng giao lưu quốc tế, mà dọc theo đó là các KCN và chế xuất.

- Đới bờ ĐBCL vẫn là vùng còn chưa phát huy được lợi thế vị trí ven biển và cửa ngõ của mình. Ở đây một hành lang kinh tế ven biển nối Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh với Sóc Trăng còn chưa hình thành, và cũng như ở CTSH, các trung tâm kinh tế-văn hóa hiện có ở đây nằm quá xa biển. Nếu đánh giá so sánh về vị thế kinh tế giữa các tỉnh ven biển ĐBCL với nhau thì thấy rõ tnh Kiên Giang có lợi thế hơn hẳn về vị trí địa lý, hướng ra vịnh Thái Lan và tiếp giáp

với Campuchia và liên hệ dễ dàng với Thái Lan và Malaixia, đồng thời đã định hình hành lang kinh tế và du lịch Rạch Giá- Hà Tiên, nối với Phú Quốc - một KKT biển tổng hợp và khu nghỉ dưỡng và du lịch quy mô quốc gia và quốc tế.

Nơi đây cần tập trung mọi cố gắng phát triển tuyến hành lang kinh tế ven biển quốc tế nối Kiên Giang với Campuchia và Thái Lan. Đây là tuyến có điều kiện thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển về cả công nghiệp, ngư nghiệp và du lịch-dịch vụ, sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế các khu vực khác trên DVB và nội địa, trong đó Rạch Giá sẽ là trung tâm nghề cá và dịch vụ lớn của cả nước và Hà Tiên trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ biển của vùng, đồng thời là đô thị cửa khẩu phía TN của Tổ quốc.

+ Bo tn và phát trin du lch sinh thái bin

Đới bờ ĐBCL có 4 VQG và 3 KDTSQ thế giới, một tỷ lệ cao so với nhiều vùng ven biển khác của đất nước.

- RNM Cn Giờ là KDTSQ đầu tiên của Việt Nam, nằm trong mạng lưới các KDTSQ thế giới, có HST RNM phong phú về giống loài. Nơi đây đã sớm tổ chức các hoạt động du lịch và tháng 2/2003 đã được Tổ chức Du lịch thế giới công nhận là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới ở nước ta.

- KDTSQ Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận vào ngày 26/5/ 2009 tại Jeju, Hàn Quốc (cùng với Cù Lao Chàm), cũng là địa danh được công nhận là Khu du lịch quốc gia. KDTSQ Mũi Cà Mau có giá trị về khoa học và kinh tế lớn với các đặc trưng sinh thái chính: 1- Hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; 2- Hệ thống chuyển tiếp các HST đặc trưng từ RNM sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; 3- Vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy hải sản cho các vùng biển lân cận.

- KDTSQ ven bin và bin đảo Kiên Giang (gọi tắt là KDTSQ Kiên Giang) được UNESCO công nhận vào 10/ 2006 tại Paris, có diện tích đến 1,1 triệu ha (đứng thứ hai sau KDTSQ Tây Nghệ An- 1,3 triệu ha), bao gồm các huyện Phú Quốc, Kiên Hải, An Minh, Vĩnh Thuận và Kiên Lương, với 3 vùng lõi là: VQG Phú Quốc, VQG U Minh Thượng và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương- Kiên Hải.

KDTSQ Kiên Giang rất phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và các HST, với các mẫu cảnh quan tiêu biểu như: rừng tràm trên đất than bùn, rừng mưa nhiệt đới trên đảo biển và các bãi biển, cảnh quan RNM, cảnh quan rừng tràm ngập nước theo mùa ở Tứ Giác Long Xuyên, v.v. là những thảm rừng tự nhiên ở giai đoạn cực đỉnh nguyên sinh trong HST rừng úng phèn ở Việt Nam.

- Phát huy ưu thế về đa dạng các HST và cảnh quan, kết hợp với đa dạng về văn hóa bản địa, cùng với lợi thế về vị trí địa lý và TNVT, đới bờ ĐBCL có thể phát triển mạnh mẽ du lch sinh thái - du lịch rừng ngập nước, du lịch sông nước vườn quê, du lịch biển đảo, v.v. , với các trung tâm du lịch đã hình thành: Vũng Tàu, Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc.

+ Phát trin kinh tế hi đảo

Nổi bật về kinh tế hải đảo của đới bờ Nam Bộ là thuộc về Phú Quốc và Côn Đảo, cũng như một số đảo của Kiên Hải. Quyết định thành lập KKT Phú Quốc đã nói lên vai trò vị thế của đảo này trong phát triển kinh tế của Tây Nam Bộ. Đó sẽ là trung tâm dịch vụ kinh tế biển, đặc biệt là dịch vụ hậu cần nghề cá, giao thông, thương mại; là trung tâm lớn khai thác tài nguyên biển đảo của Việt Nam, mà trước hết là hải sản và du lịch, và nhờ vị trí trung tâm Đông Nam Á của mình Phú quốc còn có thể trở thành đầu mối giao thương, trung tâm các Hội nghị khu vực và quốc tế.

Côn Đảo cũng có tài nguyên địa-kinh tế không thua kém để trở thành một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan tưởng niệm tầm cỡ quốc gia và quốc tế, một trung tâm phát triển ngành hải sản và các ngành dịch vụ biển khác (dầu khí, giao thông hàng hải, thương mại, cứu hộ...), một vị trí trung chuyển quan trọng.

2.5.4. V thế và tài nguyên địa-chính tr + Phn chung

Việc mở mang khai khẩn ĐBCL gắn liền với các sự kiện lịch sử từ giữa thế kỷ 17. Theo Đào Duy Anh (2005), năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu đã lấy đất Đông Phố, nơi có nhiều kiều dân Việt sinh sống để đặt phủ Gia Định (sau này là tỉnh Biên Hòa và tỉnh Gia Định), với hơn nghìn dặm và hơn bốn vạn nóc nhà. Còn phần đất ở phía Tây, năm 1714 Mạc Cửu (một người Hoa chống nhà Thanh và di cư đến đó lập nghiệp) đã dâng cả miền đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn (bao gồm cả đảo Phú Quốc) và được Chúa phong cho làm Tổng trấn Hà Tiên. Và đến đời chúa Nguyễn Phúc Khoát vào khoảng những năm sau 1757, toàn bộ ĐBCL và các đảo ven bờ đã được người Việt quản lý và khai khẩn. Như vậy ĐBCL chính là vùng đất tiền tiêu - biên giới, có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay, trong đó đới bờ lại càng quan trọng do tiếp giáp với các nước láng giềng.

+ V an ninh quc phòng và li ích lãnh th quc gia trên bin

- Nhiệm vụ này trước tiên thuộc về lớp đảo tiền tiêu-biên giới (Phú Quốc, Thổ Chu) và tiền tiêu (Hòn Khoai, Côn Đảo) (LĐ An và nnk, 2009). Với vị trí tiền tiêu- biên giới đặc biệt, Phú Quốc trở thành một tiền đồn trong vịnh Thái Lan, bảo vệ cho Tây Nam Bộ và toàn vẹn lãnh thổ chung của cả nước; với vị trí gần bờ và hình thành một vùng nước lịch sử, Phú Quốc đã tạo cho lãnh thổ Quốc gia được mở rộng ra biển hàng ngàn kilômét vuông. Đối với Côn Đảo lợi ích về lãnh thổ trên biển cũng vô cùng to lớn, với việc có 3 đảo được chọn làm các điểm chuẩn lập đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải (Tài Lớn, Bông Lang và Bẩy Cạnh), đã tạo nên một vùng nội thủy rộng lớn, bao gồm toàn bộ bể dầu khí Cửu Long, và lãnh thổ được mở rộng ra phía biển khơi cả trăm kilomet. Côn Đảo có vị thế chiến lược quan trọng về quân sự và chính trị, mà các tập đoàn thực dân phương Tây đã nhận biết và dòm ngó từ rất sớm (thế kỷ 16-17), coi đó là “lối vào eo biển Malacca, là chỗ trú cho tầu thuyền châu Âu trên đường tới Trung Quốc”, và người Anh đã chiếm đảo năm 1702. Tại quần đảo có thể theo dõi và kiểm soát được các hoạt động của tầu thuyền trên một phạm vi rộng lớn, và Côn Đảo hoàn toàn có thể xây dựng để trở thành một căn cứ quân sự lớn, vững mạnh ở vùng biển Đông Nam của Tổ quốc.

- Nhìn lại lịch sử Nam Bộ trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước luôn thấy vai trò nổi bật của những cửa sông và đới bờ nói chung. Đó là trận chiến thắng Rch Gm- Soài Mút năm 1785 của Nguyễn Huệ, đánh bại thủy quân của người Xiêm. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhân dân đới bờ Nam Bộ đã sử dụng lợi thế của những RNM, rừng tràm để xây dựng các chiến khu (Rừng Sác Cần Giờ, rừng Tràm U Minh, RNM Cà Mau) bí mật và vững chắc. Nhiều khu rừng ven biển và các cửa rạch đã trở thành các bến đỗ của các “đoàn tầu không số”, là một đầu cầu của “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” huyền thoại, nơi tiếp nhận vũ khí chi viện của Miền Bắc xa xôi.

+ Phát trin quan h quc tế

Do phân bố ở trung tâm của Đông Nam Á về mặt hình học, lại nằm ở gần các đường hàng hải quan trọng trong vịnh Thái Lan và trên Biển Đông, nên các tỉnh ở đới bờ ĐBCL có đầy đủ các điều kiện thuận lợi phát triển quan hệ quốc tế với các nước trong ASEAN, trước hết là với Campuchia và Thái Lan, bằng cả đường bộ và đường thủy. Đặc biệt có thể thiết lập một vành đai kinh tế ven biển quanh vịnh Thái Lan (như kiểu vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ), nối DVB của bốn nước Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaixia.

+ Vn đề địa văn hóa

Xem xét vấn đề địa-văn hóa – địa-chính trị Nam Bộ nói chung và đới bờ ĐBCL nói riêng có thể nhận thấy: 1- Đó là một miền đất mới; 2 - Đó là miền chưa bao giờ là trung tâm chính trị của cả nước; 3- Đó là miền tiếp xúc trước, trực tiếp hơn và lâu hơn với văn hóa phương Tây; đó là miền “đi trước về sau” trên chặng đường giải phóng dân tộc; 4 - Cư dân đến lập nghiệp nơi đây phần lớn là những người năng động, sẵn sàng tiếp thu cái mới; 5- Đất đai mênh mông phì nhiêu,

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)