Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 (Trang 233 - 236)

H. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ

2. Nhận xét:

* NL 1:

a, - giật phắt cái thừng trong tay anh và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu à Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động.

- xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn à Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động.

b, - cai lê và người nhà lí trưởng à Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật và thứ tự xuất hiện của các nhân vật.

- roi song, tay thước và dây thừng à Thể hiện thứ tự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song, người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.

* NL 2:

Cách viết của nhà văn Thép Mới cớ hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo được sự hài hòa về ngữ âm).

Cách sắp xếp trật tự từ có tác dụng:

- Thể hiện thứ tự của sự việc, hành động…

- Thể hiện vị thế xã hội của các nhân vật

- Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của sự việc, hành động.

- Tạo liên kết câu.

- Tạo nhịp điệu cho câu.

III. Luyện tập:

Câu a:

Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử của dân tộc.

Câu b:

Đẹp vô cùng đảo lên trước để nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc mới được giải phóng.

Hò ô đưa lên phía trước để bắt vần lưng với sông Lô, gợi ra một không gian mênh mang sông nước, đồng thời bắt vần chân ngạt – hát để tạo ra sự hài hòa về ngữ âm cho khổ thơ.

Câu c:

Lặp từ và cụm từ mật thám, đội con gái để tạo liên kết với câu đứng trước.

Bài tập củng cố (đèn chiếu)Nối các câu ở cột A với các hiệu quả diễn đạt trật tự từ tương ứng ở cột B:

A B

Hắt hiu lau xám, đậm dà lòng son. Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động.

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đén trong câu.

Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Thể hiện thứ bậc quan trọng của sự vật được nói đến.

Trong tay đủ cả quản bút, lọ mực, giấy trắng và giấy thấm.

Tạo nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển cho câu nói.

* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:

- Học bài, làm bài tập.

- Ôn tập kiến thức văn nghị luận để chuẩn bị tiết trả bài viết

Ngày soạn: 24/03/2012 Ngày dạy: 28 /03/2012 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú

Tiết 115: TLV: TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận chứng minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu,…và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.

- Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng trong lớp học, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:- Chấm bài, sửa lỗi.

- Thống kê chất lượng.

- Soạn giáo án.

2. Học sinh: - Xem lại kiến thức Văn bản nghị luận.

- Tự nhận xét bài làm của mình.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

* Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp:

8A: ………

8B: ………

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 3. Bài mới:

Hoạt động 2: Trả bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- GV phát bài cho học sinh.

- GV hướng dẫn học sinh đọc lại bài và xem xét những chổ cần sữa của mình

? Xác định thể loại? Nội dung cần làm sáng tỏ? Phạm vi?

? Dàn ý gồm mấy phần? Nội dung từng phần?

? Lập dàn ý cho đề trên?

GV nêu ưu điểm và nhược điểm của h/s trong bài viết số 6

I. Đề bài và phân tích đề bài:

1. Đề bài: Qua bài “Chiếu dời đô” em hãy làm sáng tỏ vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô.

2. Phân tích đề bài:

- Thể loại: NL

- Nội dung cần làm sáng tỏ: Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô.

- Phạm vi: hẹp (Bài “Chiếu dời đô”) II. Lập dàn ý:

1. Mở bài:

2. Thân bài: Như giáo án đã soạn ở tiết 3. Kết bài: 103 -104

III. Nhận xét:

1. Ưu điểm:

- Một số em làm bài có đầu tư sưu tầm tư liệu nên bài viết rất rõ ràng, cụ thể.

- Một số em biết cách làm bài văn nghị luận, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng

2. Nhược điểm:

- Nhiều em chưa phân biệt nghị luận với kể, tả.

- Nhiều bài viết chưa nêu được vấn đề ở mở bài.

- Sai lỗi chính tả quá nhiều.

- Diễn đạt còn vụng.

GV dùng bảng phụ chép lỗi của h/s, gọi h/s trong lớp cùng sửa.

- Trình bày bố cục chưa hợp lí.

- Có bài lối viết ngông, sá, đi lan man chưa đúng trọng tâm vấn đề.

- Nhiều em chữ viết quá xấu, trình bày rối rắm IV. Sửa lỗi:

1. Chính tả:

Quả -> của 2. Dùng từ:

3. Diến đạt:

4. Câu:

5. Dấu câu:

V. Trả bài và gọi điểm:

Gv trả bài cho h/s so sánh, soát lỗi của mình, trao đổi bài với bạn để sửa chữa.

- Đọc bài viết khá, tốt:

- Đọc bài viết yếu, kém:

Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò:

- Nhắc lại lí thuyết Văn bản nghị luận.

- Nhắc nhở HS những điểm lưu ý khi làm bài viết Tập làm văn.

1. Xem lại lí thuyết và tự viết lại bài.

2. Chuẩn bị bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.

Ngày soạn: 24/03/2012 Ngày dạy: 29 /03/2012 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú

Tiết 116: TLV:

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONGVĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận. Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng: Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:- Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng.

- Soạn giáo án đánh máy, soạn giáo án TLC.

2. Học sinh: - Xem sgk, sbt.

- Trả lời câu hỏi Tìm hiểu bài.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

* Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp:

8A: ………

8B: ………

2. Kiểm tra bài cũ: (Dùng bảng phụ) Câu hỏi:

Xác định các yếu tố biểu cảm có trong đoạn văn sau và chỉ ra tác dụng của chúng:

Bạn có biết chăng, những chuyến tham quan, du lịch không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất mà còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Làm sao bạn có thể quên lần cả lớp đến tham

quan vịnh Hạ Long? Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt một cảnh trời biển, núi non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước Lệ Quyên còn âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Quyên lúc đầu vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia, kì diệu thay, tan biến hẳn như có phép màu.

Niềm vui sướng ấy làm sao có được khi chúng ta quanh năm chỉ quanh quẩn trong nhà, hay góc phố, hoặc con đường mòn quen thuộc?

Trả lời:

Những yếu tố biểu cảm trong đoạn văn: Làm sao bạn có thể quên, không ai trong chúng ta kìm nổi tiếng reo, tôi nhớ, âu sầu, lặng lẽ, rạng rỡ dần lên, kì diệu thay, niềm sung sướng…

Tác dụng: Yếu tố biểu cảm làm cho đoạn văn thêm sâu sắc, phong phú, thể hiện cảm xúc rất hiệu quả.

3. Bài mới:

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Gọi HS đọc đoạn văn 1a, sgk/113 (bảng)

Yêu cầu: Xác định các yếu tố tự sự trong đoạn văn trên!

Hỏi: Vì sao đoạn trích 1a có nhiều yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự?

Yêu cầu: Hãy tước bỏ các yếu tố tự sự để đoạn văn trên trở thành một đoạn văn khác.

Nhận xét và gọi HS đọc đáp án. (bảng)

Yêu cầu: So sánh đoạn văn 1a với đoạn văn đã tước bỏ các yếu tố tự sự (bảng)

Nói: Như vậy, yếu tố tự sự cũng có vai trò rất quan trọng trong văn nghị luận.

Gọi HS đọc đoạn văn 1b, sgk/114 (bảng)

Hỏi: Các từ ngữ in đậm là các yếu tố tự sự, miêu tả hay biểu cảm.

Hỏi: Tại sao đoạn văn có nhiều yếu tố miêu tả như vậy mà lại không phải là văn miêu tả?

Yêu cầu: Hãy tước bỏ các yếu tố miêu tả để đoạn văn trở thành một đoạn văn khác.

Thực hiện: đoạn văn đã tước bỏ các yếu tố miêu tả theo suy nghĩ của các em.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 (Trang 233 - 236)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(281 trang)
w