Các giá trị địa chất-địa mạo nổi bật của kỳ quan

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 105 - 114)

VÀ SINH THÁI CÁC KHU VỰC TIÊU BIỂU

Chương 5 VÙNG BIỂN ĐẢO BẮC BỘ

5.1. VỊNH HẠ LONG - KỲ QUAN ĐỊA CHẤT-ĐỊA MẠO

5.1.2. Các giá trị địa chất-địa mạo nổi bật của kỳ quan

a. Giá tr đa dng địa cht-địa mo (Vịnh và các vùng lân cận)

Các giá trị này được thể hiện ở sự đa dạng về thạch học, hóa thạch, kiến trúc, lịch sử địa chất, môi trường địa chất, và nhất là về địa hình-địa mạo và cảnh quan.

* Thch hc: với phong phú các loại đá trầm tích, trầm tích-phun trào và đá bở rời.

+ Đá trm tích lc nguyên

- Các đá cát kết thạch anh, sét vôi thuộc loạt Sông Cu (D1 sc), phổ biến trên các đảo Ba Mùn, Minh Châu, Sậu Nam, Thoi Xanh, Hạ Mai và Phượng Hoàng.

- Cát kết thạch anh, cát bột kết, đá phiến sét hệ tng Dưỡng Động (D1-2 dđ) ở các đảo Trà Bản, Trà Ngọ và Ba Mùn v.v.

- Cát bột kết, cuội sạn kết chứa than h tng Hòn Gai (T3

n-r hg) ở Yên Lập, Hoành Bồ, Tp.

Hạ Long, Cẩm Phả, và trên các đảo Cái Bầu, Tuần Châu, Hoàng Tân.

- Cát bột kết, cuội sạn kết, đá sét vôi h tng Nà Khut (T2 nk) và h tng Mu Sơn (T3

c ms), ở Hoành Bồ.

- Cát bột kết màu nâu đỏ h tng Hà Ci (J1-2 hc), lộ quanh vịnh Tiên Yên-Hà Cối.

- Cát bột kết, cuội sạn kết h tng Đồng Ho (N1đh)h tng Tiêu Giao (N2 tg) tại Tiêu Giao, Đồng Ho, Xích Thổ và Trới.

+ Đá trm tích ngun gc hoá hc Đá carbonat:

- Đá vôi phân lớp, vôi sét và vôi silic h tng Bn Páp (D2 bp), ở đảo Trà Ngọ và Trà Bản.

- Đá vôi phân lớp xen silic h tng Bc Sơn (C1 - P bs), chủ yếu ở các đảo phía Tây Vịnh Hạ Long. Đá vôi dạng khối, dolomit cũng h tng này, phổ biển ở các đảo trong Vịnh Hạ Long.

- Thạch nhũ: hình thành trong các hang động, cấu tạo từ các tinh thể khoáng vật Aragonit.

Đá silic:

Silic xen trong đá vôi h tng Bc Sơn (C1 - P bs) nêu trên, và trong h tng Bãi Cháy (P2 bc).

+ Đá trm tích ngun gc hu cơ

- Than đá thuc h tng Hòn Gai. Than loại antraxit, có chất lượng tốt, nhiệt lượng 7000 - 8400Kcal/kg; độ tro 1,2 - 1,5%, chất bốc 5 - 10%, lượng lưu huỳnh 0,2 - 1,2%.

- Than bùn có mặt trong các thành tạo trầm tích đầm lầy ven vịnh, quy mô không lớn.

- Đá du Đồng Ho (bắc Hạ Long) với hàm lượng dầu 5,7-12,65%, thuộc h tng Đồng Ho (N1đh, gần đây có tài liệu cho là E3)

+ Đá trm tích-phun trào

- Đá trầm tích lục nguyên xen kẽ vụn núi lửa tufogen h tng Cô Tô (O3 - S ct), lộ ở các đảo Cô Tô, Thanh Lam, Chàng Tây và Con Ngựa v.v.

- Trầm tích-phun trào axit ở Yên Tử; phun trào ryolit lộ xung quanh khu vực Tiên Yên-Hà Cối.

+ Trm tích b ri

- Các trầm tích Đệ Tứ trong vùng có thành phần hạt từ tảng, cuội, sạn, cát, đến bột và bùn sét, đa dạng về nguồn gốc, thuộc các tích tụ đồng bằng thềm, vùng triều, đáy biển, cửa sông, ven bờ đảo, cùng các tàn tích phong hoá ở vùng đồi núi.

- Trầm tích bột và sét dẻo quánh phổ biến ở đáy các hang động, đôi nơi tạo thành lớp trên các vách treo.

*Khoáng vt

Trong khu vực có một số khoáng vật có ý nghĩa về mặt kinh tế khoáng sản và du lịch.

- Kaolinit là sản phẩm phong hóa từ đá trầm tích giàu felspat của các hệ tầng Hòn Gai (T3 nr) Đồng Ho (E3-N), có chất lượng tốt đối với sản phẩm gốm sứ và gạch ngói.

- Thch anh trong trầm tích bở rời, tạo thành dải cồn cát dài 3-4km, có độ hạt đều 0,1-0,4mm, với thành phần SiO2 đến 99,10%, tạo nên mỏ cát thủy tinh Vân Hải (trữ lượng trên 10 triệu tấn).

- Canxít phổ biến trong các khối đá vôi, vi tinh, hạt nhỏ và vừa, nhiều nơi tạo nên các khối, mạch canxit tinh thể lớn màu trắng, có giá trị thăm xem, trang trí.

- Aragonit tạo nên các khối thạch nhũ lóng lánh, đồ sộ, muôn hình vẻ, tăng thêm vẻ đẹp huyền bí cho các hang động Vịnh Hạ Long.

* Hoá thch

Hoá thạch hết sức phong phú, thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau, thuộc hai giới động vật và thực vật, đại diện cho nhiều thời kỳ tiến hoá sinh giới của vỏ Trái Đất vùng Vịnh và lân cận, gồm:

- Thực vật: gặp trong hệ tầng Đồ Sơn (D2 đs), Hòn Gai (T3 nr), Đồng Ho (E3-N), Tiêu Giao (N2 tg).

- Rêu động vật: gặp trong hệ tầng Bắc Sơn (C1-P bs).

- Trùng lỗ: trong các hệ tầng Phố Hàn (D3fm-C1 ph), Tràng Kênh (D2 tk), Bản Páp (D2 bp), Bắc Sơn (C1-P bs), Bãi Cháy(P2 bc).

- Trùng tia: trong hệ tầng Bãi Cháy (P2 bc).

- Bút đá: trong hệ tầng Cô Tô (O3-S ct).

- Răng nón: trong mặt cắt chuyển tiếp Devon và Cacbon.

- San hô: trong các hệ tầng Kiến An (S2-D1 ka); Tràng Kênh (D2 tk), Bản Páp (D2 bp; Dưỡng Động (D1-2 dđ), Bắc Sơn (C1-P bs).

- Ruột khoang lỗ tầng: trong các hệ tầng Tràng Kênh (D2 tk), Bản Páp (D2 bp), - Huệ biển: trong hệ tầng Bắc Sơn (C1-P bs).

- Tay cuộn: trong các hệ tầng Kiến An (S2-D1 ka); Đồ Sơn (D2 đs), Bắc Sơn (C1-P bs), hệ tầng Bãi Cháy (P2 bc).

- Thân mềm: trong các hệ tầng Kiến An (S2-D1 ka); Đồ Sơn (D2 đs), Bắc Sơn; Tiêu Giao (N2 tg).

- Cá cổ: gặp trong hệ tầng Đồ Sơn (D2 đs).

Đặc biệt, phức hệ thực vật Hòn Gai nổi tiếng thế giới với sự phong phú và đa dạng gồm các nhóm: Hạt trần, Dương xỉ, Thân đốt, v.v... đến nay đã phát hiện trên 195 dạng, ngoài những dạng khu vực và thế giới có 50 dạng chưa được nghiên cứu đầy đủ, có trên 62 dạng địa phương độc đáo. Đó là một phức hệ có nguồn gốc lục địa Gondwana phương Nam (trung tâm ở Châu Phi ngày nay).

Các hoá thạch động vật và thực vật còn được lưu giữ trong các tầng trầm tích là những trang sử đá ghi lại những biến cố địa chất vĩ đại và tiến hoá của sự sống trên Trái Đất. Có những nhóm, ngành đã biến mất từ lâu trên Trái Đất như động vật Bút đá, Răng nón và Thực vật cổ.

Có ngành, như động vật Tay cuộn, một thời hưng thịnh ở biển, nay gần như bị tuyệt diệt, chỉ còn lại một vài hậu duệ, gọi là “hoá thạch sống”, trải qua hàng trăm triệu năm mà hình thái hầu như chẳng khác xưa, như con Giá biển (Lingula) hiện vẫn gặp ở Cát Hải. Lại có những nhóm, ngành như Cá cổ, Hai mảnh vỏ, San hô, Trùng lỗ v.v. liên tục thích nghi, tiến hoá và đại biểu của chúng nay vẫn còn phong phú ở Vịnh Hạ Long.

* Đa dng v kiến trúc, cu to và lch s tiến hoá địa cht

Hạ Long và các vùng lân cận là một phần của địa khu Liên hợp Việt-Trung, có lịch sử tiến hoá tách trôi, va chạm và biến cải trong bốn thời kỳ lớn, kéo dài khoảng 3 tỉ năm. Vào thời kỳ Tiền Cambri, móng kết tinh được hình thành; các chuyển động va chạm, tạo núi đã tạo nên siêu lục địa Rodinia vào khoảng một tỷ năm trước, sau này nứt tách ra lục địa Gondwana vào khoảng 550 triệu năm trước. Bước sang thời kỳ Tân nguyên-Cổ sinh giữa, địa khu Liên hợp Việt-Trung được tạo nên nhờ chuyển động tạo núi Caledoni vào cuối kỷ Silur và sau đó hình thành các bể trầm tích sau tạo núi chuyển tiếp lục địa-biển, lắng đọng vật liệu lục địa vụn thô và lục nguyên- carbonat- silic vào kỷ Devon-Carbon sớm. Thời kỳ Cổ sinh muộn-Trung sinh khởi đầu bằng sự hình thành các bể trầm tích carbonat-magnesi dày trên nghìn mét vào kỷ Carbon-Permi và trầm tích silic-lục nguyên vào Permi muộn, rồi chịu ảnh hưởng của các chuyển động kiến tạo Hercyni-Indosini tạo nên các va chạm, tách giãn dẫn đến hình thành trũng chồng gối An Châu và dải địa hào chứa than Hòn Gai-Bảo Đài vào kỷ Trias; sau đó bị phức tạp hoá do tác động của rìa lục địa tích cực vào kỷ Jura-Creta muộn. Cuối cùng là vào thời kỳ Tân sinh (65 triệu năm qua), đã hình thành các cấu trúc khối tảng như khối nâng đơn nghiêng Vân Đồn, khối sụt nếp lõm Hạ Long, khối nâng nếp lồi Cát Bà, địa hào Hòn Gai và trũng Hoành Bồ, có liên quan đến một số sự kiện địa chất lớn như trượt tách hình thành bồn trũng Sông Hồng, tách giãn đáy Biển

Đông và hình thành thềm lục địa hiện đại. Chuyển động kiến tạo qua hàng nhiều triệu năm để lại dấu ấn là những đứt gãy, nếp uốn, địa hào, địa luỹ, bồn trũng v.v. đã tạo nên sự đa dạng cảnh quan địa hình ngày nay và chạm khắc nên những bức tranh cấu trúc sinh động trên các vách đá dốc đứng.

Như vậy Vịnh Hạ Long và các vùng lân cận có lịch sử tiến hoá địa chất sinh động, kéo dài hàng tỉ năm và để lại các phức hệ vật chất phong phú, các đơn vị cấu trúc đặc trưng và độc đáo, phần nào phản ánh qua hình thể bờ, vịnh và đảo ngày nay. Không kể móng đá kết tinh bị chìm phủ của thời kỳ Ẩn sinh, trong thời kỳ Hiển sinh, đã có hơn mười hệ tầng lộ trên mặt có thành phần trầm tích lục nguyên, núi lửa sinh và carbonat-silic có tuổi khác nhau với hơn mười gián đoạn địa tầng, đánh dấu những thay đổi sâu sắc hoàn cảnh cổ địa lý khu vực. Tại Cát Bà, đã phát hiện được ranh giới chuyển tiếp giữa Devon và Carbon, ứng với sự thay đổi lớn về sinh giới và sự biến đổi đột ngột các giá trị cổ từ tương tự như ở Tây Ban Nha. Ranh giới này cực kỳ quý hiếm, có giá trị khoa học đặc biệt mang tầm khu vực và thế giới.

Vịnh ngày nay mới được hình thành trong 7-8 nghìn năm qua. Nhưng để có Vịnh, đã phải có một biển cổ tích tụ tầng đá vôi dày trên ngàn mét hình thành trong khoảng 340-250 triệu năm trước, một thời kỳ xâm thực karst kéo dài trên 20 triệu năm trong môi trường lục địa kỷ Neogen và Nhân sinh và phải có một biển tiến hành tinh liên quan tới Trái Đất ấm lên - băng tan trong hơn vạn năm qua. Các di tích vỏ hầu hà bám trên vách đá Hạ Long ở khoảng độ cao 7-10m có tuổi tuyệt đối trên 40.000 năm là tài liệu xác thực nhất về một đợt biển tiến ở ven bờ Việt Nam vào cuối Pleistocen muộn. Các di tích vỏ hầu hà bám tại các khoảng độ cao 3,5 – 5,5m, có khoảng tuổi 2200 – 5000 năm rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu dao động mực nước biển trong thời gian Holocen ở ven bờ Việt Nam và thế giới, một vấn đề vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết và ứng xử với tình trạng mực nước biển dâng cao do Trái Đất ấm lên hiện nay.

Lịch sử biển tiến Holocen và sự hình thành Vịnh Hạ Long ngày nay được chia thành 6 giai đoạn:

1- Biển tiến Holocen (11.000-7000 năm trước ngày nay) bắt đầu từ cửa vịnh Bắc Bộ, độ sâu khoảng 60m tiến dần vào phía nam Vịnh Hạ Long (8000-7000 năm trước);

2- Biển tiến mở rộng cực đại Holocen (7000-4000 năm trước) Vịnh Hạ Long chính thức hình thành;

3- Biển lùi Holocen giữa-muộn (4000-3000 năm trước), ứng với thời kỳ phát triển văn hoá Hạ Long;

4- Biển lấn (3000-2000 năm trước), Vịnh Hạ Long mở rộng trở lại một phần;

5- Vịnh Hạ Long thu hẹp (2000-1000 năm trước), phát triển đầm lầy sú vẹt, chịu ảnh hưởng của phù sa từ hệ thống Sông Hồng-Bạch Đằng;

6- Vịnh Hạ Long đã và đang mở rộng (1000 năm qua) do mực nước biển dâng cao trong điều kiện nhật triều biên độ lớn.

Dấu vết của các mực nước biển cổ Holocen giữa-muộn ở Vịnh Hạ Long để lại những ngấn ăn mòn dạng hàm ếch khắc lõm vách núi đá vôi và các di tích hàu, hà, giun biển v.v... qua phân tích đồng vị 14C ở hòn Cầu Ngư trên các ngn 3,50m: 2280 ± 60 năm trước (ntr.); 3820 ± 50 ntr.; ngn 4,25m: 3280 ± 60 ntr.; 4,55m : 4100 ± 50 ntr., ngn 4,85m: 4990 ± 90 ntr., 4,90m: 4050 ± 140 ntr., ở gần hòn Đầu Giếng Cụt, ngn 7,05m: > 40.000 trn., 7,80m: 32.960 ± 680 ntr., ở Quang Hanh ngn 5,3-5,5m: 4420 ± 70 ntr.; 9,10-10,1m: > 40.000 ntr. (Doãn Đình Lâm, Boyd W. E., 2002) (lưu ý: các độ cao nói trên cn tr đi khong 2m, vì các tác gi so sánh vi mc nước bin thp nht). Những kết quả phân tích của các chuyên gia Sở Địa chất Nhật Bản cũng cho biết tuổi các ngấn biển cổ trên Vịnh Hạ Long ở độ cao 2–3m có tuổi khoảng 4000-5500 năm trước.

* Đa dng v môi trường địa cht

Hạ Long đã trải qua những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, qua nhiều lần sụt chìm - biển tiến và tạo sơn - biển thoái. Vịnh đã từng là biển sâu có cung đảo núi lửa vào các kỷ Cambri-

Ordovic-Silur (550-410 triệu năm trước), là biển nông vào các kỷ Carbon-Permi (340-250 triệu năm trước), là biển ven bờ vào cuối kỷ Paleogen-đầu Neogen (26-20 triệu năm trước) và trải qua một số lần biển lấn trong kỷ Nhân Sinh (2 triệu năm qua). Xen kẽ là các thời kỳ lục địa có địa hình núi, thung lũng, hồ-đầm lầy, hoặc đồng bằng.

Vịnh Hạ Long mang nhiều giá trị quý giá cho khoa học địa chất kỷ Nhân sinh và địa chất biển. Các bậc thềm biển nâng cao, các bề mặt đồng bằng phân bậc nằm chìm dưới đáy Vịnh, các dòng sông cổ ngập chìm, hang động, trầm tích hang động, các ngấn biển cổ và bệ hầu hà nằm cao trên vách đá là kho tư liệu quý giá nghiên cứu biến động mực nước biển cổ và hiện đại, cũng như ảnh hưởng của chúng tới con người từ các nền văn hoá khảo cổ xa xưa như Soi Nhụ (25.000–7000 năm trước), Cái Bèo (7000–5000 năm trước), Hạ Long (4500–3500 năm trước) và con người ngày nay.

* Đa dng v địa hình - địa mo và cnh quan

+ Hạ Long là mẫu hình tuyệt vời về karst đá vôi trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm, có một quá trình tiến hoá karst hoàn thiện nhất trải qua 20 triệu năm từ thời kỳ Miocen, nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày (khoảng 1000m), khí hậu nóng ẩm và nền kiến tạo nâng chậm chạp trên tổng thể. Ở đây có đủ tất cả các cấp bậc cơ bản của địa hình karst như đồng bằng karst; phễu và thung lũng karst; chóp karst và tháp karst. Trong các khối đá vôi phát triển các hệ thống hang động cổ, hang động đang hoạt động, cả hang động tạo ra do quá trình biển và các ngấn nước hàm ếch rất phát triển do quá trình ăn mòn biển.

Vịnh Hạ Long có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, có thể phân thành 3 nhóm bậc địa hình. Nhóm cao140-220m có các đỉnh cao nhất ứng với mặt san bằng Pliocen. Nhóm 50-130m phổ biến nhất (59%) phát triển vào đầu Đệ Tứ. Nhóm 10-14m chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển vào Pleistocen muộn-Holocen.

Tại đây, rất phổ biến địa hình karst kiểu Phong Tùng (Fengcong) và Phong Linh (Fengling).

Kiểu mẫu Phong Tùng gồm các cụm đồi đá vôi hình chóp nằm kề nhau, điển hình là ở khu đảo Bồ Hòn và Đầu Bê. Các chóp thường có đỉnh cao trên dưới 100m, cao nhất 200m, vách rất dốc.

Kiểu mẫu Phong Linh có các đỉnh tách rời nhau, tạo thành các hòn tháp vách dốc đứng. Có đến hàng trăm ngọn tháp đứng chơi vơi trên mặt biển. Các chóp và tháp bị biển tràn ngập cánh đồng karst, tách rời nhau tạo nên cảnh quan vô cùng đặc sắc.

Biển còn làm chìm ngập các các phễu, hố sụt và thung lũng karst, biến chúng thành những hồ nước mặn (như cụm hồ Ba Hầm nằm sâu trong lòng đảo Đầu Bê) và thành các vũng vịnh nhỏ mà tiếng địa phương gọi là “áng” và “tùng”, ví dụ như áng Vẹm, áng Thảm, tùng Gấu, v.v.

+ Hang động Vịnh Hạ Long rất phong phú, đa dạng, đến nay được biết có 24 chiếc phân bố thành ba tầng cao chính: tầng cao 3-4m phần lớn thành tạo trong Holocen (11 nghìn năm qua) và có liên quan đến dao động mực nước biển trong thời gian này; tầng cao 5–15m và tầng cao 25–50m được thành tạo trong thời gian Pleistocen (khoảng 2 triệu đến 11 nghìn năm trước). Về nguồn gốc thành tạo, chúng thuộc về ba nhóm cơ bản.

- Nhóm th nht là di tích các hang ngm c (hang treo), phần lớn có nguồn gốc là các lối thông thoát nước từ các phễu karst cổ, chạy theo bề mặt phân lớp đá hoặc theo hệ thống khe nứt, có lối đi dốc và có khoảng chênh cao đáng kể, tiêu biểu là hang Sửng Sốt - động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Hoàng Long, Thiên Long, v.v. Hang Sửng Sốt ở đảo Bồ Hòn có lối thông rộng, cao hơn 10m. Động Tam Cung gồm 3 ngăn chênh cao 20m phát triển theo phân lớp đá vôi. Động Lâu Đài ở đảo Cổ Ngựa là một phức hệ các lối thông dài 300m. Động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ nằm ở độ cao khoảng 20-50m, cùng chung một phễu thoát nước. Thiên Cung là một hang lớn, dài hơn 100m và được các vách nhũ đá chia thành nhiều ngăn nhỏ. Hang Đầu Gỗ có dạng một đường hầm lớn, hạ thấp dọc theo một hệ thống khe nứt.

- Nhóm th hai là các hang nn, được hình thành do xâm thực mở rộng ngang, có lối thông gần như nằm ngang, thường liên quan đến các thềm tích tụ hoặc bào mòn nằm ngang mực cơ sở, tiêu biểu là Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông, Hang Trống, v.v. Đa phần các hang nền karst nằm ở độ cao 5 - 15m. Trinh Nữ là hang nền lớn nhất Vịnh Hạ Long, dài 80m, trần cao 12m trên mặt biển

và phát triển qua nhiều giai đoạn. Bồ Nâu là hang nằm ngang dài 70m xen với nhiều nhũ đá cổ.

- Nhóm th ba là các hang hàm ếch, hình thành do quá trình hoà tan của nước biển, và bào mòn do sóng và thuỷ triều, thường có mái trần nằm ngang tạo ra ở mực nước biển hiện tại và ở cả các mực biển biển trong Holocen, thậm chí cả Pleistocen. Khu hồ Ba Hầm gồm tổ hợp 3 hang thông 3 hồ nước mặn với nhau và thông ra biển, với hang ngoài cùng dài 150m, rộng 10m.

Hang Luồn ở đảo Bồ Hòn dài 50m, có mái trần cách mực triều cao khoảng 2m. Các ngn bin có khi gặp vỏ hầu hà cổ bám vào, có độ cao khác nhau từ 2,0-2,5m, 3-5m, 7-8m đến 9-12m, do sóng vỗ và ăn mòn của nước biển ăn lõm vào vách đá, làm cho các đảo dạng nón, tháp, v.v. có đáy thắt nhỏ lại, có nơi tạo hang luồn và hàm ếch góp phần làm tăng vẻ độc đáo, kỳ dị của cảnh quan karst trên biển.

Hình 5.1. Các kiểu địa hình và hang động karst Vịnh Hạ Long (Waltham Tony, 1998) + Đồng bằng karst trên đáy Vịnh bị ngập sâu 3-20m, có bề mặt đáy phức tạp với nhiều mô sót, luống, rãnh ngầm có tính phân bậc khá rõ (1-4m, 6-11m và 12-20m) thể hiện các giai đoạn bóc mòn - mài mòn trước khi bị chìm ngập, được thành tạo từ Holocen giữa. Trên mặt đồng bằng, phát triển các thung lũng karst bị ngập tạo thành các luồng lạch chủ yếu có phương TB- ĐN, dài 5-10km có độ sâu 10-20m.

b. Giá tr m hc

Giá trị mỹ học lần đầu đã tôn vinh cho Vịnh Hạ Long thành Di sản thế giới vào năm 1994.

Vẻ đẹp vô song của cảnh quan tự nhiên bắt nguồn từ các thuộc tính đa dạng địa chất của một vùng karst đá vôi tạo Vịnh ở bờ biển nhiệt đới. Nếu giá trị cảnh quan tự nhiên tuyệt vời đã tôn

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 105 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)