Phân tích văn bản

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 (Trang 77 - 81)

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

II. Phân tích văn bản

1. Nguồn gốc và nguyên nhân ra đời của Ngày Trái Đất.

- Nguồn gốc: Ngày 22/4/hằng năm.

- Nguyên nhân: bảo vệ môi trường - T/s n ước tham dự: 141

- Năm 2000 VN tham gia với chủ đề: “Một ngày ko sử dụng bao bì nilông.”

=> Đi từ thông tin khái quát đến thông tin cụ thể.

Thuyết minh bằng số liệu. Lời thông báo trực tiếp, ngắn gọn, dễ nhớ.

2. Tác hại của bao bì ni lông:

- Đặc tính: không phân huỷ của pla-xtíc

- Thực trạng: vứt bừa bãi khắp nơi.

(GV Bình: Câu văn ko mtả mà chỉ là 1 lời thông báo có tính khách quan về thực trạng sử dụng bao bì nilông của mọi người trên đất nước ta. Gợi cho chúng ta 1 h/ả quen thuộc hàng ngày ai cũng có thể trông thấy: những tờ nilông, những bao bì, những túi, những bọc nilông to, nhỏ, xanh, đỏ, tím, vàng… bị vứt bừa bãi, nằm rải rác mọi nơi: bên lề đường bộ, ven sông hồ, ao chuôm và trên cả những mặt suối. Thật là nguy hiểm! Vậy mà, khi nhìn thấy những h/ả ấy, nhiều khi vì “quen mắt”

nên chúng ta đã bỏ qua, ko có chút gì xáo động, hoặc suy nghĩ về những tác hại của chúng đvới môi trường sống của chúng ta.)

- Đối với môi trường sống:

+ Lẫn vào đất.

+ Vứt xuống cống.

+ Trôi ra biển.

sống và sức khoẻ con người?

? Ở đoạn văn này người viết đã trình bày theo cách nào?T/d?

GV đưa thông tin về tác hại của bao bì nilông -> môi trường sống.

(Hàng năm: 100.000 con chim, thú nuốt phải túi nilông->chết. 90 con thú ở vườn thú Ấn Độ chết do ăn phải thức ăn thừa của khách tham quan đựng trong hộp nhựa. 23 tháng chạp nhiều người vứt túi nilông ở ao, hồ, đầm khi thả cá chép)

? Em có nhận xét gì về tác hại của việc dùng bao bì nilông một cách bừa bãi?

? Theo em có cách nào để tránh được hiểm hoạ đó?

(GV: Nhưng cách tốt nhất mà người viết đưa ra ở đây là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu tiếp)

? Trước những tác hại của bao bì ni lông như vậy, bài viết đã nêu ra những biện pháp khắc phục nào?

? Theo em biện pháp nào có hiệu quả nhất?

? Em có nhận xét gì về tính khả thi của các biện pháp được nêu ra?

(Đó là những biện pháp hoàn toàn có thể thực hiện được, điều quan trọng là ý thức của con người)

? Em có nhận xét gì về việc sử dụng bao bì ni lông hiện nay?

(Lạm dụng, sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều khi không cần thiết.)

? Lâu nay, gia đình em sử dụng bao bì ni lông như thế nào? (H/s liên hệ)

? Lời kêu gọi bảo vệ môi trường được thể hiện dưới hình thức những câu gì?

? Mục đích chính của bài viết là gì?

? NT sử dụng trong đoạn và tác dụng của chúng?

? Để thực hiện mục đích đó, thứ tự trình bày của bài viết như thế nào?

(Tác hại à Biện pháp khắc phục à Lời kêu gọi.)

? Qua bài viết, em rút ra điều gì?

? Nếu bỏ 3 đoạn đầu được không? Đảo

- Đối với sức khoẻ con người:

+ Nilông màu đựng thực phẩm.

+ Khi đốt-> khí độc hại

=> Liệt kê và phân tích->ngắn gọn, thực tiễn, gần gũi với cuộc sống, dễ nhớ.

=> Dùng bừa bãi góp phần làm ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo có thể làm chết người.

3. Biện pháp khắc phục:

- Thay đổi thói quen, giảm, giặt, phơi khô dùng lại.

- ko sử dụng khi ko cần thiết.

- sử dụng giấy, lá -> gói thực phẩm.

4. Lời kêu gọi hành động:

- Kiểu câu cầu khiến.

- Kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường.

=> NT: Điệp từ “hãy”; Điệp ngữ->nhấn mạnh yêu cầu, thuyết phục, khuyên bảo nhẹ nhàng.

- Lời kêu gọi chỉ được mọi người thực hiện khi hiểu rõ tác hại của vấn đề, biết giải pháp thực hiện. Nếu không như thế thì bài viết chỉ là lời kêu gọi suông, thiếu tính thuyết phục.

III. Tổng kết – ghi nhớ:

1. Nội dung:

- Tính ko phân huỷ của pla-xtíc chính là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì nilông gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ con người.

- Hạn chế dùng bao bì nilông để giảm bớt chất thải nilông là giải pháp hợp lí và có tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ của con người.

2. Hình thức:

- Giải thích đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì nilông, về lợi ích của việc giảm

vị trí các đoạn thì bài viết có đạt hiệu quả không?

(Các đoạn liên kết chặt chẽ với nhau bởi các từ ngữ liên kết: như chúng ta đã biết, vì vậy... à Tạo sự thuyết phục.

Phải sử dụng hợp lí bao bì ni lông và phải tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.)

? Em có nhận xét gì về sự liên kết các đoạn trong bài viết?

(Chặt chẽ, liền mạch)

bớt chất thỉa nilông.

- Ngông ngữ diễn đạt rõ ràng, chính xác, thuyết phục.

3. Ý nghĩa văn bản:

Nhận thức về tác dụng của 1 hành đông nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất.

* Ghi nhớ: SGK/107

* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:

? Sau khi học xong bài này em sẽ có những việc làm nào để góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường?

? Kể các phong trào bảo vệ môi trường Trái Đất ở địa phương em?

- Học bài.

- Chuẩn bị bài mới: Nói giảm, nói tránh.

Ngày soạn: 20/10/2011 Ngày dạy: 27/10/2011 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú

Tiết 40: TV: NÓI GIẢM NÓI TRÁNH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Hiểu được kh ái niệm và tác dụng của nói giảm, nói tránh. Biết sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh.

1. Kiến thức: Khái niệm nói giảm, nói tránh. Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.

2. Kĩ năng: Phân biệt nói giảm, nói tránh với nói không đúng sự thật. Sử dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

- Bài tập ví dụ 2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài mới.

- Tìm hiểu thêm ví dụ, bút viết.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

* Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp:

8A: ………

8B: ………

2. Kiểm tra bài cũ:

1. Nói qúa là gì? Đặt câu với thành ngữ có dùng biện pháp nói quá: Trơn như mỡ.

2. Tác dụng của nói quá? Xác định biện pháp nói qúa và tác dụng của chúng trong những câu sau:

(Dùng bảng phụ)

a. Anh ấy kể câu chuyện khiến chúng tôi cười vỡ bụng.

b. Tiếng đồn cha mẹ anh hiền, Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan.

c. Tuổi mười bảy, bẻ gãy sừng trâu.

3. Bài mới:

* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- Gọi HS đọc ví dụ. I. Nói giảm nói tránh và tác dụng:

- Những từ ngữ in đậm ở 3 ví dụ trên có ý nghĩa gì?

- Hãy thay từ chết vào 3 ví dụ trên.

- Hãy so sánh hai cách nói! (Dùng từ in đậm và dùng từ chết)

- Nhìn chung, tác dụng của các từ in đậm trong 3 ví dụ trên là gì?

- Chốt lại nội dung và cho HS đọc mục 2.

- Trong câu văn trên, từ đồng nghĩa với bầu sữa là gì? Vì sao tác giả lại dùng bầu sữa mà không dùng từ khác?

- Chốt lại nội dung và gọi HS đọc mục 3.

- Trong hai cách nói, cách nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn với người nghe?

- Điểm chung của hai cách nói này là gì?

- Chúng ta vừa xem xét các cách nói khác bình thường. Người ta gọi đó là nói giảm nói tránh. Vậy nói giảm nói tránh là gì?

Tác dụng của chúng ra sao?

- Chốt lại nội dung bài học và cho HS đọc Ghi nhớ.

- Hãy tìm cách nói giảm, nói tránh cho các ví dụ sau:

- Anh hát dở quá.

- Bà ấy sắp chết.

1. Ngữ liệu: SGK/107-108 2. Nhận xét:

- đều chỉ về cái chêt.

- Thay vào và đọc to.

- Dùng các từ in đậm là hợp lí hơn vì:

câu a, b: Nói về cái chết của Bác Hồ nên cần sự trân trọng.

câu c: Thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với Lượng.

- Giảm bớt cảm giác đau buồn.

- Từ dồng nghĩa: vú, ngực… Không dùng để tránh gây sự thô tục, gây cười cho người nghe, thể hiện được tình mẹ…

- Cách thứ hai nhẹ nhàng hơn vì người nghe vẫn thấy lỗi của mình mà khắc phục, lại tránh được cảm giác nặng nề.

- Đều là nhận xét con lười.

- Là cách diễn đạt tế nhị nhằm tránh cảm giác đau buồn, thô tục ….

- Suy nghĩ nêu cách nói giảm nói tránh và tác dụng của chúng.

II. Luyện tập Bài 1:

a. đi nghỉ b. chia tay nhau c. khiếm thị d. có tuổi e. đi bước nữa

Bài 2: Câu sử dụng nói giảm nói tránh:

a. Anh nên hoà nhã với bạn bè!

b. Anh không nên ở đây nữa!

c. Xin đừng hút thuốc trong phòng!

d. Nó nói như thế là thiếu thiện chí.

e. Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Bài 3:

a. Anh hát không được hay lắm!

b. Nó học không được khá!

c. Nó nói như vậy là không nên!

d. Cô ấy không được đẹp!

e. Chị ta không được tế nhị trong giao tiếp!

Bài tập bổ sung: Xác định biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau:

a. Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

b. Nửa đêm, bà cụ đã ra đi mãi mãi.

c. Bác Dương thôi đã thôi rồi!

d. Họ đã về chầu thượng đế.

e. Bác đã lên đường theo tổ tiên.

- Nêu tác dụng của nói giảm nói tránh.

- Nói giảm nói tránh có tác dụng như vậy, có phải bao giờ cũng nên dùng cách nói giảm nói tránh không?

- Nói giảm nói tránh thể hiện cách nói lịch sự, biểu hiện của người có văn hoá. Nhưng khi cần phê bình người phạm lỗi nhiều lần thì cần phải nói lên sự thật một cách mạnh mẽ.

* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:

- Học bài, làm bài tập.

- Tìm thêm các ví dụ có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.

- Ôn tập văn học chuẩn bị kiểm tra một tiết.

Duyệt giáo án Tuần 10: 24/10/2011 TCM

Nguyễn Thị Hồng Thanh Ngày soạn: 24/10/2011

Ngày dạy: 31/10/2011 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú

Tuần 11

Tiết 41: KIỂM TRA VĂN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Củng cố nhận thức về các tác phẩm đã học.

- Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, so sánh, lựa chọn và viết đoạn văn.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(281 trang)
w