KỲ QUAN ĐỊA CHẤT VÙNG BIỂN ĐẢO NAM TRUNG BỘ

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 79 - 82)

ĐỊA CHẤT CÁC VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

3.4. KỲ QUAN ĐỊA CHẤT VÙNG BIỂN ĐẢO NAM TRUNG BỘ

Vùng bờ biển từ Đà Nẵng tới Bình Thuận phân bố trên 3 đới cấu trúc khác nhau. Phía Bắc từ Đà Nẵng tới Núi Thành (Quảng Nam) thuộc đai tạo núi PZ giữa Đà Nẵng-Sê Kông bị chồng lên bởi hệ rift nội lục sau va chạm Mesozoi Sông Bung-An Khê. Đoạn giữa từ Núi Thành đến Tuy Hoà (Phú Yên) thuộc địa khu lục địa biến chất cao Tiền Cambri tái biến cải trong Phanerozoi Kon Tum. Đoạn từ Tuy Hoà tới Bình Thuận nằm gọn trong cấu trúc rìa lục địa tích cực MZ muộn Đà Lạt, là một bộ phận của hệ đai động Đông Á (TV Trị, V Khúc, 2009).

Đới bờ Nam Trung Bộ đặc trưng bởi các đảo núi lửa, vũng vịnh ven bờ, đầm phá, mũi nhô đá gốc magma, doi cát nối đảo. Nhờ đa dạng địa chất cao, nhiều khu vực, địa hệ ở vùng biển đảo Nam Trung Bộ có giá trị KQĐC với các tiêu chí khác nhau, điển hình trong đó là 6 KQĐC đã được lập thành hồ sơ, bao gồm nhóm đảo Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn, mũi Cà Ná, bãi đá Cổ Thạch, Mũi Né và đảo Phú Quý. Có thể trình bày khái quát và phân hạng một số kỳ quan địa chất như trong bảng 3.5.

Vũng vịnh được xếp hạng 1 trong vùng và hạng 2 của Việt Nam là các vịnh Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh. Các vũng vịnh được xếp hạng 2 trong vùng và hạng 3 của Việt Nam là vịnh Dung Quất, Quy Nhơn, Vũng Rô, Phan Rang và Phan Thiết.

Vịnh Đà Nẵng, một KQĐC với giá trị mỹ học, khá đẳng thước, dài 12km, rộng 14km, sâu trung bình 15m, sâu nhất 23m, diện tích 116km2. Cửa vịnh hướng về phía Đông Bắc.

Bờ Đông Bắc được cấu tạo từ đá magma xâm nhập axit tuổi Trias sớm của phức hệ Hải Vân, mũi Nam Chơn tựa như đầu một con Rùa độc đáo hướng vào giữa vịnh. Bờ Tây Nam là bờ cát, tại đây hệ tầng Nam Ô đã được xác lập gồm cát biển hạt vừa và nhỏ màu trắng muối tuổi Holocen sớm-giữa, có giá trị làm nguyên liệu thủy tinh. Bờ Đông Nam là bán đảo Sơn Trà với một doi cát nối đảo điển hình. Có 2 sông ở 2 kiểu loại khác nhau đổ vào vịnh Đà Nẵng - sông Cu Đê kiểu liman điển hình và sông Hàn kiểu delta. Núi Sơn Trà không những là điểm vọng cảnh tuyệt vời mà còn là vị trí đặc biệt cảnh giới và phòng thủ bờ biển, cùng với vịnh Đà Nẵng lập thành căn cứ hải quân kiểm soát biển và tác chiến trên biển ở quy mô lớn.

Bng 3.5. KQĐC tiêu biểu ở vùng biển đảo Nam Trung Bộ Nhóm địa

h

Dng địa h Th hng trong vùng

Phân bđặc đim ni bt

Vũng vịnh

1

2

Vịnh Nha Trang Vịnh Đà Nẵng, Vịnh Xuân Đài Vịnh Vân Phong Vịnh Cam Ranh

Vịnh Dung Quất, Quy Nhơn, Vũng Rô, vịnh Phan Rang, Phan Thiết

Vùng cửa sông 3 Cửa Đại (sông Thu Bồn) Cửa sông Cu Đê

Đầm phá 3 Hệ thống 10 đầm phá Nam Trung Bộ, bao gồm: đầm Ô Loan, Trường Giang, An Khê, Nước Mặn, Trà Ổ, Nước Ngọt, Thị Nại, Cù Mông, Thủy Triều và đầm Nại

Thuỷ vực

Hồ nước mặn Quần đảo

cụm đảo 2 Nhóm đảo Cù Lao Chàm

Nhóm đảo Hòn Tre

Đảo 1 Lý Sơn

Phú Quý Đảo và bán

đảo

Bán đảo 2 Cam Ranh

Bán đảo Sơn Trà Mũi Ba Làng An, Mũi Đại Lãnh Bán đảo Phước Mai Bán đảo Hòn Gốm Mũi Cà Ná Mũi Né Khu bờ

chạm trổ đá gốc

1 Ghềnh Đá Đĩa Bãi đá Cổ Thạch Bãi biển

tích tụ 2 Bãi Non Nước, Sơn Trà (Đà Nẵng) Bãi Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) Bãi Nha Trang (Khánh Hoà) Các thành

tạo bờ biển

Cồn cát, thềm

cát ven biển 1

3

Vùng cát đỏ Phan Thiết Cồn cát Phù Mỹ-Phù Cát

Ghi chú: th t thp dn t 1 Vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) rộng 7km, dài 14,2km, sâu trung bình 11m, sâu nhất 18m, diện tích mặt nước 60,8km2, cách thành phố Tuy Hoà khoảng 30km về phía Bắc.

Đây là một thủy vực ven bờ có giá trị KQĐC nhưng đồng thời gắn liền với các di tích lịch sử chiến tranh, vừa được Bộ Văn hoá, Thông tin và Du lịch công nhận Di tích Quốc gia (theo Quyết định số 177/QĐ-BVHTTDL ngày 20 tháng 1 năm 2011).

Vịnh Nha Trang là một Danh thắng Quốc gia đồng thời là vịnh thứ 29 tham gia Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới từ ngày 5/6/2003. Vịnh này có nhóm đảo Hòn Tre chắn ngoài, được cấu tạo từ các đá magma Mesozoi của hệ tầng Nha Trang (phun trào axit và trung tính) và phức hệ Đèo Cả (xâm nhập axit và các đá mạch).

Ở vùng bờ biển Nam Trung Bộ có khá nhiều cửa sông nhưng không lớn, điển hình là VCS Cu Đê kiểu liman và Cửa Đại kiểu châu thổ lông chim đặc trưng cho châu thổ chịu tác động mạnh của sóng và dòng bồi tích cát dọc bờ, thay đổi theo mùa đối xứng nhau, có giá trị cao về học thuật. Tuy nhiên, giá trị kỳ quan này chỉ được xếp hạng 3 trong vùng.

Đầm phá hiện đại, một kiểu địa hệ có giá trị KQĐC được xếp hạng thứ 2 trong vùng, vốn phổ biến ở ven biển Miền Trung Việt Nam (12 đầm phá) nhưng chủ yếu ở Nam Trung Bộ (10 đầm phá). Đây là một loại hình thủy vực ven biển được thành tạo nhờ đê cát chắn ngoài, trong đó có một số đê cát cao đồ sộ chắn ngoài đầm Nước Mặn (Sa Huỳnh), Nước Ngọt, Thị Nại, Cù Mông và Thủy Triều, một số có lịch sử phát triển từ Holocen giữa như đê cát chắn tạo nên đầm Ô Loan và Thủy Triều. Giá trị kỳ quan và di sản địa chất ở đây là sự tồn tại hệ thống đầm phá thuộc nhóm các lagun ven biển vĩ độ thấp, nhiệt đới ẩm, đa dạng về kiểu loại, hình dáng, kích thước, đặc trưng khối nước, lịch sử hình thành và tính ổn định cấu trúc hệ.

Hai nhóm đảo ven bờ tiêu biểu có giá trị KQĐC hạng 2 trong vùng là nhóm đảo Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) và nhóm đảo Hòn Tre (Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà). Nhóm đảo Cù Lao Chàm có 8 đảo, gồm đảo Cù Lao Chàm, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Khô, hòn Cụ, hòn Tai với tổng diện tích là 18km2, nằm cách thành phố Hội An 18km về phía ĐB. Từ năm 1986, Cù Lao Chàm được xác định là rừng đặc dụng theo Nghị định 196/HĐBT và sau này thành Khu bảo tồn theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng vào năm 1993. Hiện nay, Cù Lao Chàm đã được công nhận là khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, đồng thời nằm trong danh mục 16 Khu bảo tồn biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, việc quản lý Khu bảo tồn thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Quảng Nam, nhưng thực thi chủ yếu do chính quyền xã Tân Hiệp. Khu bảo tồn Cù Lao Chàm bao gồm toàn bộ phần trên đảo và vùng nước quanh các đảo với tổng diện tích 6.719ha, trong đó phần trên đảo là 1.544ha và phần biển là 5.175ha. Nhóm đảo Cù Lao Chàm được cấu tạo từ đá magma xâm nhập axit của phức hệ Hải Vân, chủ yếu gồm các đá granit biotit dạng porphyr hạt vừa-lớn. Các thành tạo Đệ Tứ trên đảo điển hình là các thềm biển 1,5-2m, 4-6m và 10m.

KQDC đảo ven bờ Nam Trung Bộ đặc trưng bởi các sản phẩm núi lửa trong Neogen- Đệ Tứ tạo nên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dù các thành tạo basalt bị phá hủy mạnh mẽ bởi động lực ngoại sinh hiện đại nhưng dấu tích miệng núi lửa hoạt động một thời vẫn được bảo tồn tốt và có giá trị di sản quý, xứng đáng là KQĐC hạng 1 trong vùng.

Về cơ bản, vùng bờ biển Nam Trung Bộ thuộc kiểu bờ vũng vịnh tích tụ-mài mòn đang bị san bằng (NT Sơn, T Phùng, 1979), đặc trưng bởi sự phổ biến của các mũi nhô đá gốc và bán đảo, một số trong đó có giá trị kỳ quan và di sản địa chất thuộc hạng 2 trong vùng, như bán đảo Sơn Trà, mũi Ba Làng An, bán đảo Phước Mai, mũi Đại Lãnh, bán đảo Hòn Gốm, bán đảo Cam Ranh, mũi Cà Ná và mũi Né. Hầu hết chúng là sản phẩm của magma xâm nhập axit trừ mũi Ba Làng An là sản phẩm của phun trào basalt trong Neogen. Hơn nữa các bán đảo lớn và nổi tiếng đều được thành tạo nhờ doi cát nối đảo, sản phẩm đặc trưng của quá trình san bằng bờ vũng vịnh trong Holocen.

Có 2 điểm danh thắng địa chất (geosite) có giá trị kỳ quan và di sản thuộc hạng nhất của vùng bờ biển Nam Trung Bộ cũng như toàn vùng bờ biển Việt Nam là Ghềnh Đá Đĩa được cấu tạo từ basalt dạng trụ và bãi đá Cổ Thạch gồm các đá granit.

Ghềnh Đá Đĩa (còn gọi là Gành) thuộc thôn Phú Hạnh, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tên gọi Ghềnh Đá Đĩa phần nào đã phản ánh được đặc điểm của nó. Đá ở đây hình thành từng trụ lục lăng hoặc gần tròn, bị nứt ngang trông tựa các chồng “đĩa”.

Ghềnh Đá Đĩa rộng khoảng 50m và dài hơn 2km. Phía Bắc là mũi đá granit, phía Nam là một vụng nhỏ và bãi cuội basalt dài khoảng 2km; cuối bãi này là khối núi đá basalt nằm ở phía Bắc đầm Ô Loan. Đá basalt của Ghềnh Đá Đĩa và Bắc đầm Ô Loan có tuổi Pliocen, thuộc hệ tầng Đại Nga (βN2). Đá bị nứt theo các mặt thẳng góc với mặt khối đá tạo thành

những cột thẳng đứng, đồng thời lại có những mặt lớp cắt ngang các cột đá thành nhiều đoạn. Với vẻ đẹp tự nhiên hiếm thấy, Ghềnh Đá Đĩa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích thắng cảnh cấp quốc gia, năm 1991.

Bãi đá Cổ Thạch gồm các đá granit và đá mạch của phức hệ Đèo Cả, gần đó là mũi Lagan được cấu tạo từ các đá magma phun trào axit và trung tính của hệ tầng Nha Trang.

Giữa hai khối đá này là các thành tạo Đệ Tứ nguồn gốc biển, đặc biệt trong đó có bãi đá mà thực chất là một đê cuội. Tính đặc sắc và kỳ vĩ của bãi đá Cổ Thạch là đá tạo thành từng khối đứng dạng thoi (fusiform) do đặc tính kết tinh và phá hủy ngoại sinh (chủ yếu là phong hoá cơ học) tạo ra trên quy mô lớn. Với quy mô như hiện nay, có thể lập công viên đá khu vực núi Cổ Thạch. Ở nơi chịu tác động mạnh của động lực biển hiện đại, mái đá và tảng đá được mài nhẵn và không tạo vách.

Có thể xem Mũi Né là ví dụ tiêu biểu của cụm thắng cảnh bán đảo và mũi nhô. Khu vực nằm ở bờ Đông Bắc vịnh Phan Thiết, kéo dài từ mũi đá Hòn Rơm đến mũi đá Ông Địa, có diện tích khoảng 116km2, bao gồm địa phận phường Mũi Né và phường Hàm Tiến, thuộc Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm thành phố 14km về phía Đông.

Mũi Né được cấu tạo từ các đá phun trào axit và trung tính của hệ tầng Nha Trang. Nơi đây được ví như một bức tranh sơn thủy hữu tình, thể hiện tính phân bậc địa hình rõ nét.

Phía trên là những đồi cát đỏ được phủ bởi thảm thực vật khá dày, tiếp theo là những đụn cát trắng, cuối cùng là các bãi biển dài và thoải. Thực ra cát đỏ có mặt ở một số nơi, nhưng quy mô lớn nhất là ở tỉnh Bình Thuận với diện tích khoảng 1.341,9km2.

Thềm cát đỏ-vàng-trắng Phan Thiết về tổng khối lượng cát và diện tích phân bố đồ sộ, gần tương đương hệ cồn cát Bình-Trị-Thiên. Vùng cát đỏ Phan Thiết còn là hiện thân của một vùng có khí hậu đặc sắc của Việt Nam. Không ở đâu cát có nhiều mầu sắc đến như thế, mà đặc biệt là màu sắc của cát lại nói lên tuổi sinh thành của chúng suốt từ Pleistocen giữa-muộn, đến Holocen. Ở đây sự đa dạng về địa chất Đệ Tứ và cảnh quan cồn, thềm cát là nổi bật hơn đâu hết (đó là chưa kể các hồ nước ngọt lớn như Bàu Trắng). Có thể coi nơi đây là một mặt cắt địa chất Đệ Tứ chuẩn quốc gia cần được bảo tồn, nơi có rất nhiều vấn đề địa chất và địa mạo lý thú, trong đó có những đề tài được giới khoa học quan tâm, như vấn đề màu đỏ của cát... Mặt khác trong khối “cát đỏ Phan Thiết” còn chứa hàng trăm triệu tấn sa khoáng biển ilmenit, monazit, đang được thăm dò và khai thác, là một di sản địa chất quý hiếm. Vùng còn có một tập hợp các HST đặc thù vùng khô hạn cần được bảo vệ và nghiên cứu khai thác hợp lý. Tiềm năng du lịch rất to lớn của vùng đang được bước đầu khai thác.

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)