VỊ THẾ VÀ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ VÙNG BIỂN ĐẢO NAM TRUNG BỘ

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 56 - 60)

Đới bờ Nam Trung Bộ thuộc 8 tỉnh và thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, bao gồm 6 thành phố (thuộc tỉnh), 3 thị xã, 5 quận, 22 huyện ven biển, và 2 huyện đảo ven bờ, có diện tích 17.169 km2 và dân số 5.961.900 người (2008), mật độ trung bình 347,2 người/km2 (NT Tưởng, 2010). Điều đặc biệt khác hẳn với Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ là các tỉnh Nam Trung Bộ về mặt hành chính mở rộng ra đến trung tâm Biển Đông, bao gồm hai huyện đảo Hoàng Sa (thuộc Tp. Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc Khánh Hòa) (hai huyn - qun đảo này được mô t riêng dưới đây - mc 2.6). Đới bờ có chiều dài khoảng 1.275km, có hình cong lồi về đông; cắt qua 31 sông, lớn nhất là Thu Bồn (lưu vực 10.350km2). Hàng năm các sông đổ ra biển khoảng 55 tỷ m3 nước (lớn nhất là Thu Bồn - 20 tỷ, Ba - 9,7 tỷ m3) và khoảng 5 triệu tấn bùn cát. Đới bờ Nam Trung Bộ là nơi có nhiều vũng vịnh nhất so với cả nước - 31, chiếm 64,6%, trong đó có những vịnh đã nổi tiếng thế giới như Cam Ranh, Nha Trang, Đà Nẵng. Ven bờ có 200 đảo với tổng diện tích 172 km2, trong đó có 2 huyện đảo là Lý Sơn và Phú Quý, cùng 5 xã đảo trực thuộc các đơn vị hành chính trên bờ. Những yếu tố vị trí địa lý và cấu trúc không gian tạo nên giá trị của vị thế đới bờ Nam Trung Bộ có thể kể:

+ Có điều kiện khí hậu không có mùa đông lạnh và ít bão hơn phía Bắc;

+ Là phần nhô ra gần trung tâm Biển Đông nhất so với toàn đới bờ Việt Nam, đồng thời cũng gần với các tuyến đường hàng hải quốc tế nhất;

+ Có nhiều vũng vịnh có giá trị lớn về vị thế kinh tế và vị thế quân sự;

+ Khác với Bắc Trung Bộ ở đây có một hậu phương rộng lớn là Tây Nguyên, với tiềm năng rất lớn về nông lâm sản và khoáng sản, đồng thời còn là cửa ngõ cho các nước phía Tây là Lào và Campuchia, đầu ra của các tuyến hành lang Đông-Tây phía Nam;

+ Là phần nối Bắc Trung Bộ, nơi còn nhiều khó khăn và kém phát triển hơn với Đông Nam Bộ, là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, với các tuyến đường trục B-N và Đ-T;

+ Cùng với Nam Bộ có vị trí là trung tâm của Đông Nam Á, nằm ở phần chuyển tiếp của Đông Nam Á lục địa sang Đông Nam Á quần đảo, tiếp cận trực tiếp với phần đáy sâu của Biển Đông do thềm lục địa hẹp.

2.4.2. V thế và tài nguyên địa-t nhiên

+ Khác hẳn với Bắc Trung Bộ và Nam Bộ, đới bờ Nam Trung Bộ có đặc điểm là núi đồi thường xuyên kéo ra sát bờ biển và ăn lan cả xuống biển. Điều này tạo nên đặc thù của đới bờ về phương diện địa mạo, với sự phát triển khá rộng rãi của các bờ đá mài mòn, nhất là ở phần phía Nam, tạo nên nhiều mũi nhô, mà giữa chúng là các bờ lõm với những bãi cát trải dài tạo những bãi tắm đẹp. Mặt khác về địa chất, tuyệt đại đa số các đồi núi ven biển và hải đảo đều tạo bởi đá magma, cả xâm nhập và phun trào. Điều này đã tạo ra rất nhiều cảnh quan hấp dẫn, nhiều thắng cảnh, nhiều di sản địa mạo-địa chất quý giá, như Hải Vân-Lăng Cô (TĐ Thạnh và nnk, 2008), Cù Lao Chàm (ĐV Bào và nnk, 2006), Lý Sơn (LĐ An, 2005), Phú Quý (TT Hiếu, NĐ Đàn, 2008), vịnh Xuân Đài, vịnh Nha Trang, Ghềnh Đá Đĩa,...

+ Một đặc thù nữa của đới bờ này là các vịnh lớn được thành tạo do quá trình tích tụ nối đảo mà thành (kiểu Tombolo), mà điều này thì khác hẳn với Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đó là vịnh Đà Nẵng, vụng Làng Mai, vụng Cù Mông, vịnh Xuân Đài, Văn Phong, Cam Ranh, mà tính ưu việt của chúng là có đáy sâu và không bị nạn sa bồi do không liên quan với các cửa sông mang nhiều phù sa tới. Một đặc thù nữa về tự nhiên là do kết quả tương tác của các quá trình vật lý khí quyển-đại dương với địa hình đáy và bờ, tại vùng biển phía Nam của đới bờ đã hình thành vùng nước trồi mạnh, là yếu tố chi phối tới điều kiện tự nhiên, sinh thái và nguồn lợi của đới bờ. Vào mùa nước trồi mạnh ven bờ và ngoài khơi Khánh Hòa và Ninh Thuận-Bắc Bình Thuận hình thành các khu vực có nguồn lợi cao về cá và thân mềm hai mảnh vỏ.

+ Ngoài các yếu tố về điều kiện tự nhiên đa dạng, đới bờ còn sở hữu một thế giới sinh vật phong phú, với các HST nhiệt đới tiêu biểu, trong đó có RNM, rạn san hô, thảm Cỏ biển, với các khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, VQG Núi Chúa (Ninh Thuận); tuy nhiên chúng đang bị tác động mạnh mẽ và nhiều nơi bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn lợi thủy sinh của đới bờ là rất to lớn, ngoài Cá còn Thân mềm (nhóm hai mảnh vỏ, chân bụng, chân đầu), Giáp xác (tôm, cua...).Cũng phải kể đến nguồn tài nguyên khoáng sản trong đới bờ khá phong phú và đa dạng, ngoài vàng còn có titan và cát thủy tinh trữ lượng tổng tài nguyên hàng trăm triệu tấn, bể trầm tích Kainozoi Phú Khánh (dọc kinh tuyến 1100 Đ) được dự báo tiềm năng thu hồi dầu khí khoảng 400 triệu tấn dầu quy đổi (LĐ Tố, 2009).

2.4.3. V thế và tài nguyên địa-kinh tế

So với Bắc Trung Bộ giá trị vị thế của đới bờ Nam Trung Bộ lớn hơn hẳn do có ưu thế về vị trí địa lý cũng như về cấu trúc không gian của vùng.

+ V trí thun li cho khai thác tài nguyên bin

Như trên đã nêu, đới bờ Nam Trung Bộ tạo một vòng cung lồi về phía trung tâm Biển Đông, có một HTĐVB khá phát triển, với 2 huyện đảo và 5 xã đảo, lại có chỗ dựa phía biển khơi là 2 huyện-quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho khai thác tài nguyên biển, trước hết là hải sản, được thể hiện rõ trong bảng 2.8.

Bng 2.8. So sánh một số chỉ tiêu về đánh bắt hải sản (2009) Ch tiêu so sánh 8 tnh Nam

Trung B (a) 6 tnh Bc

Trung B (b) T l %

(a/b) 28 tnh, Tp ven

bin toàn quc (c) T l%

(a/c) Tổng công suất tàu đánh

bắt xa bờ (ngàn CV) 1.147,3 321,2 3,6 3.721,7 0,31

Giá trị sản xuất thủy sản

(giá so sánh 1994) (tỷ đ) 7.060,0 2.775,9 2,5

Sản lượng thủy sản khai

thác (tấn) 641.734 234.571 2,7

Sản lượng cá biển (tấn) 482.700 166.700 2,6 1.540.800 0,31

Dân số (người) (2009)

8.762.095 10.073.336 0,87 42.400.161 0,20

Ngun: Tng cc Thng kê, 2011 Để so sánh căn cứ vào dân số (2009): về chỉ tiêu này 8 tỉnh và thành phố duyên hải Nam Trung Bộ bằng 0,87 lần 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, và bằng 0,20 lần 28 tỉnh thành ven biển toàn quốc. Trong khi đó tất cả các chỉ tiêu về đánh bắt hải sản, duyên hải Nam Trung Bộ đều gấp từ 2,5 đến 3,6 lần Bắc Trung Bộ, có nghĩa là nếu tính bình quân đầu người thì gấp từ 2,8 đến 4,1 lần. So với 28 tỉnh ven biển toàn quốc, nếu tính bình quân đầu người, duyên hải Nam Trung Bộ cũng gấp đến 1,55 lần về sản lượng cá biển và tổng công suất tầu đánh bắt xa bờ. Điều đó đã một phần nói lên ưu thế về vị trí địa lý so với Bắc Trung Bộ và toàn đới bờ nói chung.

+ V trí cho xây dng các cơ s kinh tế ln

Vị thế quan trọng của đới bờ về kinh tế được thể hiện trước hết là tại đây đã được xây dựng 5 KKT ven biển (trong tổng số 15 của đới bờ toàn quốc). Đó là KKT mở Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hòa) và Nam Phú Yên, với tổng diện tích 211.000 ha (riêng KKT Vân Phong 150.000 ha). Nhiều dự án lớn tại các KKT đã hoàn thành và hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế (Nhà máy lọc dầu số 1, Nhà máy đóng tầu, Nhà máy cơ khí...).

Ngoài các KKT, trên phạm vi các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ những năm 2003 đến nay đã xây dựng 20 KCN với tổng diện tích 3.500ha. Các KCN này cũng đã thu hút được hàng trăm dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Như vậy đới bờ Nam Trung Bộ đã hình thành các hành lang kinh tế giáp biển rõ nét, trong đó nổi bật là hành lang Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Ngãi và Bình Định-Phú Yên,...

+ V trí cho xây dng các ngành kinh tế dch v

Có thể nói hơn hẳn Bắc Trung Bộ và ven biển CTSH và Cửu Long, tại đới bờ này hội tụ đầy đủ các điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, đặc biệt là giao thông vận tải, khai thác hải sản và du lịch.

- V h thng cng bin, được sự ưu đãi của thiên nhiên, Nam Trung Bộ có được ưu thế tuyệt đối so với các vùng miền khác, ở quy mô và chất lượng vũng vịnh, cũng như vị trí phân bố gần các tuyến đường hàng hải quốc gia và quốc tế. Trong danh mục phân loại cảng biển Việt Nam, trong 11 cảng biển loại I của toàn quốc thì Nam Trung Bộ có đến 4. Đó là Tiên Sa (Đà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định) và Vân Phong (Khánh Hòa).

Về chức năng, cảng Vân Phong là một trong 3 cảng tng hp quc gia ca ngõ quc tế của toàn quốc; Nam Trung Bộ cũng có đến 5 cảng thuộc cấp cng tng hp quc gia đầu mi khu vc (trong 14 cảng toàn quốc): Tiên Sa, Sa kỳ, Dung Quất, Quy Nhơn và Nha Trang-Ba Ngòi.

Điều đặc biệt là cảng Vân Phong được đầu tư xây dựng để đóng vai trò cng trung chuyn quc tế ln của Việt Nam, với khu bến Đầm Môn cho trung chuyển công ten nơ quốc tế (cho tàu lớn và cực lớn, >9.000 TEU), khu bến Nam Vịnh Vân Phong cho trung chuyển dầu thô và sản phẩm dầu (tầu 40 vạn DWT). Đó là chưa kể vịnh Cam Ranh, một vịnh có ưu thế to lớn về địa-quân sự cấp khu vực.

- Về h thng đô th ven bin, hơn đâu hết ở đới bờ này đã tồn tại sẵn các thành phố giáp biển, điều mà Bắc Trung Bộ chưa có, là đầu mối giao thông và các dịch vụ khác và là trung tâm phát triển kinh tế biển, với các tuyến trục đường B- N và Đ-T (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết). Đối với đới bờ Nam Trung Bộ, vấn đề xây dựng tuyến đường bộ giáp biển thật ra không quan trọng như các vùng khác, vì nhiều đoạn đã có sẵn, mà vấn đề là phát triển các tuyến đường ngang lên Tây Nguyên và các cửa khẩu phía Tây. Cũng phải nhận thấy một thuận lợi lớn là, khác với đới bờ Bắc Bộ nơi tiếp nối với hậu phương (Việt Bắc và Tây Bắc) phải vượt qua nhiều hệ thống sông lớn, ở đây nối với hậu phương Tây Nguyên là trực tiếp, không qua sông ngòi, mà chỉ phải vượt qua các đèo, mà về một mặt nào đó còn làm tăng thêm vẻ đẹp của tuyến đường (đèo Ngoạn Mục).

- Một thế mạnh về vị thế kinh tế của đới bờ này là phát triển du lch bin đảo, do có lợi thế về danh lam thắng cảnh, bãi tắm, đảo đá, với nhiều di sản và kỳ quan địa chất-địa mạo và sinh thái, cùng các di tích văn hóa, lịch sử. Đã hình thành ở đới bờ này một số địa bàn và tuyến du lịch trọng điểm quốc gia, trong đó có những trung tâm, khu du lịch có sức cạnh tranh cao, như Mỹ Khê-Non Nước (Đà Nẵng), Hội An-Cửa Đại (Quảng Nam), Nha Trang, Phan Thiết-Mũi Né, v.v. Cũng ở đới bờ này còn có điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là trên các đảo Cù Lao Chàm, Lý Sơn và Phú Quý, đồng thời với các dịch vụ thương mại, hàng hải, cứu hộ trên biển; cũng như tổ chức các sự kiện văn hóa-thể thao biển quốc gia và quốc tế.

Đới bờ này cũng có thể xây dựng các Khu bảo tồn biển lớn, mà Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa là bước đầu tiên.

- Về vai trò ca ngõ cho Tây Nguyên và Nam Lào, Campuchia của đới bờ này là có nhiều cơ hội phát triển, do tiềm năng kinh tế của các địa phương đó là rất lớn, nhất là về cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp khai khoáng. Các đô thị-cửa ngõ ven biển đã hình thành (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang...), nhưng chưa đủ, đặc biệt là ứng với phần Bắc Tây Nguyên: lối ra cho Kon Tum hiện nay chủ yếu là Đà Nẵng và Quy Nhơn khá xa, trong khi Quảng Ngãi lại chưa có vai trò xứng đáng; và vấn đề chủ yếu ở đây là xây dựng các tuyến

đường ngang Đ-T, bổ sung và nâng cấp mạnh mẽ hơn. Đầu tư xây dựng các cửa khẩu quốc tế với Lào và Campuchia và xây dựng các tuyến đường Đ-T đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong đó có du lịch là nhằm khai thác tốt vai trò cửa ngõ này.

2.4.4. V thế và tài nguyên địa-chính tr

+ Trong vai trò bo v đất nước, là một vòng cung lồi ra biển khơi, đới bờ Nam Trung Bộ có điều kiện rất thuận lợi, và đồng thời đó cũng là chức năng nữa. Thuận lợi không chỉ về vị trí địa lý, về sự tồn tại của các đảo ven bờ để có thể tiếp cận nhanh chóng với các đối tượng trên biển khơi, mà còn do chính đặc điểm của địa hình đới bờ, cấu tạo bởi các đá magma, tạo nên các mũi nhô và các đỉnh núi sót cả trên đảo và cả trên bờ, là địa bàn lý tưởng cho quan sát và xây dựng các công trình quân sự, cũng như tạo nên các vũng vịnh là những căn cứ hải quân vững chắc. Ở đây vai trò đặc biệt quan trọng thuộc về các đảo Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Cù Lao Xanh, Hòn Tre, Phú Quý và các bán đảo Sơn Trà, mũi Nam Châm, Ba Làng An, bán đảo Phước Mai, mũi Đại Lãnh, bán đảo Hòn Gốm, mũi Đá Vách, mũi Dinh, La Gan, mũi Né, Kê Gà, cũng như các vũng vịnh đã nêu ở trên. Khác với Bắc Trung Bộ và Nam Bộ, đới bờ này có được một hậu phương rộng lớn là Tây Nguyên, khắc phục được việc phòng tuyến bảo vệ trải quá dài (1.300 km).

Nhiều người đã cho rằng Tây Nguyên có vai trò địa-chính trị và địa-quân sự quan trọng cho cả Đông Dương, điều đó cũng đã làm tăng mạnh mẽ vị thế của đới bờ Nam Trung Bộ này; và đó cũng là một mối quan hệ tương hỗ, với sự gắn kết chặt chẽ và hữu cơ. Tuy nhiên có một vài nhà địa lý đã tách Tây Nguyên ra khỏi Miền Trung, hoặc trong một số văn bản Nhà nước chúng ta vẫn thấy xuất hiện cụm từ “Miền Trung và Tây Nguyên”, đó là một sai sót cơ bản, vì theo chúng tôi Tây Nguyên đã, đang và sẽ thuộc về Trung Bộ (nước ta chỉ có Bắc Bộ + Trung Bộ + Nam Bộ, trong đó Nam Trung Bộ bao gồm Tây Nguyên và các tỉnh ven biển hay duyên hải từ Đà Nẵng đến Bình Thuận)3.

+ Vai trò m rng lãnh th quc gia trên bin ca đất nước

Vai trò này được giao cho các đảo ven bờ và như chúng ta đã thấy, các đảo Lý Sơn, Hòn Ông Căn, Hòn Đôi và Hòn Hải của Nam Trung Bộ đã được Chính phủ chọn làm các điểm chuẩn để xác định đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải. Nhờ có vị trí không gian của các đảo đó mà vùng nội thủy của Việt Nam đã được mở rộng đáng kể và tiếp bên ngoài là vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế, với nhiều ngư trường tiềm năng lớn về hải sản và các bể Kainozoi tiềm năng về dầu khí, cũng như tiếp cận với các tuyến đường hàng hải quốc tế.

+ Vai trò trong quan h quc tế và nâng cao uy tín quc gia

Phải nói ngay rằng chính đới bờ Nam Trung Bộ hơn đâu hết có vị trí thuận lợi cho phát triển mở rộng quan hệ quốc tế nâng cao uy tín của Việt Nam, nhờ hệ thống cảng biển quốc tế lớn của mình, nhờ các KKT và KCN có sự đầu tư đông đảo của nước ngoài, nhờ là lối ra cho các tuyến hành lang Đông-Tây và gần với các tuyến hàng hải quốc tế, và nhờ nằm ở trung tâm Khu vực Đông Nam Á, trên trục bản lề giữa Đông Dương và Biển Đông. Mặt khác như đã phân tích, đới bờ Nam Trung Bộ là phần chuyển tiếp của Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á quần đảo trải dài trên 1.000km theo phương B-N, nên còn có vai trò gắn kết Việt Nam với các nước trong khu vực thông qua các tuyến hành lang Đông- Tây và Bắc- Nam, không những trên bộ mà còn cả trên biển, với các tuyến hàng hải nối với Philippin, Inđônêxia, Malaixia,... Cùng với việc phát triển kinh tế biển mạnh mẽ trên vùng biển chủ quyền, đặc biệt trên các huyện đảo ven bờ và huyện-quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (còn đang bị chiếm đóng), đới bờ Nam Trung Bộ sẽ có

3 Trong “Niên giám Thống kê”, Tổng cục Thống kê chia Trung Bộ thành 2 phần: 1/ Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung và 2/ Tây Nguyên. Tạm ổn. Nhưng chính xác ra phải gọi là: “Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, vì duyên hi Min Trung là đã bao gồm cả Bắc Trung Bộ (ở đây chỉ có các tỉnh giáp biển).

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)