VÙNG BIỂN ĐẢO BẮC BỘ

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 89 - 92)

TỔNG QUAN TIỀM NĂNG HỆ THỐNG KỲ QUAN SINH THÁI CÁC VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

4.2. VÙNG BIỂN ĐẢO BẮC BỘ

VBĐ Bắc Bộ đặc trưng bởi sự đa dạng cao về các HST, điển hình là các HST rạn san hô, thảm cỏ biển, RNM, rừng nhiệt đới trên đảo đá vôi, đá lục nguyên, các HST cửa sông, vũng vịnh, hồ nước mặn (hồ karst) trên núi đá vôi. Ngoài năng suất sinh học cao và nguồn lợi lớn, đa dạng sinh học cao của các HST với nguồn gien qúy hiếm và đặc hữu đã tạo nên giá trị sinh thái học to lớn có tầm quan trọng quốc tế và được tôn vinh lập thành KDTSQ thế giới Cát Bà và Châu thổ Sông Hồng. Các nhóm, dạng KQST tiêu biểu ở VBĐ Bắc Bộ được trình bày trên bảng 4.1.

Bng 4.1. KQST tiêu biểu ở VBĐ Bắc Bộ

Nhóm/dng KQST Th hng trong vùng Nơi phân b

Rạn san hô 2 Bạch Long Vĩ, Long Châu,

Rừng ngập mặn 2 Cửa Ba Lạt, Tiên Yên, Cái Viềng,

Thái Thuỵ HST

Hồ nước mặn 2 Tùng Gấu, Cống Đỏ, Áng Thảm

Đảo - biển 1 Cát Bà, Ba Mùn, Cô Tô

Vùng triều - cửa sông 1 Ba Lạt, Bạch Đằng, Kim Sơn, Văn Úc Khu vực

sinh thái

Bán đảo - bờ biển 3 Đồ Sơn, Mũi Ngọc, Mũi Chùa

Ghi chú: th hng thp dn t 1

4.2.1. Giá tr đa dng sinh hc

Đa dng thành phn loài. Theo thống kê chưa đầy đủ, VBĐ Bắc Bộ hiện có trên 5.000 loài động, thực vật thuộc các nhóm khác nhau đã được phát hiện. Trong đó, có 62 loài động vật và 61 loài thực vật ở vùng đảo ven bờ bị đe dọa ở các cấp độ khác nhau và 73 loài động thực vật ở vùng ven bờ châu thổ sông Hồng được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (LV Kẻn, 2008; NV Quân, 2008).

Đa dng HST và sinh cnh. VBĐ Bắc Bộ có sự đa dạng cao về các HST và sinh cảnh, trong đó có một số HST đặc thù như các tùng áng và hồ nước mặn có ý nghĩa khoa học rất quan trọng đối với nghiên cứu về tiến hóa và cổ sinh thái học.

Đa dng nơi cư trú và dng sng. Do đa dạng địa chất cao, nơi cư trú (habitat) của sinh vật ở VBĐ Bắc Bộ rất đa dạng và những sinh cảnh độc đáo. Những nơi cư trú điển hình có mặt trên tất cả các đảo cát, đảo đá vôi, đá lục nguyên, có mặt ở vùng triều và dưới triều, điển hình với nền đáy cát, bùn, rạn đá, v.v.

4.2.2. Giá tr m hc

Giá tr ca các sinh cnh và cnh quan thiên nhiên. Giá trị thẩm mỹ của thảm thực vật rừng trên hệ thống đảo ven bờ ở Bắc Bộ, bao gồm cả đảo cát, đảo đá vôi và đá lục nguyên, có thể được xem là kiệt tác của thiên nhiên với sự đa dạng về sinh cảnh, cấu trúc thảm, độ phủ và thành phần loài. Trên một số đảo lớn, thảm thực vật phát triển thành rừng nhiệt đới nhiều tầng, điển hình ở đảo Cát Bà, HST rừng đã được tôn vinh, bảo vệ chuyên biệt dưới dạng VQG và sau này là KDTSQ thế giới. Thảm thực vật ngập mặn ven bờ châu thổ Sông Hồng cùng với chim nước di cư trú đông cũng tạo nên các sinh cảnh độc đáo có giá trị bảo tồn và được lập thành VQG Xuân Thủy, sau này trở thành vùng lõi của KDTSQ Châu thổ Sông Hồng. Những sinh cảnh ngập nước ở VBĐ Bắc Bộ đặc trưng bởi rạn san hô, phổ biến ở nhiều nơi nhưng điển hình ở quần đảo Cô Tô, quần đảo Long Châu, khu vực Hạ Long-Cát Bà và đảo Bạch Long Vĩ. Ở ven bờ đảo Bạch Long Vĩ, có những sinh cảnh độc đáo của nhiều loài Thân mềm trên thềm đá vùng triều, đặc biệt có Bào ngư ở vách đá và thềm đá dưới triều.

Giá tr cho du lch sinh thái và gii trí. Phát triển du lịch sinh thái ở VBĐ Bắc Bộ trước hết nhờ các giá trị cao và ngoại hạng của các HST và các sinh cảnh tự nhiên đặc thù khu vực. Đối tượng du lịch sinh thái rất đa dạng, đặc biệt khi kết hợp du lịch sinh thái tự nhiên với du lịch sinh thái nhân văn, kết hợp du lịch sinh thái với du lịch địa chất. Tiềm năng du lịch sinh thái rừng nhiệt đới nhiều tầng trên đảo rất lớn, có thể thực hiện ở nhiều nơi như đảo Vĩnh Thực, Cái Bầu, Trà Bản, v.v, đặc biệt là đảo Cát Bà, nơi có rừng nhiệt đới nguyên sinh nhiều tầng với các loài động thực vật qúy hiếm và đặc hữu, đang hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước về các giá trị khoa học và thẩm mỹ của nó. Thật lý thú khi kết hợp du lịch sinh thái rừng với tham quan các công trình kiến trúc, điển hình là hải đăng Hòn Dáu, công trình văn hoá và di tích lịch sử

điển hình ở đảo Cát Bà. Cảnh quan ngầm như các rạn san hô trong khu vực Cô Tô, Hạ Long, Cát Bà, Long Châu, Bạch Long Vĩ, vỉa đá ngầm Bào ngư ở Bạch Long Vĩ, đều có thể được quy hoạch phát triển thành các điểm du lịch sinh thái dưới nước với thiết bị lặn SCUBA. Các khu RNM ven bờ vịnh Tiên Yên-Hà Cối tạo nên những sinh cảnh hết sức độc đáo trên nền đá gốc, men theo lạch triều và viền quanh các đồi thấp ven biển. Ở ven bờ châu thổ Sông Hồng, điển hình ở khu vực Xuân Thủy, thảm thực vật ngập mặn tạo các sân chim cho các loài chim nước di cư trú đông đang thu hút sự chú ý của các câu lạc bộ thăm xem chim nước từ nhiều nơi. Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa phi vật thể đồng bằng Bắc Bộ cũng có thể được kết hợp với các giá trị sinh thái, cảnh quan để đa dạng hoá các loại hình du lịch văn hóa-sinh thái cho khu vực.

Giá tr cho cm hng ngh thut. Vẻ đẹp kỳ thú vốn có của các KQST cùng với các hang động karst, hệ thống đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long-Bái Tử Long, khu vực Cát Bà-Long Châu, màu xanh của rừng nhiệt đới nhiều tầng trên đảo, RNM ven bờ, nơi chim nước di cư trú đông tụ đàn với số lượng lớn là nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tác thi ca, âm nhạc, hội họa và điện ảnh phản ánh thế giới tự nhiên tươi đẹp đang hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước để khám phá và ghi lại những nét đẹp của tạo hóa

4.2.3. Giá tr độc đáo, đặc sc, k vĩ

Giá tr quý hiếm và độc đáo. VBĐ Bắc Bộ chứa đựng những giá trị độc đáo, kỳ vĩ của các KQST vốn có khu hệ động thực vật đa dạng và tiềm năng bảo tồn lớn, trong đó có các loài qúy hiếm, đặc hữu, các loài có giá trị kinh tế cao đại diện cho các HST, sinh cảnh khác nhau. Tính chất độc đáo thể hiện ở sự có mặt các thảm thực vật trên đảo đá vôi phát triển thành rừng với cấu trúc và độ phủ khác nhau. Điển hình trong đó là rừng nhiệt đới nhiều tầng nguyên sinh trên đảo Cát Bà với 8 kiểu sinh cảnh, có mặt các loài gỗ quý hiếm như Kim giao, Trai lý, Lát hoa, Lim sẹt, Giẻ hoa, v.v. Trong khu vực Cát Bà-Hạ Long có tới 56 loài động vật và 33 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cao (NT Hiệp và nnk, 2003). Khu vực ven bờ châu thổ Sông Hồng có tới 73 loài động thực vật, 11 loài chim đã được IUCN ghi nhận vào nhóm loài bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Giá tr tiêu biu, đặc sc. Tiêu biểu cho khu hệ động vật là loài linh trưởng đặc hữu - Voọc Cát Bà (Trachypithecus polyocephalus), hiện chỉ còn số lượng hạn chế phân bố trên một số đảo thuộc quần đảo Cát Bà. Loài cò Mỏ thìa đen quý hiếm trên toàn thế giới ước tính chỉ còn khoảng 456 cá thể, trong đó 104 cá thể (23%) được thống kê tại vùng châu thổ Sông Hồng (cửa Đáy, Vườn Quốc gia Xuân Thủy, cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình)(Anon, 1996). Các loài thực vật đặc sắc cho khu vực Hạ Long-Cát Bà (ngoài cây ngập mặn) phải kể đến vẻ đẹp tuyệt vời của Hài vệ nữ hoa vàng (Paphiopedilum concolor), các loài hoa Lan như Zeuxinella vietnamica, Habenaria rhodocheila, Khổ đại cử tím (Chirita drakei), Thiên tuế Hạ Long (Cycas tropophylla), Bông mộc (Boniodendron parviflorum), Phất dụ núi (Dracaena cambodiana), Sảng (Sterculia lanceolata), Màng kiên (Pterospermum truncatollobatum). Một số loài cây cực hiếm của thế giới như Phyllocyclus (Canscorea) lucidissima (Gentianaceae), mà trước đây mới thu được một mẫu ở Trung Quốc và đây là lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam (NT Hiệp và nnk, 2003). Vùng châu thổ Sông Hồng cũng là nơi cung cấp các bãi đẻ cho một số loài rùa biển như Naemorhedus sumatraensis và bò biển Dugong dugon. Mặc dầu vậy thông tin cụ thể còn thiếu để xác định những loài này có bị khai thác quá mức hay bị tuyệt chủng ở cấp độ địa phương.

Giá tr k vĩ. Đây là khu vực có quy mô không gian rộng lớn, gồm hệ thống trên 2.000 đảo ven bờ, các vùng cửa sông, vũng vịnh và bãi triều. Trên đảo có rừng nhiệt đới thường xanh, điển hình là rừng nguyên sinh nhiều tầng ở Cát Bà, trên bãi triều lầy có thực vật ngập mặn phát triển thành rừng, như ở ven bờ vịnh Tiên Yên-Hà Cối, vịnh Cửa Lục, vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng, và châu thổ Sông Hồng. Bãi triều lầy ở VBĐ Bắc Bộ có diện tích vào khoảng 452.000ha, trên đó có thực vật ngập mặn nhiều nơi phát triển thành rừng nổi tiếng một thời (Đồng Rui, phía

bắc vịnh Cửa Lục, Phù Long, Cát Hải, Đình Vũ), đặc biệt trên đó ở nhiều nơi có chim nước di cư trú đông (khu vực cửa Ba Lạt) tạo thành sân chim với quần đàn hàng ngàn cá thể, một sinh cảnh độc đáo và kỳ vĩ.

Tm c đại din. Với trên 5.000 loài động thực vật đã được phát hiện, 193 loài bị đe dọa tuyệt chủng trở thành các loài quý hiếm; 14 loài đặc hữu có ý nghĩa quốc gia và quốc tế; 7 kiểu HST và 12 kiểu habitat, đây là vùng xứng đáng là đại diện cho quần xã sinh vật có tầm quan trọng quốc gia cho vùng biển nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm. Đồng thời, đây là vùng có nhiều KQST tiêu biểu về đa dạng sinh học có ý nghĩa quốc tế lớn. Do có sự đa dạng cao về loài và sinh cảnh đặc thù của các HST điển hình, một số đảo như Cát Bà đang được UNESCO xây dựng mô hình “Phòng thí nghiệm học tập về phát triển bền vững” đầu tiên trên thế giới và Công viên địa chất. Các HST biển quan trọng như HST rạn san hô hay RNM không những có giá trị cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn là đối tượng nghiên cứu những tác động của biển đổi khí hậu tới sức khỏe của các HST và các điều kiện sinh cư của cộng đồng dân cư ven biển.

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo: Biển đảo Việt Nam tài nguyên vị thế và các kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(314 trang)