BÀI 17 Tiết 70: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN LÀM THƠ 7 CHỮ

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 (Trang 140 - 144)

- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.

- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

2. Học sinh:

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

* Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp:

8A: ………

8B: ………

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới:

Hoạt động 2: Nhận diện luật thơ.

1- Thế nào là thể thơ bảy chữ?

- Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu, làm thành dòng thơ.

Câu thơ bảy chữ hường có nhịp điệu chẵn – lẻ (4/3 hoặc 3/4); hiệp vần chân với các kiểu phối hợp (vần ôm, vần cách quãng, liên vần), các cặp câu liên tiếp thường có hình thức đối nhau (đối thanh, đối ý);...

Các kiểu thơ bảy chữ: thơ cổ thể, thơ Đường lụât thất ngôn bát cú., thơ Đường luật bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt)

2- Hãy nêu sơ lựợc mọt số quy tắc của thể thơ bốn câu bảy chữ.

Số câu: bốn dòng.

Số chữ trong một dòng thơ: 7 chữ.

Bố cục thường gặp hai câu đầu kể sự, hai cau sau tả tình.

Hiệp vần: vần ôm, vần cách quãng, liên vần.

Nhịp thơ: 4/3; 2/2/3

Phép đối: câu 1-2; câu 3-4 (có thể)

3- Khi nhận diện thể thơ cần chú ý những điểm nào của bài thơ

Khi nhận diện thể thơ cần chú ý những điểm sau: số câu; số chữ trong một dòng thơ; bố cục; luật bằng trắc; cách hiệp vần, nhịp thơ, phép đối;...

4- Chỉ ra chỗ sai luật

Gọi hs đọc và chỉ ra chỗ chép sai bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ:

Sau ngọn đèn mờ không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp.

Vốn là ánh xanh lè chép là ánh xanh xanh, chữ xanh sai vần.

5- Tập làm thơ

Cho học sinh làm tiếp hai bài tập a và b.

* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:

Tập làm bài thơ bảy chữ đề tài tự chọn

Duyệt giáo án Tuần 18: 19/12/2011 TCM

Nguyễn Thị Hồng Thanh

Ngày soạn: 16/12/2011

Ngày dạy: 19/12/2011 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú

TUẦN 19

Tiết 71: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN LÀM THƠ 7 CHỮ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tói thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.

- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

2. Học sinh:

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

* Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp:

8A: ………

8B: ………

2. Kiểm tra 15’:

Câu 1 (7đ - 8B; 10đ - 8A): Chỉ rõ đặc điểm của thể thơ bốn câu bảy chữ (bố cục, vần, luật bằng trắc, nhịp) trong bài thơ tuyệt cú sau?

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.” ( Hồ Chí Minh) Câu 2 (3đ - 8B): Nêu cảm nhận của em về bài thơ?

* Ghi chú: 8A chỉ làm câu 1; 8B làm cả câu 1 & 2.

* Đáp án:

Câu 1 (7đ): Bố cục: 4 phần: Khai, thừa, chuyển, hợp. (0.5 đ)

Vần: Chính, chân - liền: hang, sàng, Đảng, sang. (0.5 đ)

Luật bắng - trắc: 1 2 3 4 5 6 7

T B B T T B B,

T niêm T B B T T B.

(4đ) B T B B T T T,

T B T T T B B.

Bài thơ làm theo thể Bằng; Các tiếng 2 - 4 - 6 đối nhau ở câu 1- 2 & câu 3 - 4.

Quan hệ bằng trắc giữa các cặp câu 1- 4; 2 - 3 niêm với nhau. (1.5 đ) Nhịp: 4/3 (0.5 đ)

Câu 2 (3đ): Học sinh nêu cảm nhận của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật, cái hay và mới mẻ của bài thơ.

Cuộc sống ở Pác Bó dù gian khổ đến thế nào Người vẫn cảm thấy sang trọng vì cái đẹp của lí tưởng đã chiến thắng cái gian khổ một cách ung dung, thanh thản, tự nhiên trong nụ cười hóm hỉnh của Bác khi ghi lại cảnh sống ở Pác Bó trong bài thơ tứ tuyệt này.

3. Bài mới:

Hoạt động 2: Nhận diện luật thơ.

1- Thế nào là thể thơ bảy chữ?

- Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu, làm thành dòng thơ.

Câu thơ bảy chữ hường có nhịp điệu chẵn – lẻ (4/3 hoặc 3/4); hiệp vần chân với các kiểu phối hợp (vần ôm, vần cách quãng, liên vần), các cặp câu liên tiếp thường có hình thức đối nhau (đối thanh, đối ý);...

Các kiểu thơ bảy chữ: thơ cổ thể, thơ Đường lụât thất ngôn bát cú, thơ Đường luật bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt)

2- Hãy nêu sơ lựợc một số quy tắc của thể htơ bốn câu bảy chữ.

Số câu: bốn dòng.

Số chữ trong một dòng thơ: 7 chữ.

Bố cục thường gặp hai câu đầu kể sự, hai câu sau tả tình.

Hiệp vần: vần ôm, vần cách quãng, liên vần.

Nhịp thơ: 4/3; 2/2/3

Phép đối: câu 1-2; câu 3-4 (có thể)

3- Khi nhận diện thể thơ cần chú ý những điểm nào của bài thơ

Khi nhận diện thể thơ cần chú ý những điểm sau: số câu; số chữ trong một dòng thơ; bố cục; luật bằng trắc; cách hiệp vần, nhịp thơ, phép đối;...

4- Chỉ ra chỗ sai luật

Gọi hs đọc và chỉ ra chỗ chép sai bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ:

Sau ngọn đèn mờ không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp.

Vốn là ánh xanh lè chép là ánh xanh xanh, chữ xanh sai vần.

5- Tập làm thơ

Cho học sinh làm tiếp hai bài tập a và b.

* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:

Tập làm bài thơ bảy chữ đề tài tự chọn

- Nhóm 1: Miêu tả cảnh mùa xuân (mùa thu, mùa hạ…)

- Nhóm 2: Tình cảm gua đình (với ông bà, cha mẹ, anh chị em…) - Nhóm 3: Tình yêu quê hương.

- Nhóm 4: Tình cảm đối với trường cũ (thầy cô giáo cũ, bạn cũ…)

Ngày soạn: 16/12/2011 Ngày dạy: 19/12/2011 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú

Tiết 72: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

- Củng cố lại các kiến thức Ngữ văn đã học.

- Tự đánh giá kiến thức, trình độ của mình và so sánh với các bạn trong lớp.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:- Chấm bài, sửa lỗi.

- Thống kê chất lượng.

- Soạn giáo án.

2. Học sinh: - Xem lại kiến thức.

- Tự nhận xét bài làm của mình.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

* Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp:

8A: ………

8B: ………

2. Kiểm tra bài cũ: ko 3. Bài mới:

* Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa lỗi I. Đề bài và phân tích đề bài.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 (Trang 140 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(281 trang)
w