Tài nguyên vị thế

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 161 - 165)

VÀ SINH THÁI CÁC KHU VỰC TIÊU BIỂU

Chương 6 VÙNG BIỂN ĐẢO BẮC TRUNG BỘ

6.1.1. Tài nguyên vị thế

Cồn Cỏ cấu tạo bởi đá basalt tuổi Q12-3, thuộc đá basalt olivin, andesit-basalt và đá bọt. Đá có màu xám, xám đen, nhiều lỗ rỗng, tuổi tuyệt đối 0,35-0,40 triệu năm. Phần cực Nam đảo, nơi địa hình đồi thoải, phân bố đá trầm tích- phun trào gồm các tập cát sạn kết tuf, trong có rải rác các tảng đá basalt màu đen, có xen kẽ một vài lớp dạng thấu kính sét bột màu vàng nhạt. Các đá trầm tích-phun trào này năm 1993 lần đầu tiên được xếp tuổi Neogen (Miocen) nhờ di tích bào tử phấn hoa có trong lớp sét bột (LĐ An, NV Nhưng, 1993; LĐ An, UĐ Khanh, 2007). Ngoài ra trong một số mẫu đãi eluvi-deluvi và tích tụ bãi biển hiện đại có gặp các hạt và mảnh vỡ của corindon màu hồng xám và nhiều hạt peridot (đến 10-79%), thuộc loại đá quý và nửa quý.

Cồn Cỏ trên bình đồ có dạng đẳng thước, gần tròn, đường kính gần 2km, là một vòm thoải dần từ trung tâm đảo ra xung quanh, độ dốc 5-8o và nhỏ dần, quá trình rửa trôi là chủ yếu, vỏ phong hóa rất mỏng, đá lộ nhiều; ở gần trung tâm đảo nổi lên một nón-chóp núi lửa cao 63m (cao tương đối so với mặt vòm 30m), tạo bởi đá bọt và đá basalt lỗ rỗng, sườn dốc >30o. Ở phần cực Nam của đảo là địa hình đồi thoải (cao 37m), độ dốc sườn 3-10o, có chỗ đến 25o, phía Đ và TN của chân đồi bị biển phá hủy mạnh mẽ, tạo các vách đứng cao đến 20m, cảnh quan đẹp. Bờ đảo là bờ đá mài mòn là chủ yếu, bãi biển-bờ tích tụ hạn chế, phân bố ở phía Đ và N đảo. Chính đảo Cồn Cỏ là một di sản địa mạo-địa chất quý giá.

Khí hậu khu vực Cồn Cỏ điều hoà hơn so với vùng duyên hải cũng vĩ độ, nơi có khí hậu khắc nghiệt với gió Tây khô nóng. Ở Cồn Cỏ có trên 1.900 giờ nắng trong năm; gió khá mạnh, tốc độ trung bình năm tới 3,9 m/s; đảo có lượng mưa lớn, 2.277,8 mm/năm, mùa mưa từ tháng VIII đến tháng I năm sau chiếm 86,7% lượng mưa cả năm. Tổng lượng bốc hơi năm 1.012,8mm. Cồn Cỏ không có mùa Đông lạnh, nhiệt độ tháng thấp nhất - tháng I đạt 20,2oC;

tổng nhiệt độ năm cao >9.000oC, nhiệt độ trung bình năm 25,3oC. Tác động của gió nóng không đáng kể, thuận lợi cho nghỉ mát và nghỉ dưỡng, không có sương muối, nhưng có bão và dông.

Đảo Cồn Cỏ nằm trong vùng biển có chế độ bán nht triu không đều, với mực nước trung bình 76cm, cao nhất 140cm và thấp nhất 10cm. Sóng khá lớn, vào các tháng X-XII hướng thịnh hành ĐB, độ cao trung bình 1,2m, cao nhất có thể đạt 3-3,5m. Vào các tháng VII-VIII, sóng thịnh hành hướng TN, độ cao trung bình 0,7m cao nhất có thể tới 3-3,5m (trong bão đến 9m cực đại). Nhiệt độ trung bình năm của nước biển 25,0oC; độ mặn trung bình năm 31,3‰.

Đất trên đảo chủ yếu là feralit trên đá basalt gồm một số chủng loại khác nhau: đất feralit nâu tím trên đá bọt (7ha.); đất feralit nâu xám trên đá basalt (có nhiều lỗ rỗng) chiếm diện tích lớn (130ha với nhiều đá lộ đầu); đất feralit nâu đỏ trên lớp phủ mỏng đá basalt và đá trầm tích- phun trào ở phía Nam đảo (45ha). Ngoài ra còn một phần diện tích đất phát triển trên mảnh vụn san hô, sò ốc và trên cát biển.

Nguồn nước ngọt trên đảo khan hiếm và khả năng cung cấp hạn chế. Trên đảo có 3 giếng khoan khai thác tổng cộng 10-15m3/ngày nước ngọt phục vụ ăn uống, sinh hoạt, có 2 giếng khoan khai thác 6-10m3/ngày nước lợ dùng cho sinh hoạt, một số lỗ khoan khác đều bị nhiễm mặn. Nghiên cứu cho thấy diện phân bố của nước nhạt chỉ tập trung ở phần ven biển phía Nam đảo, diện tích khoảng 45 ha (gần 25% tổng diện tích đảo); chiều sâu ranh giới nhạt/mặn biến đổi phức tạp, sâu trung bình khoảng 30m. Kết quả tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng đạt 894,01 m3/ngày (PQ Nhân và nnk., 2008).

Nghiên cứu sơ bộ năm 1993 cho thấy khu hệ thực vật trên đảo có 118 loài, thuộc 54 họ (LĐ An, NV Nhưng, 1993). Các kiểu thảm thực vật chính trên đảo gồm rừng thứ sinh, trảng cây bụi và trảng cỏ. Rừng thứ sinh gặp trên đá basalt phong hóa với tầng tán rừng có các cây gỗ cao 8- 15m phân bố rải rác; tầng cây bụi cao 2-8m, dưới đó tầng cỏ có cây chịu bóng ưa ẩm. Theo tài liệu năm 1999 đất còn rừng tự nhiên có 83ha (38% diện tích đảo), đất chưa sử dụng còn cây bụi cỏ có 108ha (49%), diện tích đá lộ 16ha (7% diện tích đảo).

Các đặc trưng về vị trí địa lý của Cồn Cỏ gồm:

- Đứng ở cửa Vịnh Bắc Bộ, nơi có tuyến đường biển duy nhất nối Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội với thế giới bên ngoài; trên đường biển nối liền các miền của đất nước; gần tuyến hàng hải quốc tế đến Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc; nằm cách không xa trục đường bộ Bắc-Nam;

- Vị trí tiền tiêu, là điểm cuối cùng (A11) nối đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam, cũng được coi là điểm nằm trên đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, nối Cồn Cỏ với mũi Oanh Ca trên đảo Hải Nam. Tại Cồn Cỏ, ở độ cao 63m, có thể bao quát và kiểm soát được một vùng biển rộng lớn cửa Vịnh Bắc Bộ, từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế.

- Vị trí cửa ngõ của đất liền cho phần lãnh thổ Nam Quảng Bình và Quảng Trị. Tuy trên dải này hiện nay chưa có các khu công nghiệp quan trọng, nhưng có ngành thủy sản phát triển khá mạnh cũng là một lợi thế cho Cồn Cỏ phát triển dịch vụ nghề cá. Mặt khác trong Quy hoạch phát triển Hành lang Đông-Tây, Đường 9 nối ĐB Thái Lan, Xavannakhet (Lào) qua Lao Bảo, với Đông Hà-Cửa Việt và cảng nước sâu Chân Mây của Thừa Thiên-Huế, cũng như cảng Tiên Sa của Đà Nẵng, sẽ trở thành một hành lang kinh tế phát triển với các khu tập trung công nghiệp, thương mại Lao Bảo-Khe Sanh, Cam Lộ-Đông Hà-Cửa Việt, sẽ có nhiều tác động tích cực tới Cồn Cỏ.

- Vị trí độc tôn trên biển. Cồn Cỏ phân bố ở một vùng biển quá ít đảo, lẻ loi nhưng độc tôn;

về phía TB cách xa đến 240km mới gặp hòn Mắt, là đảo rất nhỏ (0,79km2), còn về ĐN, cách 140km mới có hòn Sơn Chà là một đảo nhỏ (1,54km2). Yếu tố độc tôn này đã nâng cao vị thế của Cồn Cỏ để trở thành một huyện đảo, một điểm mốc quan trọng của đường cơ sở của lục địa Việt Nam và cả của đường đóng cửa Vịnh Bắc Bộ, và là một hòn đảo đã có nhiều ảnh hưởng quốc tế (nổi tiếng trong chiến tranh, là đối tượng đàm phán quốc tế, nằm cạnh đường hàng hải quốc tế, địa điểm tham quan của khách quốc tế, v.v.)

- Vị trí khá gần bờ. Cồn Cỏ cách đất liền và các cửa biển Quảng Trị trên dưới 30km, một khoảng cách khá thuận lợi cho việc liên lạc đường thủy nối đảo với đất liền, trong việc cung cấp cho đảo lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, các thiết bị vật tư cần thiết cho dân dụng và quốc phòng. Với đà phát triển mạnh mẽ, cũng có thể nghiên cứu cấp nước ngọt và cấp điện cho đảo trực tiếp từ đất liền qua đường ống, đường cáp. Khoảng cách đó cũng là thuận lợi cho việc hỗ trợ đảo trong các tình huống khẩn cấp, cũng như trong việc tổ chức các tua du lịch ra đảo.

b. V thế và tài nguyên địa-kinh tế

Theo NGTK Quảng Trị 2009, trên đảo có 400 người, có 6 cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp với 13 lao động; chăn nuôi trên đảo có 114 con dê, 25 con lợn và 16 con bò. Vào năm 1999 cơ sở hạ tầng trên đảo gồm có đường trục quanh đảo dài 4,8km, rộng 3m rải đá, đường nhánh dài 1,5km, rộng 3m rải đá; có 3 bộ pin mặt trời, 1 âu tầu mở rộng thành cảng cá. Lúc đó trên đảo có khoảng 50 công nhân xây dựng cảng.

Trước năm 2002, Cồn Cỏ là đảo quân sự, đến năm 2002, có 43 tình nguyện viên trẻ xung phong ra đảo xây dựng kinh tế. Các công trình văn hoá xã hội chủ yếu do Tổng đội TNXP Cồn Cỏ xây dựng, quản lý trong thời gian vừa qua đã được bàn giao cho UBND huyện đảo Cồn Cỏ (15 căn hộ gia đình đầu tiên, hệ thống cấp nước và chứa nước ngọt, điện chiếu sáng, nhà văn hóa Thanh niên, các công trình phụ trợ, lớp học, v.v.). Thông tin năm 2010 cho biết trên đảo có 12 hộ dân với khoảng 50 khẩu, có lớp mầm non, có bệnh xá quân dân y, đường quanh đảo đã được trải nhựa.

Đến tháng 4 năm 2008, Đề án thành lập KBTB Cồn Cỏ được hoàn chỉnh và trình cấp trên phê duyệt, mở ra cơ hội phát triển du lịch sinh thái cho đảo. Huyện đảo Cồn Cỏ đang hướng tới xây dựng thành một đảo du lịch có tầm cỡ của Quảng Trị. Nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia Cu Ba về du lịch biển, Quy hoạch chi tiết đảo du lịch Cồn Cỏ đã được hình thành. Theo đó, Cồn Cỏ phát triển du lịch kết hợp với BTTN, diện tích dành cho du lịch là 40 ha, hạ tầng dịch vụ được thiết kế đồng bộ, hiện đại nhưng hài hòa với cảnh quan của đảo. Các phương án đảm bảo nguồn nước ngọt được lọc từ nước biển, lắp đặt phong điện để đảm bảo nguồn năng lượng trên đảo, mở các loại hình du lịch thư giãn như câu cá, lặn biển, v.v. cũng như đưa đón khách du lịch ra đảo bằng tàu cánh ngầm cao tốc cũng đã được tính đến.

Trong những năm gần đây Cồn Cỏ đã được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế biển và dân sinh. Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá đã xây dựng và hiện đã bước sang giai đoạn 2, với các hạng mục công trình: xây dựng bến cập tầu trọng tải 300 tấn, gia cố đê âu tầu lớn, xây dựng nhà điều hành cảng, nhà phân loại cá kết hợp với kho lương thực, nạo vét âu tầu, và các công trình dịch vụ khác. Cũng đã xây dựng một số tuyến đường khu trung tâm huyện, trạm y tế, trụ sở làm việc, nhà khách, đài truyền thanh, truyền hình, kè chắn sóng. Năm 2011 huyện đảo đã được Nhà nước duyệt các dự án ưu tiên:

Khu bảo tồn nguồn lợi biển Cồn Cỏ; cấp điện cho huyện đảo; kết cấu hạ tầng khu du lịch Cửa Việt- Cửa Tùng- Cồn Cỏ; Khu neo đậu tránh trú bão và hậu cần nghề cá giai đoạn 2.

Những lợi ích về phát triển kinh tế từ các giá trị vị thế có thể bao gồm:

- Là mt đảo tin tiêu, lợi ích đầu tiên mà Cồn Cỏ có được từ giá trị TNVT là đảo mặc dù nhỏ bé đã được trở thành một huyện, với nhiều lợi thế về tổ chức, đầu tư và phát triển. Thành lập huyện đảo Cồn Cỏ là đã đánh giá đúng đắn TNVT của nó và là sự thể hiện quyết tâm của các nhà quản lý muốn khai thác hữu hiệu các lợi thế đó.

- Cn C là mt trung tâm dch v ngh cá quan trng. Đối tượng phục vụ của trung tâm dịch vụ này là dải ven biển Quảng Trị và các tỉnh lân cận, chủ yếu cho mục đích đánh bắt xa bờ với ngư trường trung tâm cửa Vịnh Bắc Bộ, có khả năng đánh bắt 20 ngàn tấn hải sản/năm. Sản lượng đánh bắt hải sản của Quảng Trị hàng năm hiện nay trên 10 ngàn tấn, trong đó Vĩnh Linh và Gio Linh chiếm đến 70%, là các huyện có nhiều nhu cầu dịch vụ nghề cá tại Cồn Cỏ. Để phát huy được hơn nữa lợi thế dịch vụ nghề cá cần có phương án củng cố và mở rộng khu neo đậu tầu thuyền tránh gió bão, nâng cấp khu cảng cá, mở rộng khâu tiêu thụ và bảo quản.

- Cn C còn là mt trung tâm du lch ngh dưỡng đảo bin nhiu trin vng. Du lịch Cồn Cỏ bước đầu sẽ phát triển tiệm tiến và sẽ thật sự sôi động khi hành lang kinh tế Đông-Tây Đường 9, cũng như hành lang kinh tế ven biển Quảng Bình-Quảng Trị-Thừa Thiên-Huế phát triển mạnh mẽ.

Với nhiều tiềm năng về quá khứ hào hùng, về cảnh quan đảo núi lửa đặc sắc, về thế giới sinh vật đa dạng, về không khí trong lành, Cồn Cỏ hoàn toàn thích hợp cho hình thành một quần thể du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần, tham quan thắng cảnh và di tích chiến tranh, tắm lặn biển, du lịch sinh thái. Cồn Cỏ do sự nổi tiếng của mình, cũng như Bạch Long Vĩ còn có thể là điểm đến các tầu du lịch viễn dương.

- Cn C cũng còn có th phát trin nhiu loi hình dch v khác, bao gồm các dịch vụ giao thông trên biển, dịch vụ cứu hộ, báo bão, hướng dẫn đánh cá, thông tin liên lạc; dịch vụ ngân hàng, y tế, hội nghị,...

Tóm lại, Cồn Cỏ với di tích cuội gia công có thể thuộc giai đoạn cuối Đá cũ (TQ Vượng, 1998), di tích Champa và Đại Việt, là đảo Anh hùng, một tượng đài của thời chiến tranh chống Mỹ, có cảnh quan đảo núi lửa hấp dẫn với di tích chóp nón phun trào, dòng chẩy dung nham, các cột đá hình trụ, các vách cao (đến 20m) dựng đứng như tường thành, có các bãi đá với những tảng tròn cạnh khổng lồ đen xẫm chồng chất lên nhau, có mặt cắt đá tuf Neogen điển hình, có rừng trên đụn cát vụn san hô cổ, có hệ sinh thái vùng triều đa dạng và đặc sắc sẽ là một KBTB quốc gia quan trọng. Tất cả điều đó khẳng định Cồn Cỏ là một di sản địa mạo-địa chất quý giá, cũng như triển vọng to lớn của du lịch Cồn Cỏ trong tương lai không xa, cùng với nhiều dạng dịch vụ biển khác.

c. V thế và tài nguyên địa-chính tr

Li ích m rng lãnh th quc gia trên bin. Theo Lưu Văn Lợi (2007) đường biên giới phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã dành cho đảo Cồn Cỏ 50% hiệu lực, cùng với hiệu lực của Bạch Long Vĩ và các đảo tiền tiêu-biên giới khác ở ven bờ Bắc Bộ, Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích Vịnh. Như vậy sự có mặt của Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ và một số đảo khác ở vị trí hiện tại đã mang lại lợi ích đặc biệt quan trọng và vô giá cho đất nước.

Cồn Cỏ là điểm chuẩn của đường cơ sở, có nghĩa là dải biển ven bờ từ Cồn Cỏ vào đất liền (rộng khoảng 25-30km) thuộc vùng nội thủy, nơi Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối như trên lãnh thổ đất liền, bao gồm cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới vùng nước nội thủy đó. Sự có mặt của đảo Cồn Cỏ đã tạo cho lãnh thổ đất liền được mở rộng ra phía biển hàng ngàn kilômét vuông. Đó là lợi ích đặc biệt quan trọng và vô giá.

Li ích v an ninh quc gia. Trong thời chiến tranh chống Mỹ, Cồn Cỏ đã hoàn thành đặc biệt xuất sắc chức năng tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc, Cồn Cỏ đã chứng minh cho quốc tế biết rằng đó là một hòn đảo tuy nhỏ bé, nhưng là một chiến lũy, một chiến hạm không thể đánh chìm.

Ngày nay với vị trí tiền tiêu của một trạm gác đứng ở cửa ngõ ra vào Vịnh Bắc Bộ, Cồn Cỏ hoàn toàn có điều kiện theo dõi các hoạt động trên vùng biển chủ quyền, kịp thời cảnh báo và ngăn chặn các vi phạm về chủ quyền, khai thác trộm hải sản và gây ô nhiễm môi trường biển, v.v. cũng như các hoạt động bất hợp pháp khác, vi phạm pháp luật Việt Nam.

Li ích v chính tr, uy tín quc tế. Hơn hẳn nhiều đảo ven bờ khác của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Cồn Cỏ đã nổi tiếng trong nước và quốc tế về những chiến tích anh hùng thời chống Mỹ. Trong hòa hình đàm phán quốc tế về biển, Cồn Cỏ luôn được nhắc đến như một đảo tiền tiêu trên đường cơ sở của Việt Nam, đứng ở cửa ngõ của Vịnh Bắc Bộ. Cồn Cỏ cùng với Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc đã nâng cao uy tín chẳng những của riêng mình trên trường quốc tế mà đã cho cả Việt Nam, là biểu tượng ý chí chiến đấu kiên cường vì độc lập tự do của Tổ quốc và ngày nay là ý chí vươn lên phát triển phồn vinh cho đất nước của con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 161 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)