ĐẢO BIỂN HÒN MUN - KỲ QUAN SINH THÁI

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 201 - 205)

VÀ SINH THÁI CÁC KHU VỰC TIÊU BIỂU

Chương 7 VÙNG BIỂN ĐẢO NAM TRUNG BỘ

7.3. ĐẢO BIỂN HÒN MUN - KỲ QUAN SINH THÁI

Hòn Mun là khu vực trung tâm của Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khánh Hòa. Khu bảo tồn biển này gồm các đảo nằm trong Vịnh Nha Trang như: Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm và Hòn Ngọc. Khu bảo tồn Hòn Mun ra đời năm 2001 với sự phối hợp thực hiện của Bộ Thủy sản, UBND tỉnh Khánh Hòa và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới. Khu bảo tồn này rộng khoảng 160km2, trong đó có 38km2 mặt đất và

122km2 mặt nước biển. Khu vực có nhiều HST quan trọng như HST rạn san hô, HST thảm cỏ biển và HST rừng ngập mặn còn được bảo tồn khá tốt.

7.3.2. Đa dng sinh hc a. Đa dng thành phn loài

Cho tới nay đã ghi nhận được 2.979 loài sinh vật biển có trong vùng nước xung quanh các đảo thuộc vịnh Nha Trang. Trong số các nhóm sinh vật bắt gặp thì cá biển có số lượng loài cao nhất (796 loài), tiếp đến là thân mềm (490 loài), giun nhiều tơ và da gai (mỗi nhóm có 339 loài), giáp xác (309 loài), san hô có 206 loài (bảng 7.2).

Rong bin: gồm 248 loài thuộc 116 giống trong 49 họ, trong số này có 40 loài sống trên cạn, 4 loài sống vùng đáy bùn, 17 loài sống đáy cát, 164 loài phân bố ở vùng triều rạn đá và 20 loài bắt gặp trong rạn san hô.

Bng 7.2. Đa dạng sinh học ở khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang

Nhóm sinh vt Ngành Lp H Ging Loài

Rong biển 4 49 116 248

Cỏ biển 1 2 5 7

Động vật phù du 5 6 42 88 234

San hô 1 1 25 74 206

Giun nhiều tơ 1 1 48 171 339

Thân Mềm 1 2 62 164 490

Giáp xác 1 1 92 137 309

Da gai 1 5 44 86 339

Cá biển 1 125 351 796

Thú biển 1 1 5 11 11

Tng cng 16 17 494 1203 2979

Ngun: VS Tun và nnk, 2002 San hô: tổng số 206 loài san hô đã được phát hiện có trong vịnh Nha Trang. Trong số đó có 169 loài san hô tạo rạn thuộc 55 giống trong 16 họ, 28 loài san hô mềm trong 9 giống thuộc 4 họ; 4 loài san hô thủy tức (Gorgonacea) trong 3 giống thuộc 3 họ, và 5 loài san hô lửa Milleopora. San hô tạo rạn là nhóm chiếm ưu thế trong quần xã rạn san hô với họ Acroporidae chiếm tới 40 loài. Họ Faviidae có số lượng giống cao nhất với 13 giống đã được phát hiện.

Thân mm: tổng số 490 loài thân mềm thuộc 164 giống trong 62 họ đã được phát hiện. Trong đó lớp chân bụng 429 loài và hai mảnh vỏ 68 loài. Số lượng loài có mặt trong vịnh Nha Trang chiếm tới 61% tổng số loài đã được phát hiện ở tỉnh Khánh Hòa.

Giáp xác: tổng số 309 loài trong 137 giống, thuộc 92 họ đã được ghi nhận có trong vùng biển vịnh Nha Trang và chiếm tới 22% tổng số loài giáp xác đã được phát hiện ở Việt Nam.

Trong số này, 186 loài đã được công bố và mô tả chi tiết, 169 loài chỉ ở dạng danh sách và phần lớn chúng được thu thập trên nền đáy cứng.

Cá bin: khu hệ cá vùng biển vịnh Nha Trang rất giàu có với 796 loài trong 351 giống thuộc 125 họ đã được phát hiện (trong số đó có tới 420 loài là cá rạn san hô) (NV Quân, 2010). Đây là vùng biển có tính đa dạng cao hơn Cù Lao Chàm, Cù Lao Cau, Côn Đảo và Phú Quốc. Một số loài quý hiếm vùng biển ven bờ Việt Nam đã được phát hiện ở vịnh Nha Trang.

Thú bin: phần lớn Thú biển có trong danh mục là những loài di cư. Chỉ có duy nhất loài Cá heo trắng Sousa chinensis được phát hiện có trong vùng nước xung quanh vịnh Nha Trang. Tuy nhiên loài này cũng đang bị đe dọa từ các tác động của yếu tố tự nhiên và con người.

b. Đa dng h sinh thái và sinh cnh

H sinh thái rn san hô: Kết quả khảo sát trong thời gian 2005-2006 cho thấy, độ phủ san hô sống ở KBTB vịnh Nha Trang còn tương đối cao so với các rạn san hô ven bờ Việt Nam. Tỷ lệ

% độ phủ san hô sống dao động trong khoảng 34,17-73,15%, giá trị trung bình cho tất cả các địa điểm khảo sát là 55,06%. Có sự khác biệt tương đối rõ về đặc điểm đặc trưng trong cấu trúc quần xã RSH giữa các rạn ở gần bờ với xa bờ. Các rạn ở vùng gần bờ (Hòn Miễu) thuộc khu vực Rong tảo biển với các loài ưu thế là Sargassum polycystum, Padina australis, giữa chúng đôi khi có những tập đoàn nhỏ khảm các loài san hô cứng kích thước lớn Montipora, Porites, Goniastrea, Favia. Khu vực xa bờ hơn (Hòn Mun, Hòn Rơm và Hòn Cau) nhiều loài san hô sống tập trung thành rạn dạng đồi bắt đầu từ giữa sườn rạn với mức độ phong phú cao. Các loài san hô quan trọng trong cấu trúc ở đây là: Acropora florida, A digitifera, A. hyacinthus Pocillopora verrucosa, Porites lobata, P.australiensis, Leptoria phrygya, Goniastrea pectinata, Pachyseris speciosa và nhiều loài san hô cứng tạo rạn khác. San hô mềm và hải miên cũng đóng một vai trò đáng kể trong quần xã san hô ở đây (NV Quân, 2010).

H sinh thái c bin: thảm cỏ biển phát triển tốt ở các khu vực kín có nền đáy là cát -bùn ở vùng Tây và Bắc của Hòn Miếu và Hòn Tre - bao gồm ít nhất 7 loài cỏ biển - và độ phủ từ <

10% đến 75%. Một số nơi cỏ biển tạo nên thảm đơn loài trong khi tại những nơi khác cỏ biển rải rác xen kẽ với rong, san hô và các sinh vật đáy khác. Các mảnh nhỏ có cỏ biển phân bố được ghi nhận rải rác ở khu vực đáy cát của Hòn Một và Hòn Mun. Thảm cỏ biển Đầm Già phía Bắc Hòn Tre (hầu hết là Enhalus và Halophila spp.) là ngư trường đánh bắt thủ công của loài ghẹ xanh Portunis pelagicus (VS Tuấn và nnk, 2005).

H sinh thái rng ngp mn: có 3 loài cây ngập mặn (Rhizophora sp., Avicennia sp. và Lumnitzera racemosa) đang sinh sống trong KBTB. Chúng mọc thành những mảng nhỏ (< 1ha) trong các khu vực được che chắn ở mặt Nam của Đầm Báy và phía Tây ở mặt phía Bắc của Đầm Già của Hòn Tre. Các đám cây mọc rải rác dọc theo vùng bờ của một số nơi đảo Hòn Tre.

Rừng ngập mặn ở Đầm Già hiện nay gần như bị che lấp bởi việc khai hoang đất để xây dựng khu nghỉ mát và sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa (VS Tuấn và nnk, 2005).

Đáy bùn cát: các khu vực nông có cát phát triển thành các bãi tắm nhỏ (chiều dài < 1km) ở HònTre (bờ phía Bắc và Nam), Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một và Hòn Mun - cát kéo dài đến độ sâu trên 10. Một số khu vực cát vùng dưới triều có cỏ biển, các loài khác thường là sinh vật đáy kích thước lớn. Đã có vài báo cáo mô tả một số bãi cát ven đảo từng là nơi rùa biển lựa chọn làm các bãi đẻ. Hiện nay rùa biển rất hiếm gặp ở vịnh Nha Trang và có thể chúng đã bị suy kiệt hoặc tuyệt chủng toàn bộ.

B đá: các bờ đá có đặc trưng nhô cao lên quanh đường bờ của tất cả các đảo. Trên các mũi đất phơi ra và vùng bờ mặt phía Đông, bờ đá đảo gồm các đá tảng lớn và vách đá dốc đến độ sâu hơn 20m. Các bờ biển nhô đá tạo điều kiện cho các quần xã sinh vật đáy bao phủ lên trên bao gồm san hô thưa thớt, rong, ốc, hầu và các loài chịu được sóng khác. Xấp xỉ 100ha bờ đá có san hô thưa thớt đã được mô tả sơ bộ. Một số vịnh nhỏ ở hầu hết các đảo (ví dụ như Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Tằm) được tạo thành từ sỏi- đá cuội nhiều hơn là cát, nhiều trong số này tiếp giáp với các khu vực giàu quần xã san hô (VS Tuấn và nnk, 2005).

Đa dng nơi cư trú và cách sng: khu hệ động thực vật biển phân bố chủ yếu trong các hệ sinh thái chủ đạo như rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn và các sinh cảnh đặc thù như nền đáy bùn cát và vùng triều rạn đá. Trong khu vực kỳ quan Hòn Mun còn có những nhóm sinh vật biển di cư như thú biển, không có nơi sinh cư cố định mà phân bố theo mùa vụ.

c. Các loài quý hiếm có nguy cơ b đe da/tuyt chng: bao gồm các loài san hô thuộc nhóm san hô tạo rạn, các loài nhuyễn thể kèm theo như Ốc tù và, Ốc nón, Bào ngư, Tôm hùm....

Các loài cá có giá trị kinh tế cao sống trong san hô như Cá mú, Cá ngựa là những đối tượng khai thác bằng nghề lặn của ngư dân sống quanh vùng.

7.3.3. Giá tr v m hc

Tháng 5/2003 vịnh Nha Trang đã chính thức gia nhập Câu lạc bộ 29 vịnh đẹp nhất thế giới do các giá trị tuyệt mỹ về cảnh quan thiên nhiên và môi trường biển còn trong sạch, giữ được vẻ tự nhiên hoang sơ.

Hòn Mun là một trong những đảo thuộc vùng lõi của KBTB Vịnh Nha Trang đã được xác định là một trong những KBTB trọng điểm cấp quốc gia đi vào hoạt động từ năm 2002 và có tên trong danh sách 16 KBTB cấp quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2010. Các hoạt động du lịch biển đã được xác định là một trong những thế mạnh của Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Du khách tham gia loại hình du lịch sinh thái thường lựa chọn thăm xem các rạn san hô bằng thuyền đáy kính hoặc lặn có khí tài SCUBA.

Hàng năm KBTB Vịnh Nha Trang đón một lượng lớn sinh viên học sinh từ các bậc phổ thông đến đại học tham quan và nghiên cứu chuyên đề, luận văn, luận án tốt nghiệp. Trên thực tế đây là môi trường giáo dục lý tưởng cho các chủ đề về bảo vệ môi trường, khơi dậy lòng yêu thiên nhiên đất nước và hướng họ tham gia vào các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường biển.

7.3.4. Giá tr độc đáo, đặc sc, k vĩ

Vịnh Nha Trang không chỉ được du khách biết đến với các bãi cát trắng kéo dài hàng chục kilômét ven biển, hệ thống các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp thế giới như Vinpearl Land, thủy cung Hải dương học... mà còn tham gia vào các tuyến du lịch sinh thái độc đáo khác như lặn xem san hô, câu cá giải trí. Những đặc điểm đặc trưng này đã thu hút đáng kể số lượng khách du lịch trong và ngoài nước.

7.3.5. Các giá tr đi kèm khác

- Thủy sản: Ngư trường Nha Trang là một trong những ngư trường truyền thống của nghề vây trũ rút khai thác Cá cơm, Cá liệt, Cá sòng... để làm mắm - sản phẩm làm nên thương hiệu truyền thống nước mắm Nha Trang nổi tiếng.

- Du lịch sinh thái biển: Theo số liệu của Sở du lịch tỉnh Khánh Hòa riêng doanh thu từ du lịch thắng cảnh thăm vịnh và phí lặn sinh thái thu được của năm 2007 đạt tới 192.800 đô la Mỹ. Lặn sinh thái ngầm là một trong những hoạt động thu hút được nhiều khách tham gia nhất là khách nước ngoài, chủ yếu ở vùng lõi của khu bảo tồn (Tây Nam Hòn Mun, Tây Bắc Hòn Mun và Hòn Rơm).

- Văn hóa bản địa (Tài nguyên du lịch nhân văn): ở các làng chài như đảo Bích Đầm, Trí Nguyên, Xóm Bóng còn lưu truyền lại các lễ hội truyền thống như lễ hội cầu ngư. Đây là lễ hội biển phổ biến và quan trọng nhất của cư dân vùng biển các tỉnh phía Nam (từ Quảng Bình trở vào) được hình thành từ tục thờ Cá voi. Tại Nha Trang lễ hội được tổ chức trang trọng tại các Lăng Ông Nam Hải - nơi thờ Cá voi bị chết và dạt vào bờ. Lễ hội thường bao gồm các nghi lễ như cúng các vị Tiền Hiền, Rước Sắc, Nghinh Ông với mục đích cầu quốc thái dân an, ngư dân đi biển gặp nhiều may mắn; lễ khai sắc, dâng hương để tỏ lòng biết ơn đến các vị anh hùng liệt sĩ, các bậc tiền hiền có công khai hoang, mở đất. Các điệu hò như hò bá trạo là một phần của nghi lễ này hiện vẫn còn được lưu truyền và giữ gìn trong cộng đồng ngư dân. Ở Bích Đầm thì điệu hò bá trạo đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa trình diễn cho du khách mỗi khi tham quan đảo.

Nhn xét: đến nay, Vịnh Nha Trang là một trong những KBTB đã đi vào hoạt động khá tốt.

Đây cần xây dựng và phát huy chức năng của một Công viên sinh thái Quốc gia và giữ vững danh hiệu là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới.

Chương 8

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 201 - 205)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)