Tiếp xúc văn bản

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 (Trang 25 - 28)

1.Đọc – tóm tắt:

- Y/c: giọng đọc phù hợp, lưu ý những chi tiết có tính chất bước ngoặt:

+ Ông giáo-người k/c: giọng chậm, buồn, cảm thông, có lúc xót xa đau đớn, suy tư và ngẫm nghĩ (lưu ý các đoạn độc thoại)

+ LH: có những biến đổi khá phong phú: khi đau đớn, ân hận, dằn vặt, khi năn nỉ giãi bày, khi chua chát tự mỉa mai…

+ vợ ông giáo: lạnh lùng, khô khan, coi thường.

+ Binh Tư: đầy nghi ngờ, mỉa mai.

- T2: LH là người hàng xóm của ông giáo. Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su. Lão sống với con chó vàng - kỉ vật của con trai lão để lại. Hoàn cảnh khó khăn, nhưng lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ. Quyết ko xâm phạm vào mảnh vườn để dành cho con, lão bán con chó, tự trù liệu đám ma của mình và tự tử bằng bả chó

2.Tìm hiểu chú thích a.Tác giả:

- Nam Cao (1915 – 1951) tên thật là Trần Hữu Trí

- Là nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều tác phẩm văn xuôi viết về người nông dân trước CMT8

b.Tác phẩm:

Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao.

- Nhân vật trung tâm: Lão Hạc.

- Nhân vật chính: Ông giáo (Tôi)

- Các nhân vật khác: Vợ ông giáo, Binh Tư, con trai lão Hạc.

c.Từ khó: 5, 6, 9, 10, 11, 15, 21, 24, 28, 30, 31, 40, 43 3. Bố cục: 3 đoạn

a- Lão Hạc nhờ ông giáo

+ Kể bán chó, ông giáo cảm thông và an ủi.

+ Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc

b- Cuộc sống của lão sau đó, thái độ của Binh Tư và ông giáo khi biết lão xin bả chó

c- Cái chết của Lão Hạc.

? Tình cảnh của Lão Hạc như thế nào ?

? Tại sao lão Hạc lại gọi con chó của mình là cậu Vàng?

? Cậu Vàng được lão Hạc đối xử như thế nào?

? Yêu thương cậu Vàng như vậy, nhưng sao lão phải bán cậu Vàng?

(Sau trận ốm cuộc sống khốn khổ lại càng khốn khổ. Lão nuôi thân chẳng nổi huống chi nuôi chó, và cơ bản hơn lão muốn giữ tài sản lại cho con. c/sống túng quẫn, giá cả tăng cao)

? Trong chuyện bán cậu Vàng, tâm trạng Lão Hạc được diễn tả qua những chi tiết nào?

? “ấng ậng” có nghĩa là ntn? (nước mắt dâng lên sắp sửa trào ra ngoài mi mắt)

? Động từ “ép” có sức gợi tả ntn?

(gợi tả gương mặt già nua, khô héo của LH, một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt)

? Tg đã sử dụng từ ngữ gì để miêu tả bộ dạng cử chỉ của lão Hạc lúc kể lại với ông giáo chuyện bán cậu Vàng?

? Cái mà lão Hạc nhớ nhất trong chuyện bán cậu Vàng là gì?

(Lão cảm thấy như mình đang lừa một con chó.Tiếng kêu ư ử của con chó nhìn lão như trách lão đã lừa nó vậy.)

? Theo em lúc đó tâm trạng của LH ntn?

? Qua tất cả các chi tiết trên em có thể hình dung LH là người ntn?

II/- Phân tích văn bản 1- Nhân vật lão Hạc:

* Những việc làm của lão Hạc trước khi chết:

- Tình cảnh:

+ Nhà nghèo, vợ chết, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão sống cô độc, chỉ biết làm bạn với con chó Vàng mà lão gọi thân mật là cậu Vàng.

=> đáng thương, cô đơn, nghèo khổ, già yếu - Cậu vàng: kỉ vật của người con trai

người bạn, người thân sớm, tối.

+ bắt rận, đem ra ao tắm.

+ cho nó ăn trong một cái bát, gắp thức ăn cho nó như cho con trẻ, có gì ngon lão cũng chia cho nó.

+ nói chuyện như nói với một con người.

=> chăm sóc cẩn thận, chu đáo, yêu quí cậu Vàng, là chỗ dựa tinh thần lúc tuổi già cô đơn.

* Tâm trạng khi bán cậu vàng:

- Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu.

- đôi mắt ầng ậng nước.

- mặt đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.

- đầu ngoẹo về một bên.

- miệng móm mém mếu như con nít, hu hu khóc.

-> Nhà văn đã sử dụng từ tượng thanh, tượng hình có gợi tả sinh động ngoại hình của LH: ầng ậng nước, móm mém, hu hu khóc.

-> Lão vừa đau đớn, tự trách, xót xa, ân hận vì phải bán đi con vật mình yêu quý và đó là vật kỷ niệm của đứa con trai.Vẽ ra một tâm hồn đau khổ dường như đã cạn kiệt nước mắt.

-> LH là một người sống rất tình nghĩa, thuỷ trung, vô cùng yêu thương loài vật.

*Hoạt động 3 : . Củng cố và dặn dò:

- Nắm vững diễn biến của câu chuyện.

- Về nhà tìm hiểu thêm nhân vật Lão Hạc.

- Chuẩn bị bài mới: Tiếp theo

Ngày soạn: 9/09/2011 Ngày dạy:13/09/2011 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú

Tiết 14: VB: LÃO HẠC (Tiếp theo) (Nam Cao) A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.

- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.

- Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc.

B.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

-Sách giáo khoa, sách giáo viên.

-Chân dung Nam Cao.

2.Học sinh:

-Đọc truyện, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.

C.PHƯƠNG PHÁP - Nêu – gqvđ - Phân tích

D.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

* Hoạt động 1: Khởi động 1.Ổn định lớp:

8A: ………

8B: ………

2. Kiểm tra bài cũ:

1. Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc”?

3. Bài mới:

* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

? Lão Hạc nhờ cậy ông giáo những việc gì?

? Món tiền và mảnh vườn gửi cho ông giáo có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc?

(gắn liền với trách nhiệm làm cha mà lão cảm thấy ít nhiều chưa trọn vẹn và danh dự của một con người giàu lòng tự trọng không muốn mình trở thành gánh nặng cho hàng xóm.)

? Sau khi sang nhờ ông giáo, c/sống của LH được miêu tả thông qua những chi tiết nào?

? Đây là một c/sống ntn?

?Tại sao lão Hạc lại từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo?

II/- Phân tích văn bản( Tiếp theo) 1- Nhân vật lão Hạc:

- Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc:

+Nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn để trao lại con trai lão.

+Gửi món tiền để hàng xóm lo ma chay cho lão khi lão chết.

- Cuộc sống: ăn khoai, củ chuối, sung luộc, rau má, củ ráy, bữa trai, bữa ốc.

=> Đói nghèo, khổ cực, thiếu thốn, túng quẫn

(Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, không muốn người đời thương hại, Mặt khác không muốn làm phiền người khác.)

? Từ những tìm hiểu trên, em hãy cho

biết phẩm chất của lão Hạc? => Một người cha có trách nhiệm với con, tình thương con sâu sắc, là một con người cẩn thận, chu đáo, giàu lòng tự trọng, con người “đói cho sạch rách cho thơm”.

? Câu chuyện kết thúc bằng cái chết dữ dội của lão Hạc. Em hãy tìm các chi tiết mtả cái chết của LH?

? Việc tg liên tiếp sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh để đặc tả cái chết của LH có t/d gì?

? Em hãy nghĩ xem vì sao lão Hạc chết?

Theo em ngoài việc chọn cái chết lão Hạc còn có con đường nào để lựa chọn nữa không? Vì sao lão không chọn những cách khác để được sống?

? Em có nx gì về cái chết của LH?

? Cái chết của lão Hạc là một bi kịch. Đó là bi kịch gì?

2. Cái chết của lão Hạc:

- LH đang vật vã trên giường - đầu tóc rũ rượi

- quần áo xộc xệch - hai mắt long sòng sọc - tru tréo, bọt mép sùi ra

- khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên -> Sử dụng từ tượng hình, tượng thanh liên tiếp tạo hình ảnh cụ thể, sinh động. Làm cho người đọc có cảm giác như đang được chứng kiến cái chết của LH

- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.

+ Cái chết tự nguyện

+ Xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, đáng kính.

+ Lão không còn con đường nào khác.

=> Cái chết thê thảm, đau đớn, bất ngờ. Cái chết của lão Hạc tố cáo xã hội phi nhân tính, tàn ác đẩy người nông dân như Lão Hạc đến con đường bần cùng hoá

-> Bi kịch của sự nghèo đói cùng quẫn, trách nhiệm chưa tròn của người cha, bi kịch của phẩm giá con người

? Thái độ của nhân vật ''tôi'' khi nghe lão Hạc kể chuyện?

? Những ý nghĩ của nhân vật ''tôi'' về tình cảnh, về nhân cách của lão Hạc?

? Hãy cho biết ý nghĩ của nhân vật ''tôi'' (ông giáo): Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó, ông giáo ngỡ ngàng:

“con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn''... Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, ông giáo lại:

''Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác''. Nên hiểu ý nghĩ đó như thế nào?

? Qua những điều đã tìm hiểu em thấy nv ông giáo là người ntn?

3. Nhân vật “tôi”- người kể chuyện:

+ Thông cảm, đồng cảm, xót xa, yêu thương, an ủi, sẻ chia +“Tôi” đã cố tìm để hiểu để thông cảm và kính trọng lão Hạc

Ý nghĩ của nhân vật ''tôi'' (ông giáo):

- Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Đánh lừa người đọc để rồi bật lên bao ý nghĩ sâu sắc .

- Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời

- Ý muốn tự trừng phạt ghê gớm àcàng chứng tỏ đức tính trung thực, lòng tự trọng

- Cuộc đời thật đáng buồn: đói nghèo có thể đổi trắng ->

đen, biến người lương thiện thành kẻ trộm cắp. Buồn vì thất vọng.

- Cái nghĩa khác: Con người lương thiện như LH phải chết.

- Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn: Ko gì có thể huỷ hoại được phẩm chất của người lương thiện như LH.

=> giàu lòng nhân ái, hiểu đời, hiểu người, có lòng vị tha cao cả, trọng nhân cách, ko mất lòng tin vào những điều tốt đẹp ở con người.

? Nghệ thuật nổi bật của tác phẩm?

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(281 trang)
w