* Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp:
8A: ………
8B: ………
2. Kiểm tra bài cũ:
1.Vì sao nói hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa là một cặp nhân vật tương phản?
2. Xây sựng cặp nhân vật tương phản này nhà văn muốn làm nổi bật điều gì?
3.Vì sao câu chuyện chàng hiệp sĩ xứ Mantra lại tồn tại mãi với thời gian?
3. Bài mới:
Chúng ta đã học 1 số văn bản tự sự, cta thấy vô cùng xúc động trước t/cảm gia đình (tình mẹ con, cha con, bà cháu) sâu nặng. Đó là những t/c ruột thịt thể hiện bản chất sâu nặng, cao quý mà văn học ngợi ca. Những bài ca tình người trong văn chương ko chỉ dừng lại ở tình máu mủ ruột thịt như thế mà bao la vô tận. Bởi vì tình yêu thương giữa con người với con người, tấm lòng vị tha cũng là 1 nhân bản cao quý xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc trên trái đất này. Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” cho chúng ta biết thêm một câu chuyện về tình người cao quý âý.
* Hoạt dộng 2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV đọc mẫu một động,
gọi HS đọc tiếp
? Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?.
? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhà văn O.Henri!
? Hãy tìm bố cục của đoạn trích?
I. Tiếp xúc văn bản:
1- Đọc-tóm tắt:
- Y/c: Văn bản thể hiện qua nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau. Khi đọc cần sử dụng giọng điệu cho phù hợp
+ Lời dẫn chuyện: khi thì chậm rãi, lo lắng (phần đầu), khi thì nhẹ nhàng, xót xa (đoạn cuối)
+ Xiu: từ lo lắng (sợ chiếc lá rơi xuống), thất vọng (thấy Giôn-xi ngày càng yếu hơn), mừng rỡ (Giôn-xi khỏi bệnh) đến xót xa (khi thuật lại cái chết của cụ Bơ- men)
+ Giôn-xi: từ chán nản, buông xuôi đến vui vẻ, yêu đời.
- T2: Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng ko muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩ điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già đã thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng ko rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết trở về. Trong khi đó, cụ Bơ- men đã chết vì sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.
2- Tìm hiểu chú thích:
+Tác giả: O Hen-ri (1862 – 1910) là bút danh của Uy- li-am Xít-ni Po-tơ, nhà văn viết truyện ngắn nổi thiếng đầu thế kỷ XX của Mĩ.
Truyện ngắn của ông nổi tiếng với những cốt truyện độc đáo có cách kết thúc bất ngờ cùng đảo ngược hai tình huống song song.
+ Tác phẩm: Nằm ở phần I của truyện + Từ khó: 2, 3, 4, 6 và 7
3- Bố cục đoạn trích:
- Có thể chia thành 3 đoạn:
-“Khi hai người lên gác…táng đá”: cụ Bơ-men và Xiu lên gác thăm Giôn-xi. Hai người lo sợ nhìn những chiếc lá cuối cùng trên dây thường xuân ngoài cửa sổ.
-“Sáng hôm sau…Thế thôi” Hai ngày đã trôi qua, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng và Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm.
-Còn lại: Xiu kể cho Giôn-xi đang bình phục về cái chết bất ngờ của cụ Giôn-xi.
? Phần đầu văn bản Tg giới thiệu Xiu và Giôn-xi thông qua những chi tiết nào?
? Sáng hôm sau Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên để làm gì?
? Thấn thờ là trạng thái ntn? giọng thều thào là giọng ntn?
? Hình dung của em về nhân vật Giôn- xi từ chi tiết mtả dáng vẻ thẫn thờ và giọng thều thào của cô?
- Trong đoạn trích, em thấy Giôn-xi đang ở tình trạng như thế nào?
? Em hiểu thêm gì về tâm trạng của Giôn-xi qua câu nói: “Em cứ tưởng là
II/- Phân tích văn bản 1. Nhân vật Giôn-xi:
- Nghề nghiệp: hoạ sĩ nghèo - Sở thích: giống nhau
- Giôn-xi bị viêm phổi: ko chịu ăn, uống Đếm lá: ngược
* Sáng: - mắt thẫn thờ, giọng thều thào -> nhìn chiếc lá
- Giôn-xi là một cô gái trẻ, một hoạ sĩ trẻ. Cô đang bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô chán nản, thẫn thờ mở to cặp mắt nhìn tấm mành mành xanh đã kéo xuống=> Một cô gái trong tình trạng sức khoẻ yếu ớt, gần như cạn kiệt sức sống
=> Tâm trạng bi quan, tuyệt vọng, ít nghị lực làm cho bệnh tình ngày càng nguy hiểm và tính mạng bị đe doạ, thật ngớ ngẫn và đáng thương.
* Hoạt động 3: Củng cố-dặn dò:
- Tóm tắt truyện, học bài theo nội dung đã phân tích.
- Soạn bài: Tiếp T2
Ngày soạn: 6/10/2011 Ngày dạy: 11/10/2011 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú
Tiết 30: Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Tiếp theo)
(O. Hen-ri) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện. Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri.
1. Kiến thức: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. Lòng cảm thương, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo. Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc-hiểu tác phẩm. Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
B.CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu về tác giả Ơ-Hen-Ri.
2/ Học sinh : Đọc kỉ tác phẩm, tìm hiểu nội dung C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HOC:
* Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp:
8A: ………
8B: ………
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tóm tắt đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”?
3. Bài mới:
Chiếc lá thường xuân cuối cùng đã giúp Giôn-xi hồi sinh, trở lại cuộc sống tươi đẹp muôn màu.
Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh nào? Nó được tạo nên bởi bút lông và bột màu hay bằng sự kì diệu nào khác chúng ta cùng tìm hiểu tiếp T2.
* Hoạt dộng 2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HS đọc lại đoạn đầu.
? Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì?
(Vì lo cho bênh tật và tính mạng của Giôn-xi, vì nhớ đến ý định sẽ chết cùng chiếc lá cuối cùng của bạn. Vì biết nói gì nữa đây, khi cứ theo chiều hướng này thì chỉ đêm tới lá thường xuân sẽ rụng hết – và tất nhiên Giôn-xi sẽ khó qua khỏi. Họ không dám làm Giôn-xi nản lòng thêm).
? Sáng hôm sau, Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là giả, là vẽ không? Vì sao?
2.Tình cảm của Xiu:
(Tất nhiên, Xiu cũng như Giôn-xi chưa hề biết chiếc lá cuối cùng là giả. Vì khi Giôn-xi thều thào ra lệnh kéo mành thì Xiu làm theo một cách chán nản và Xiu cũng tỏ ra hết sức ngạc nhiên: Ô kìa!)
? Em có nhận xét gì về chi tiết đó?
? Khi Giôn-xi nói “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết” Xiu đã có hành động gì?
? Hốc hác có nghĩa ntn?(gầy và ko có tinh thần)
? Tình cảm của Xiu đối với Giôn-xi ntn?
- Làm theo một cách chán nản.
- Ô kìa!
=> Xiu hết sức quan tâm lo lắng cho Giôn-xi nên không muốn em tuyệt vọng khi chứng kiến chiếc lá cuối cùng đã rụng mất và hết sức vui mừng khi thấy chiếc lá vẫn còn.
- Hành động: + cúi khuôn mặt hốc hác
+ em hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây.
=>Chứng tỏ Xiu đã vất vả chăm sóc và lo lắng cho Giôn-xi, tận tình chăm sóc, động viên, an ủi, nhiệt tình, chu đáo. Tình cảm chân thành và yêu thương tha thiết của một người bạn tốt.
H/s theo dõi Đ3
? Hãy hình dung suy nghĩ của cụ Bơ- men khi sợ sệt nhìn ra ngòai cửa sổ và không nói năng gi?
(Thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi. Nảy sinh ý định vẽ bức tranh).
?Cụ Bơ-men đã vẽ bức tranh trong hoàn cảnh nào và tại sao tác giả không trực tiếp miêu tả cảnh đó mà phải qua lời kể của Xiu?
(Cụ đã một mình vẽ trong trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm. Đó là sự hi sinh thầm lặng nhưng cao cả để đem lại niềm tin trong cuộc sống cho đồng loại).
? Em có nx gì về cách vẽ chiếc lá của cụ?
? Em có nhận xét gì về cụ Bơ-men?
? Xiu đã nhận xét bức tranh Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, em có đồng ý không? Vì sao?
(- Đó là một tác phẩm hội hoạ.
- Giống thật cuống lá màu xanh sẫm, đến rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa đến hai hoạ sĩ chuyên nghiệp như Giôn-xi và Xiu đều không nhận ra.
(Tuy nhiên không phải giống thật là đẹp)
-Góp phần cứu sống môt sinh mạng.
-Nó được tạo nên bởi sinh mạng của một nghệ sĩ LĐ quên mình).
? Để có được kiệt tác đó, cụ Bơ-men đã mất bao nhiêu thời gian?
(Mất cả cuộc đời, sinh mạng).
? Em có suy nghĩ gì về người hoạ sĩ Bơ-men cũng như quy luật sáng tạo nghệ thuật?
(Một nghệ sĩ chân chính trong quy luật nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật).
3. Bí mật của Chiếc lá cuối cùng:
=> Vẽ âm thầm và bí mật
- Con người có tình yêu thương và lao động hi sinh quên mình vì nghệ thuật, cao cả.
=> Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác: Ko quản đêm khuya, mưa lạnh, gió rét, sức khoẻ của tuổi già cụ vẫn ngồi vẽ chiếc lá> Chiếc lá có giá trị cứu sống 1 con người vì nó giống lá thật, nó chất chứa tình yêu thương con người, cụ đã vẽ nó bằng cả tấm lòng và sinh mạng của mình và thành công bất ngờ.
? Kết thúc truyện bằng 2 sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống 2 lần? đó là những lần nào?
? Nhưng ở cả hai trường hợp đó có điểm gì chung?
(Đều gắn với bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Giôn-xi bị sưng phổi nhưng vì chiếc lá mà hồi phục; cụ Bơ- men vì chiếc lá mà bị sưng phổi rồi chết).
? Theo em, nghệ thuật này có tác dụng gì?
4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần:
- Lần 1: Đối với Giôn-xi, ai cũng tưởng cô sẽ chết vì bệnh nặng, nghèo túng, chán đời… nhưng cô lại dần dần khỏi bệnh và khoẻ mạnh. - Lần 2: Đối với cụ Bơ- men, tuy nghiện rượu nhưng khoẻ mạnh bỗng cảm lạnh, sưng phổi rồi qua đời.
=> Cách kết thúc đảo ngược tình huống khiến nhân vật trong truyện và người đọc thấy bất ngờ và hấp dẫn.
? Qua những nội dung đã phân tích, theo em nhà văn muốn nhắn gởi điều gì qua tác phẩm?
? NT tiêu biểu của đoạn trích?
- Cho HS đọc ghi nhớ.
III/- Tổng kết – ghi nhớ:
1. Nội dung:
- Cảnh ngộ và diễn biến tâm trạng của Giôn-xi.
- Hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương: Xiu, cụ Bơ-men.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật chân chính: vì sự sống của con người.
2. Nghệ thuật:
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.
- Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống 2 lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.
3. Ý nghĩa văn bản:
Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó, tg thể hirnj quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
* Ghi nhớ: SGK/90
* Hoạt động 3: Củng cố-dặn dò:
- Tóm tắt truyện, học bài theo nội dung đã phân tích.
- Nghĩ và viết một kết thúc truyện khác cho truyện này.
- Soạn bài: Chương trình địa phương.
Ngày soạn: 6/10/2011 Ngày dạy: 11/10/2011 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú
Tiết 31: TV: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: . Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương.
1. Kiến thức: Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
2. Kĩ năng: Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt.
B.CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: Ngữ liệu của một số địa phương.