Các kỳ quan địa chất và sinh thái tiêu biểu

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 256 - 263)

VÀ MÔ HÌNH BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ

Chương 11 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

11.1. GIẢI PHÁP LẬP DANH MỤC VÀ XẾP HẠNG ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG

11.1.2. Các kỳ quan địa chất và sinh thái tiêu biểu

Dựa vào đánh giá tổng hợp, danh mục phân cấp các KQĐC và KQST và đề xuất xây dựng hệ thống các khu di sản và khu bảo tồn thiên nhiên biển trình bày trong bảng 11.2.

Bng 11.2. Danh mục đề xuất phân cấp và phương thức bảo vệ các khu vực KQĐC và KQST tiêu biểu ở các VBĐ Việt Nam

KQĐC KQST

TT Khu vực

Tỉnh/

T.phố Quốc tế Quốc gia Địa

phương Quốc tế Quốc gia Địa phương

1. Đảo Trần Quảng Ninh Khu dự trữ tài

nguyên (KBTB) 2. Vịnh Tiên Yên

– Hà Cối Quảng Ninh Danh thắng Khu bảo tồn loài

và nơi cư trú (KBTB)

3. Đảo Cô Tô Quảng Ninh Danh thắng Công viên sinh

thái (KBTB) 4. Quần đảo Bái

Tử Long Quảng Ninh Di sản địa chất và mỹ học (Hạ Long

mở rộng)

Di sản đa dạng sinh học và mỹ học (Hạ Long

mở rộng)

VQG Bái Tử Long

5. Vịnh Hạ Long Quảng Ninh Di sản địa chất và

mỹ học Di sản đa dạng

sinh học và mỹ học 6. Cát Bà-

Long Châu

Hải Phòng CVĐC Di sản đa dạng

sinh học - VQG - Khu bảo tồn loài và nơi cư trú

(KBTB) 7. Đảo Bạch

Long Vĩ Hải Phòng Danh thắng Khu dự trữ tài

nguyên (KBTB) 8. Bán đảo Đồ

Sơn Hải Phòng Danh thắng Danh thắng

9. Vùng cửa sông

Bạch Đằng Hải Phòng Danh thắng

Danh thắng 10. Vùng cửa

Ba Lạt T.Bình-

N.Định Danh thắng - Khu DTSQ

- Khu bảo vệ ĐNN

VQG Xuân Thuỷ

11. Bán đảo Sầm

Sơn Thanh Hóa Danh thắng Danh thắng

12. Nghi Sơn-

Hòn Mê Thanh Hóa Danh

thắng Khu dự trữ tài

nguyên (KBTB) 13. Đèo Ngang -

Hoành Sơn Quan

Hà Tĩnh –

Quảng Bình Danh thắng Danh thắng

14. Đảo Cồn Cỏ Quảng Trị Danh thắng Công viên sinh

thái (KBTB)

15. Cồn cát ven biển Bình Trị

Thiên

Bình Trị

Thiên Danh thắng Danh thắng

16. Hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai

Thừa Thiên-

Huế Danh thắng Khu bảo vệ

ĐNN 17. Vịnh Chân

Mây Thừa Thiên-

Huế Danh

thắng Danh thắng

18. Lăng Cô -Hải

Vân- Sơn Chà Thừa Thiên- Huế và Đà

Nẵng

CVĐC KDTSQ (gồm

cả VQG Bạch Mã, đầm phá

TG-CH)

Khu bảo tồn loài và nơi cư trú

(KBTB)

19. Cù Lao Chàm Quảng Nam Danh thắng KDTSQ Khu dự trữ tài

nguyên (KBTB)

20. Đảo Lý Sơn Quảng Ngãi Danh thắng Khu dự trữ tài

nguyên (KBTB) 21. Vịnh Vân

Phong-Bến Gỏi

Khánh Hòa Danh thắng Danh thắng

22. Vịnh Nha

Trang Khánh Hòa Danh thắng CVST (KBTB)

23. Vịnh Cam

Ranh Khánh Hòa Danh

thắng Danh thắng

24. Quần đảo

Trường Sa Khánh Hòa Danh thắng Danh thắng

25. Đảo Nam Yết Khánh Hòa Danh thắng CVST (KBTB)

26. Quần đảo

Hoàng Sa Đà Nẵng Danh thắng Danh thắng

27. VQG Núi

Chúa Ninh Thuận CVST (KBTB)

28. Vùng cát đỏ

Phan Thiết Bình Thuận CVĐC

29. Hòn Cau Bình Thuận Khu bảo tồn loài

và nơi cư trú (KBTB)

30. Đảo Phú Quý Bình Thuận Danh thắng Khu dự trữ tài

nguyên (KBTB)

31. Khu RNM

Cần Giờ TP HCM Danh thắng - KDTSQ

- Khu bảo vệ ĐNN 32. Côn Đảo Bà Rịa-

Vũng Tầu

Danh Thắng Danh thắng VQG,

CVST (KBTB) 33. VQG Mũi Cà

Mau Cà Mau Danh thắng - KDTSQ

- Khu bảo vệ ĐNN

VQG

34. Đảo Phú Quốc Kiên Giang Danh thắng KDTSQ (Kiên

Giang) - VQG;

- Khu dự trữ tài nguyên (KBTB) 35. Hà Tiên –Kiên

Lương Kiên Giang Danh thắng KDTSQ Kiên

Giang

a. Các hình thc và cp bc bo v KQĐC

*Theo hình thc bo tn và bo v

- Khu di sản thiên nhiên thế giới theo các tiêu chí địa chất học, đa dạng địa chất, mỹ học.

- CVĐC cấp quốc tế và quốc gia

- Danh thắng (kỳ quan) địa chất cấp quốc tế, quốc gia và địa phương.

*Theo cp bc bo tn, bo v k quan địa cht - Cp quc tế

+ Di sản địa chất và mỹ học thế giới: 01 (vịnh Hạ Long-Bái Tử Long)

+ CVĐC cấp quốc gia và quốc tế - 03: Quần đảo Cát Bà-Long Châu; khu vực Lăng Cô-Hải Vân-Sơn Chà, Vùng Cát đỏ Phan Thiết.

+ Danh thắng (kỳ quan) địa chất thế giới: 07 Vùng cửa Ba Lạt, hệ cồn cát ven biển Bình-Trị- Thiên, hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, vịnh Nha Trang, Quần đảo Trường Sa, Quần đảo Hoàng Sa, VQG Mũi Cà Mau.

- Cp quc gia

Danh thắng (kỳ quan) địa chất cấp quốc gia - 15 khu, bao gồm: Vịnh Tiên Yên- Hà Cối, đảo Cô Tô, Bạch Long Vỹ, bán đảo Đồ Sơn, VCS Bạch Đằng, Đèo Ngang, đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn, đảo Nam Yết, đảo Phú Quý, KDTSQ Cần Giờ, Côn Đảo, Phú Quốc, Hà Tiên-Kiên Lương.

- Cp địa phương

Danh thắng (kỳ quan) địa chất cấp địa phương – 03, bao gồm: Nghi Sơn-Hòn Mê, Vịnh Chân Mây, vịnh Cam Ranh. Số lượng loại này và danh sách có thể tăng lên hoặc thay đổi trong tương lai do yêu cầu và đề xuất của địa phương.

- Tôn vinh và tng danh hiu

Đề nghị tôn vinh và tặng danh hiệu KQĐC cấp quốc gia cho các đối tượng cụ thể sau:

+Các bãi cát biển dài và đẹp nhất: Lăng Cô, Bãi Dài (Phú Quốc) và Trà Cổ

+Hang động trong Vịnh Hạ Long: Thiên Cung (hang treo), Sửng Sốt (hang nền) và Hồ Ba Hầm (Hang luồn).

+ Các hòn đảo đá nhỏ có hình dáng kỳ lạ: Hòn Gà Chọi, Hòn Đũa (Vịnh Hạ Long) và Hòn Phụ Tử (Kiên Giang).

+ Các Hồ nước mặn trên đảo: Áng Thảm (Cát Bà).

+ Các thành tạo đá đặc sắc ở bờ biển: Ghềnh Đá Đĩa, Bãi đá Cổ Thạch, Dinh Cậu (Phú Quốc) .

+ Miệng núi lửa cổ đảo Lý Sơn.

+ Vách đá đảo Vĩnh Thực

Hiện tại ở Việt Nam chưa có các luật định cho phép thành lập CVĐC quốc gia. Vì vậy, với ba khu vực Quần đảo Cát Bà-Long Châu; khu vực Lăng Cô-Hải Vân-Sơn Chà và vùng Cát đỏ Phan Thiết có đủ tầm quốc tế để hồ sơ trình UNESCO công nhận là các CVĐC thế giới. Việt Nam cần ban hành các luật về xây dựng CVĐC quốc gia, làm cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ vào hệ thống CVĐC toàn cầu.

Các danh thắng địa chất quốc tế là một hình thức tôn vinh thông qua các bình chọn xã hội và công tác tuyên truyền nhằm quảng bá hình ảnh của Việt Nam. Đó cũng là nguồn để từng bước xây dựng và công nhận thêm các CVĐC thế giới cho Việt Nam. Một số khu vực biển đảo nhạy cảm như Hoàng Sa và Trường Sa, do có sự tranh chấp chủ quyền trong khu vực, khó có thể nhận được vinh danh quốc tế chính thức cho Việt Nam. Việc quảng bá danh hiệu cũng là một hình thức tôn vinh, góp phần từng bước khẳng định vững chắc chủ quyền biển đảo của Việt Nam với hai vùng quần đảo này.

b. Các hình thc và phân cp bo v KQST

* Theo hình thc bo v

- Khu di sản thiên nhiên thế giới đa dạng sinh học và mỹ học.

- KDTSQ thế giới.

- Khu bảo vệ ĐNN theo Công ước Ramsar cấp quốc tế và quốc gia

- KBTB quốc gia và khu vực Đông Nam Á: Khu dự trữ tài nguyên, khu bảo tồn loài và nơi cư trú.

- CVST biển cấp quốc gia (một kiểu khu bảo tồn biển).

- VQG (được khuyến nghị lồng ghép thống nhất với KBTB).

- Danh thắng (kỳ quan) sinh thái cấp quốc tế, quốc gia và địa phương.

*Theo cp bc bo tn, bo v - Cp quc tế

+ Khu di sản đa dạng sinh học - 02 khu: Vịnh Hạ Long-Bái Tử Long, Cát Bà- Long Châu.

+ KDTSQ - 06 khu: Châu thổ Sông Hồng, Cù Lao Chàm, Lăng Cô-Hải Vân- Sơn Chà, Cần Giờ, VQG Mũi Cà Mau, Kiên Giang (Phú Quốc-Hà Tiên-Kiên Lương).

+ Vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế -04 khu: Vùng cửa Ba Lạt (Xuân Thuỷ), đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, RNM Cần Giờ, Mũi Cà Mâu (bãi bồi Tây Nam Cà Mau).

+ Danh thắng (kỳ quan) sinh thái thế giới: Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, Côn Đảo.

- Cp quc gia

+ KBTB – 11 khu: Đảo Trần, vịnh Tiên Yên-Hà Cối, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Hòn Mê, Sơn Chà-Hải Vân, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Hòn Cau, Phú Quốc. Các khu này nằm trong hệ thống các KBTB đã được công nhận và đề xuất mới.

+ CVST biển – 6 khu: (hay công viên biển, VQG biển): Cô Tô, Cồn Cỏ, Nha Trang (Hòn Mun), Nam Yết, VQG Núi Chúa, Côn Đảo. Bản chất CVST biển là KBTB được xây dựng và phát triển theo hướng kết hợp bảo tồn với kinh tế du lịch sinh thái.

+ VQG – 6 khu: Bái Tử Long, Cát Bà, Cửa Ba Lạt (Xuân Thuỷ), Núi Chúa, Côn Đảo, Phú Quốc. Các VQG trên đảo và sát biển được khuyến cáo lồng ghép và hợp nhất với KBTB, quản lý theo quy chế của KBTB.

+ Danh thắng (kỳ quan) sinh thái cấp quốc gia: VCS Bạch Đằng, Hệ cồn cát ven biển Bình- Trị-Thiên, Vịnh Vân Phong-Bến Gỏi. Danh thắng (kỳ quan) sinh thái tôn vinh cho những khu vực có giá trị KQST thực sự, nhưng đã được bảo vệ ở danh hiệu bảo tồn thiên nhiên chính thống khác, hoặc những khu vực chưa được tôn vinh, bảo vệ nhưng tình hình phát triển KT-XH khó có thể quản lý nghiêm ngặt theo các khu trong hệ thống luật định.

- Cp địa phương

+ Danh thắng (kỳ quan) sinh thái cấp địa phương - 04: bán đảo Đồ Sơn, bán đảo Sầm Sơn, Đèo ngang, Vịnh Chân Mây. Trên thực tế, số lượng có thể tăng nhiều do đề nghị của địa phương.

c. H thng công viên bin đảo

Công viên biển (marine park) là một dạng của KBTB (marine protected area), đều là các khu vực, địa hệ có giá trị kỳ quan và di sản thiên nhiên cần được bảo vệ trước tác động của con người cũng như tác động của các quá trình tự nhiên sinh tai biến, nhưng khác nhau cơ bản về phương thức quản lý và bảo vệ. Quản lý công viên biển và KBTB đều là quản lý Nhà nước có sự tham gia của cộng đồng, nhưng khác nhau về cấu trúc không gian và tính chất bảo vệ. KBTB được bảo vệ theo các phân khu chức năng – phân khu bảo vệ nghiêm ngặt các đối tượng KQST (nguồn gien quý hiếm, đặc hữu đang bị đe doạ ở các mức độ khác nhau), phân khu phục hồi sinh thái (phục hồi nguồn gien quý hiếm đã bị tổn thương), phân khu phát triển, được hiểu là vùng đệm, ở đó cho phép các hoạt động KT-XH hạn định và có thể kiểm soát được như thủy sản, du lịch, nghiên cứu khoa học, v.v. Trong khi đó, công viên biển được bảo vệ không theo phân khu chức năng mà theo các điểm tham quan (interesting site), nơi có kỳ quan thiên nhiên (KQĐC, KQST) có giá trị di sản được bảo vệ theo cách giới thiệu cho khách tham quan những giá trị di sản to lớn của kỳ quan và nhu cầu bảo tồn để họ có ý thức không xâm hại tới kỳ quan.

Hệ thống 16 KBTB đã được phê duyệt trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 đều có giá trị TNVT, KQĐC và KQST, trong đó có một số khu có thể đề xuất lập thành CVĐC và CVST.

Theo bản chất tự nhiên, điều kiện KT-XH, kế thừa các đề xuất đã có và cấu trúc chung của hệ thống bảo tồn, hệ thống công viên biển, ven bờ và các đảo Việt Nam được đề xuất như sau:

CVĐC gồm 1- Cát Bà-Long Châu (Bắc Bộ),; 2 - Lăng Cô-Hải Vân-Sơn Chà (Bắc Trung Bộ), 3 - Vùng cát đỏ Phan Thiết (Nam Trung Bộ).

CVST gồm 1 - Đảo Cô Tô (Bắc Bộ), 2 - Đảo Cồn Cỏ (Bắc Trung Bộ), 3 - Vịnh Nha Trang (Hòn Mun) (Nam Trung Bộ), 4 - VQG Núi Chúa (Nam Trung Bộ), 5 - Côn Đảo (Nam Bộ), 6 - đảo Nam Yết (quần đảo Trường Sa).

* Công viên địa cht

Việt Nam chưa có hệ thống CVĐC. Công viên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận gần đây là CVĐC quốc tế như một bước đột phá. CVĐC là một khu vực, địa hệ có đa dạng địa chất cao với một số yếu tố xứng đáng là kỳ quan có giá trị di sản, cho phép phát triển du lịch địa chất kết hợp du lịch sinh thái và văn hoá. Căn cứ vào các giá trị kỳ quan, di sản, đại diện cho các vùng và tính khả thi, bước đầu có thể đề xuất thành lập 3 CVĐC cho vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam (bảng 11.3). Chúng hoàn toàn có đủ điều kiện gia nhập Mạng lưới Quốc tế các CVĐC Quốc gia (INoNG). Trong tương lai, do điều kiện phát triển, có thể sẽ có thêm các đề xuất xây dựng CVĐC quốc gia và quốc tế lựa chọn từ các danh thắng địa chất.

* Công viên sinh thái

CVST (ecopark) là một khu vực có sự đa dạng cao của các HST và sinh cảnh, kèm theo đó là hệ động thực vật đa dạng có một số yếu tố có nguồn gốc do sinh vật tạo nên xứng đáng được tôn vinh là kỳ quan có giá trị di sản lập thành các điểm danh thắng sinh thái (ecosite), nơi cho phép phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch địa chất và văn hoá. Một số thuộc tính mà CVST cần có bao gồm:

- Là khu vực an toàn, nơi mọi người thuộc các lứa tuổi khác nhau có thể cùng chia sẻ các giá trị chung về bảo tồn thiên nhiên theo cách riêng của mình;

- Là khu vực khuyến khích các hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững các sinh cảnh tự nhiên;

- Có sự tham gia ủng hộ của cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của KQST;

- Có môi trường tốt cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và nguồn cảm hứng cho các sáng tác văn hóa nghệ thuật;

- Đóng vai trò hình mẫu phản ánh trách nhiệm của con người trong các ứng xử về môi trường;

- Đóng vai trò thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương thông qua việc thu hút khách du lịch với khả năng cung cấp các sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng.

Căn cứ vào các giá trị kỳ quan, di sản, đại diện cho các vùng và tính khả thi, có thể đề xuất thành lập 6 CVST cấp quốc gia (bảng 11.4). Chúng đều nằm trong danh mục 16 KBTB quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phệ duyệt quy hoạch.

Bng 11.3. Đề xuất thành lập hệ thống CVĐC biển Việt Nam

CVĐC Đối tượng tham quan

1. Quần đảo Cát Bà- Long Châu (Hải Phòng)

- Đa dạng địa chất cao, là đảo lớn thứ ba (sau Phú Quốc và Cái Bầu) nhưng là đảo đá vôi lớn nhất trong hệ thống đảo ven bờ Việt Nam, đặc biệt trên đó có rừng nhiệt đới nguyên sinh có đa dạng sinh học cao với nguồn gen quý hiếm và đặc hữu.

- Cảnh quan vùng đảo đá vôi đặc sắc và kỳ vĩ với nhiều dạng địa hình karst độc đáo - Nhiều điểm danh thắng địa chất có giá trị ngoại hạng như tùng áng (tùng Gấu, tùng Giỏ), hồ nước mặn (áng Thảm, áng Vẹm, tùng Tai Kéo, Hang Gio, v.v.), chúng có nguồn gốc từ các phễu karst bị ngập chìm

- Nhiều hang karst các thế hệ, khác nhau về quy mô, độ cao và tuổi thành tạo, thường gắn liền với các di tích khảo cổ, văn hoá của người tiền sử

- Vách và ngấn biển, kể cả ngấn biển Holocen giữa,

- Hệ thống thềm biển tích tụ Pleistocen muộn, Holocen giữa và Holocen muộn

- Hệ thống bãi cát vôi vỏ sinh vật đặc sắc và duy nhất trong hệ thống đảo ven bờ Việt Nam, nơi từng là bãi đẻ của Rùa biển và hiện được sử dụng tích cực vào du lịch biển

- Rạn san hô viền bờ tạo cảnh quan ngầm độc đáo

- Các điểm lộ hoá thạch, ranh giới các hệ tầng, ranh giới thời địa tầng (chronostratigrahy) và dấu vết phá hủy kiến tạo các thành tạo carbonat Paleozoi

2. Lăng Cô- Hải Vân-Sơn Chà (Thừa Thiên-Huế)

- Đa dạng địa chất cao về địa hệ (vũng vịnh, đầm phá, đảo, bán đảo, mũi nhô đá gốc), thành tạo địa chất, tuổi thành tạo, mức độ kết tinh, v.v., là kết quả của hoạt hoá Mesozoi của đới kiến trúc Hecxinit Trường Sơn với hoạt động magma xâm nhập axit nhiều pha, đồng thời là kết quả của quá trình san bằng và phân cắt địa hình trong Kainozoi.

- Cảnh quan đa dạng, đặc sắc và kỳ vĩ của vùng có hình thái sơn văn tương phản cao.

- Kỳ quan địa chất đầm Lăng Cô là một kiệt tác của các quá trình địa chất có tuổi thành tạo cổ nhất (Holocen giữa) trong hệ thống các đầm phá ven biển Miền Trung Việt Nam và thế giới, nơi lưu giữ quần xác Thân mềm có tuổi tuyệt đối 5.300 năm chôn vùi trong trầm tích đáy trong quá trình thành tạo. Thế hệ thứ nhất của đê cát chắn ngoài cũng có tuổi tương tự.

- Bán đảo Hải Vân là hoành sơn lớn nhất nước ta do kéo dài của dãy Bạch Mã về phía biển.

Ngoài vẻ đẹp đặc sắc và kỳ vĩ, đây còn là ranh giới phân chia hai miền khí hậu Bắc (nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến) và Nam (nhiệt đới gió mùa cận xích đạo), là vùng giao thoa của hai miền địa lý sinh vật Hoa Nam từ phía Bắc và Mã Lai từ phía Nam, đồng thời là nơi hội tụ mây ẩm hình thành tâm mưa (Bạch Mã) lớn nhất nước ta.

- Vịnh Lăng Cô là vịnh thứ 30 tham gia Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Bãi Lăng Cô ở ven bờ vịnh là một trong những bãi biển đẹp nhất nước ta và là một trong 10 kỳ quan địa chất tiêu biểu ở vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam.

- Mũi nhô và bờ đá gốc granit đặc trưng cho bờ không tạo vách mà tạo sườn đổ lở, bãi tảng và khối sót, đặc biệt trong đó có khối sót hình kim tự tháp, bàn đá, con voi, v.v.

- Rạn san hô ở Hòn Sơn Chà và Bãi Chuối có đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất trong các rạn san hô trong Vịnh Bắc Bộ

- Đồng bằng ven bờ vịnh Chân Mây là nơi có mặt đầy đủ các thành tạo Đệ Tứ nguồn gốc biển và sông-biển.

3. Vùng cát đỏ Phan Thiết (Ninh Thuận)

- Cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết, nguồn gốc biển, tuổi Pleistcen giữa (mQ12), dày 50-80m, phân bố rải rác ở nhiều nơi từ Bình Định nhưng chủ yếu ở vùng bờ biển Phan Thiết với diện tích vào khoảng 1.340km2.

- Có thể lựa chọn khu vực phía Đông Bắc thành phố Phan Thiết làm mặt cắt chuẩn Đệ Tứ cấp quốc gia bởi có mặt đầy đủ các thành tạo Đệ Tứ nguồn gốc biển tuổi Pleistocen giữa của hệ tầng Phan Thiết (mQ12) và cát biển chứa sa khoáng ilmenit và zircon, tuổi Pleistocen giữa- muộn (mQ12-3), các trầm tích biển và biển-gió tuổi Pleistocen muộn (Q13), tuổi Holocen sớm- giữa (mQ21-2), Holocen giữa-muộn (mQ 22-3) và Holocen muộn (mQ23), chứa cát thủy tinh và nhiều sa khoáng ilmenit và zircon quy mô lớn, trầm tích Đệ Tứ không phân chia.

- Nơi tập trung đầy đủ các dạng địa hình đặc sắc do gió thành tạo trên cát bở rời (đụn cát dạng luống, dạng barchan,...); cũng là nơi phát triển địa hình vùng bán khô hạn độc nhất ở nước ta, với các dạng địa hình đặc trưng, như pedimen (đồng bằng đá chân núi), sườn đổ lở khối tảng,...

- Đây là khu vực có cảnh quan đa dạng và kỳ vĩ, nơi có cát trắng thủy tinh, cát nâu vàng và cát đỏ với những bí ẩn về màu vẫn đang chờ lời giải.

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 256 - 263)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)