KỲ QUAN ĐỊA CHẤT VÙNG BIỂN ĐẢO BẮC TRUNG BỘ

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 76 - 79)

ĐỊA CHẤT CÁC VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

3.3. KỲ QUAN ĐỊA CHẤT VÙNG BIỂN ĐẢO BẮC TRUNG BỘ

Vùng biển đảo Bắc Trung Bộ có 10 khu vực/địa hệ có giá trị KQĐC đã được Vùng bờ biển Bắc Trung Bộ từ Nga Sơn (Thanh Hóa) đến mũi Hải Vân (ranh giới giữa Thừa Thiên- Huế và Đà Nẵng) phát triển trên nền sụt hạ tương đối Tân kiến tạo của nhiều đới cấu trúc phương TB-ĐN, cắt chúng thẳng góc (ở phía Bắc) hoặc chéo góc (ở phía Nam). Phía cực Bắc là đai tạo núi nội lục Paleozoi sớm Tây Bắc Bộ thuộc phân hệ tạo núi đa kỳ Neoproterozoi-Paleozoi sớm Việt-Trung, còn phía cực Nam là đai tạo núi PZ giữa Đà Nẵng- Sê Kông, ở đoạn giữa là đai tạo núi PZ muộn-MZ sớm Trường Sơn, cùng thuộc phân hệ tạo núi đa kỳ PZ giữa-MZ sớm Đông Dương. Nằm chồng lên các đai tạo núi đó là hệ rift nội lục sau va chạm MZ Sầm Nưa-Hoành Sơn (TV Trị, V Khúc, 2009). Trong phạm vị đới bờ này các thành tạo địa chất và thạch học khá đa dạng, với các kỳ quan địa chất tiêu biểu được nêu trong bảng 3.4.

lập thành hồ sơ, gồm bán đảo Sầm Sơn, nhóm đảo Nghi Sơn-Hòn Mê, Đèo Ngang, đảo Cồn Cỏ, Mũi Lạy-Hồ Xá, hệ cồn cát Quảng Bình, hệ cồn cát Quảng Trị - Thừa Thiên-Huế, hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, vũng Chân Mây và khu vực Lăng Cô-Hải Vân-Sơn Chà.

Đây là vùng có ít đảo, bờ biển tương đối thẳng, định hướng TB-ĐN, bờ biển được cấu tạo chủ yếu từ cát, bị chia cắt bởi một số cửa sông, hình thành các cung bờ nhờ các mũi nhô nổi tiếng, trong đó có mũi Roòn, mũi Lạy, mũi Chân Mây Tây, mũi Chân Mây Đông, mũi Hải Vân. Bờ cát gồm nhiều đê cát đồ sộ mang tính phi địa đới, kèm theo bãi tắm đẹp, trong đó đẹp nhất là bãi Lăng Cô, một trong những bãi biển đẹp nhất nước ta nằm bên bờ vịnh Lăng Cô, vịnh thứ 30 tham gia Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Có thể phân hạng các kỳ quan địa chất khu vực thông qua một số kỳ quan tiêu biểu (bảng 3.4).

*Vịnh Lăng Cô nằm giữa mũi Chân Mây Đông và mũi Hải Vân, hòn Sơn Chà. Cấu trúc hình thái không đặc biệt, nhưng nhờ có bãi cát ven biển đặc sắc mà vịnh được tôn vinh là vịnh thứ 30 đẹp nhất thế giới.

*Vũng Chân Mây nằm giữa mũi Chân Mây Đông và mũi Chân Mây Tây, phát triển trên đới sụt hạ tương đối và là phần sót của vịnh Chân Mây cổ bị lấp đầy bởi các trầm tích biển và sông- biển trong biển tiến sau băng hà lần cuối. Ở ngoài cửa vũng Chân Mây còn giữ lại dấu tích của lòng sông cổ chưa bị lấp đầy hoàn toàn.

Bng 3.4. Kỳ quan địa chất tiêu biểu ở vùng biển đảo Bắc Trung Bộ Nhóm

địa h

Dng địa h Th hng trong vùng

Phân bđặc đim ni bt

Vũng vịnh 2 *Vịnh Lăng Cô

*Vũng Chân Mây, Vùng cửa

sông 3 *VCS Nhật Lệ, Cửa Việt (sông Quảng Trị) - kiểu châu thổ, *Vùng cửa Khẩu, cửa Roòn - kiểu liman

Thuỷ vực

Đầm phá 1 *Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, *Đầm Lăng Cô,

Quần đảo,

cụm đảo 3 *Nhóm đảo Nghi Sơn-Hòn Mê và lân cận

Đảo 3 *Đảo Cồn Cỏ, rộng 2,2 km2, là đảo đá basalt Neogen-Đệ Tứ với 2 phân hệ basalt thực thụ (Q) và trầm tích- phun trào (tuf)(N).

Đảo và bán đảo

Bán đảo 1 *Bán đảo Hải Vân, *Đèo Ngang *Bán đảo Sầm Sơn Khu bờ chạm

trổ đá gốc 3 *Bán đảo Sầm Sơn với các dạng chạm trổ do sóng *Mũi Chân Mây Tây với các dạng chạm trổ do sóng

Bãi biển tích tụ 1

*Bãi Lăng Cô

*Bãi Sầm Sơn ở bán đảo Sầm Sơn.

*Bãi Cảnh Dương ở ven bờ vịnh Chân Mây.

*Bãi Nhật Lệ ở ven bờ cát Quảng Bình.

*Bãi Thuận An, bãi Vinh Hiền ở ven bờ đê cát chắn hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.

*Bãi Chuối ở Mũi Hải Vân, dưới chân bãi là rạn san hô đặc sắc.

Các thành tạo bờ biển

Cồn cát

ven biển 1 *Hệ cồn cát ven biển Bình-Trị-Thiên

Ghi chú: th t thp dn t 1

*Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, một lagun ven biển gần kín (nearly enclosed), khối nước nhạt-lợ (oligohaline-mesohaline), có thể gần như ngọt (limnetic) về mùa mưa, hình dáng kéo dài theo hướng TB-ĐN, dài 68km, rộng 2-10km, sâu trung bình 1,6m và sâu nhất 4m, được hình thành trong Holocen muộn trên đới sụt hạ tương đối Tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại, quy mô lớn (216km2), lớn nhất Đông Nam Á và thuộc loại lớn của thế giới, đê cát chắn đồ sộ và trước đây có tên gọi Đại Trường Sa (từ Cửa Việt tới Vinh Hiền).

*Đầm Lăng Cô, một lagun ven biển kín cục bộ (partly enclosed), đặc trưng khối nước lợ-mặn (polyhaline-euhaline) và thậm chí siêu mặn (hyperhaline) về mùa khô, hình dáng đẳng thước (equilateral) điển hình, dài 6km, rộng 3,5km, sâu trung bình 1,2m và lớn nhất 2m, được hình thành trong Holocen giữa liên quan tới quá trình lấp đầy san bằng vũng vịnh cổ, quy mô nhỏ (16km2) nhưng có giá trị di sản quan trọng, là nơi lưu giữ quần xác Thân mềm biển (tuổi tuyệt đối 5300 năm), dấu tích về một lagun và HST lagun ven biển cổ nhất nước ta (NH Cử, 2006).

*Bán đảo Hải Vân là phần kéo dài của khối Bạch Mã thuộc đai tạo núi PZ giữa Đà Nẵng-Sê Kông, là một hoành sơn lớn nhất nước ta, được thành tạo từ các khối xâm nhập granit thuộc tổ hợp thạch-kiến tạo đồng va chạm Permi muộn-Trias sớm1 Bắc Trung Bộ. Bán đảo Hải Vân có đa dạng địa chất cao và thật kỳ vĩ (grandeur), cùng với khối Bạch Mã trở thành ranh giới tự nhiên phân chia hai miền khí hậu lục địa Bắc (miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến

1 Theo (TV Trị, V Khúc, 2008), granitoid phức hệ Hải Vân có tuổi tuỵệt đối phù hợp là Trias sớm: 236, 250, 245-247 triệu năm (tr.224).

Bắc, có mùa Đông lạnh và lạnh vừa) và Nam (miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có mùa Đông ấm và nóng ẩm quanh năm), là vùng giao thoa của hai vùng địa lý sinh vật Hoa Nam từ phía Bắc và Mã Lai từ phía Nam, là nơi hội tụ mây hình thành tâm mưa lớn nhất nước ta. Tại đây còn có đa dạng sinh học cao và các sinh cảnh độc đáo cả ở dưới biển (rạn san hô Bãi Chuối có tiềm năng bảo tồn biển) và trên rừng, nơi đã hình thành hai Khu văn hoá và môi trường Bắc và Nam Hải Vân, Vườn quốc gia Bạch Mã.

*Bán đảo Sầm Sơn quy mô nhỏ nhưng có giá trị lớn cho du lịch địa chất do được cấu tạo từ các đá biến chất Tiền Cambri của hệ tầng Nậm Cô và đá granit dạng gneis yếu tuổi Carbon sớm của phức hệ Mường Lát, thuộc đai tạo núi nội lục PZ sớm Tây Bắc Bộ. Bán đảo Sầm Sơn có giá trị một điểm danh thắng địa chất (geosite) gần gũi từ lâu và thu hút trí tưởng tượng của con người. Trên đoạn đường từ đền Độc Cước đến đền Cô Tiên có hai tảng đá lớn chênh vênh trên một bệ đá cao. Cặp đá đó từ lâu đời được gọi là hòn Trống Mái – biểu tượng của tình yêu vĩnh hằng. Sự hòa hợp cảnh quan của ngọn núi Trường Lệ với bãi biển Sầm Sơn và cửa Hới của sông Mã đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho toàn khu vực và làm nổi bật bán đảo Sầm Sơn.

Bán đảo Sầm Sơn với tổ hợp đá đa dạng về kiến trúc đá, thành phần thạch học, tuổi từ Proterozoi tới Paleozoi, mức độ biến chất cao. Đá magma xâm nhập axit nhiều pha dạng gneis yếu bị sóng phá hủy mạnh tạo nên các mái dốc có rãnh khía (notch), khối sót và đổ lở, không tạo vách đứng (cliff), đặc trưng cho một dạng địa hình sóng vỗ bờ biển cấu tạo từ các đá granit.

*Mũi Chân Mây Tây ở phía Tây vịnh Chân Mây với tổ hợp đá gồm granit biotit và granit hai mica và đá mạch của các pha xâm nhập khác nhau của phức hệ Hải Vân. Tương tự như ở bán đảo Sầm Sơn, sóng phá hủy bờ không tạo vách đứng mà tạo vách đổ lở và khối sót, đặc biệt trong đó có khối sót hình kim tự tháp đang hấp dẫn khách du lịch.

Một kiểu cảnh quan đặc trưng cho vùng ven biển Bắc Trung Bộ là các hoành sơn, những dải núi phân nhánh từ Trường Sơn đâm ngang ra biển, được tạo thành do các đá thuộc tổ hợp thạch- kiến tạo rìa lục địa tích cực Devon-Carbon sớm hoặc tổ hợp thạch- kiến tạo rift nội lục Trias giữa và trầm tích núi lửa felsic sau cung Jura muộn (TV Trị, V Khúc, và nnk., 2008).

*Đèo Ngang vắt qua một bán đảo tuy nhỏ nhưng nổi tiếng về cảnh quan đẹp, được hình thành từ các đá trầm tích phun trào axit thuộc hệ rift nội lục sau va chạm Sầm Nưa-Hoành Sơn.

Ở phía ĐN bán đảo có điểm khoáng hoá thạch anh kết tinh thành khối lớn độc đáo trong thành tạo ryolit. Đèo Ngang vượt qua dãy Hoành Sơn, ranh giới tự nhiên giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình, ranh giới của 2 tiểu vùng địa lý tự nhiên phần Bắc và Nam của Bắc Trung Bộ, và là đèo lớn đầu tiên trên đường thiên lý Bắc-Nam. Trên đỉnh đèo là Cổng Trời, hiện còn di tích cửa ải Hoành Sơn Quan bằng gạch đá được xây năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng. Đứng trên đỉnh Ngoạn Mục để ngắm cảnh có thể thấy núi non kỳ vĩ, trời biển mênh mông. Phía Tây là những đỉnh núi của dãy Hoành Sơn điệp trùng trong mây trắng, phía Đông là trảng cát kéo dài, uốn lượn theo đường bờ biển. Tô điểm vào bức tranh đó là màu xanh của các rặng phi lao trải dài trên cát. Xa xa là biển cả mênh mông với những hải đảo lô nhô cùng sóng bạc đầu.

Bao nhiêu người đã đến và qua Đèo Ngang và bao nhiêu người chưa từng qua nhưng không thể quên những vần thơ bất hủ của Bà Huyện Thanh Quan làm khi dạo bước qua đây: “Bước ti Đèo Ngang bóng xế tà/C cây chen đá lá chen hoa…”

Vẻ đẹp và cảnh quan thiên nhiên của khu vực Đèo Ngang bắt nguồn từ các đặc tính địa chất của một vùng có chế độ kiến tạo độc đáo. Nhìn các đỉnh núi xếp thành dải kéo dài từ Tây sang Đông, với các đỉnh cao, độ phân cắt lớn, ta có cảm giác như đứng trước một bức tường thành hùng vĩ không thể vượt qua. Các dạng sườn núi dốc thoải đan xen, tạo nên những vách bậc rõ nét. Ðỉnh Đèo Ngang cách mặt biển 256 m. Ở phía đông Đèo Ngang, nơi giáp biển, có mũi Ông, mũi Độc. Ngoài khơi có các đảo Hòn La, hòn Vụng Chùa, Hòn Cỏ, Hòn Gió, v.v. Mỗi đảo là

một thắng cảnh tuyệt vời, ví dụ đảo Chim là nơi có rất nhiều hải âu đen cư ngụ, là một điểm có thể khai thác phục vụ du lịch rất tốt.

*Bãi Lăng Cô là một trong những bãi biển lớn và đẹp nhất nước ta, nằm ở ven bờ vịnh Lăng Cô, bãi dài 11km từ núi Tròn tới cửa An Cư Đông, mặt bãi rộng (40-150m), phẳng và rất thoải, được cấu tạo chủ yếu từ cát nhỏ. Sau bãi là cồn cát hai thế hệ - cồn cát hạt nhỏ màu trắng muối tuổi Holocen giữa (tuổi tuyệt đối 4800 năm) ở phía trong và cồn cát trẻ hơn hạt trung màu vàng nhạt cao hơn ở phía ngoài. Bãi đẹp là một trong những lý do để vịnh Lăng Cô được công nhận là vịnh thứ 30 đẹp nhất thế giới.

*Hệ cồn cát ven biển Bình- Trị-Thiên là thành tạo cát hiện đại đồ sộ nhất nước ta và mang thuộc tính phi địa đới có nguồn gốc hỗn hợp biển-gió. Nguồn cát khổng lồ này chủ yếu do di chuyển ngang từ đáy Vịnh Bắc Bộ trong biển tiến sau băng hà lần cuối. Hệ cồn cát và bãi biển hiện đại kéo dài 210km từ Quảng Trạch (Quảng Bình) tới núi Linh Thái (Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế), nhưng bị gián đoạn bởi một số cửa sông (cửa Gianh, cửa Nhật Lệ, cửa Tùng, cửa Việt, cửa Thuận An) và các mũi nhô đá gốc (Lý Hoà, Mũi Lạy), rộng trong khoảng 0,5-7km, cao trung bình 3-5m, cao nhất trên 40m. Đó là cảnh quan rất kỳ vĩ và độc đáo của những cồn cát trắng trong nắng chang chang tựa như những đồi tuyết ở xứ lạnh.

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)