- Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An- đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
B.CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh (ảnh) chân dung nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen Học sinh: đọc văn bản, soạn bài
C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
* Hoạt động 1: Khởi động 1.Ổn định lớp:
8A: ………
8B: ………
2.Kiểm tra bài cũ:
1. Truyện ngắn Lão Hạc có cách khắc hoạ nhân vật rất tài tình. Em hãy phân tích để chứng minh điều đó!
2. Qua câu chuyện Nam Cao muốn khẳng định, ca ngợi điều gì ? 3.Bài mới:
Trên thế giới có không nhiều nhà văn chuyên viết về truyện và truyện cổ tích dành riêng cho trẻ em. Những truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch (Bắc Âu) An-đéc-xen sáng tạo thì thật tuyệt vời. Các em sẽ đươc khám phát qua truyện “Cô bé bán diêm”
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
+ GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cho đọc
+ Cho HS đọc chú thích về tác giả, tác phẩm
+ Gọi HS đọc văn bản và chú thích.
- GV giải thích một số từ - HS xem thêm SGK
+Truyện này được chia bố cục như thế nào?
I.Ti
ếp xúc văn bản : 1. Đọc, tóm t ắt:
- Y/c: giọng chậm, cảm thông, phân biệt những cảnh thực và mộng tưởng trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm.
- Tóm tắt:
Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày em ko bán được bao diêm nào. Em ko dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Ngồi nép vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác như ngồi bên lò sưởi.
Quẹt que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn.
Quẹt que diêm thứ ba, em được thấy cây thông Nô-en.
Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết cả bao diêm để được gần gũi bà em. Em đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
2.Tìm hiểu chú thích
a.Tác giả: An-đéc-xen (1805 - 1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
b.Tác phẩm:
c.Từ khó: 2, 3, 5, 7, 8, 10 và 11
3- Bố cục: Bố cục: 3 phần
- Từ đầu -> cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
- Tiếp theo -> về chầu Thượng đế: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
- Còn lại: Cái chết thương tâm của em bé.
Phần trọng tâm có thể chia thành 5 đoạn nhỏ căn cứ vào các lần quẹt diêm.
+ Gọi hs đọc đoạn đầu.
? Gia cảnh của cô bé có gì đặc biệt?
? Gia cảnh này đã đẩy em bé vào tình trạng nào?
? Cô bé cùng những bao diêm xuất hiện vào thời điểm đặc biệt nào?
? Thời điểm này tác động ntn đến con người?
(Thường nghĩ đến gia đình, con người tràn ngập niềm vui, hạnh phúc)
II/- Phân tích văn bản:
1. Em bé trong đêm giao thừa:
a, Gia cảnh cô bé bán diêm - Bà nội mất.
- mồ côi mẹ.
- gia tài tiêu tán.
- nơi ở: xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.
- bố: luôn mắng nhiếc, chửi rủa.
=> Cô đơn, đói nghèo, luôn bị bố đánh đập, chửi rủa, phải tự mình đi bán diêm để kiếm sống.
b, Đêm giao thừa:
? Qua phần đầu, hình ảnh cô bé bán diêm được tác giả khắc họa bằng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật ấy mang lại hiệu quả gì?
? H/ả tương phản giữa “cái xó tối tăm” và “ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh” có tác dụng gì?
(H/ả tương phản này ko chỉ làm nổi bật nỗi khổ về vật chất mà cả sự mất mát chỗ dựa tinh thần của em bé bây giờ, vì chỉ có bà em là thương em…)
? Nêu những cảm nhận của em về cô bé bán diêm qua các sự việc trên?
* Trong từng ngôi nhà:
- Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn'
- Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
* Ngoài đường phố:
- Em bé mồ côi đi bán diêm ngồi nép trong một góc tường.
- Đầu trần, chân đi đất - Trời đông giá rét, tuyết rơi
- Ngoài đường lạnh buốt và tối đen.
- Bụng đói
=> Hình ảnh cô bé bán diêm được tác giả khắc họa bằng nghệ thuật đối lập tương phản có lựa chọn làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của em bé. Em đã rét đã khổ, có lẽ càng rét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn. Em đã đói, có lẽ càng đói hơn khi gửi thấy mùi ngỗng quay sực nức.
=> Hình ảnh tương phản gợi ra rất nhiều thương tâm, đồng cảm trong lòng của người đọc
=> Nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, tội nghiệp, không được ai quan tâm, một cô bé hết sức khốn khổ và đáng thương.
*Họat động 3: Củng cố và dặn dò : -Tóm tắt truyện.
- Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: tiếp theo Tiết 2
_______________________________________________________
Ngày soạn: 24/09/2011 Ngày dạy: 26/09/2011 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú
Tiết 22: Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM (Tiếp theo) (An - đéc - xen) A.MỤC TIÊU:
- Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An- đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
B.CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh (ảnh) chân dung nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen Học sinh: đọc văn bản, soạn bài
C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
* Hoạt động 1: Khởi động 1.Ổn định lớp:
8A: ………
8B: ………
2.Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt truyện “ Cô bé bán diêm”
3.Bài mới:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
II/- Phân tích văn bản:
?Câu chuyện được tiếp tục nhờ chi tiết nào cứ được lặp lại? Những hình ảnh kì diệu nào xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm?
Cơ sở thực tế của hành động này?
? Theo em , các mộng tưởng của em bé gợi cho ta những liên tưởng và cảm nhận gì về em bé bán diêm?
? Các mộng tưởng của em bé diễn ra có hợp lí ko? Giải thích?
(Hợp lí: trời rét -> lò sưởi; đang đói-> bàn ăn;
mọi người đang đón giao thừa-> cây thông Nô-en;
nhớ đến lần đón giao thừa cùng bà -> h/ả bà xuất hiện.)
? Trong các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng?
(thực tế: lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en; mộng tưởng: con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà
2. Thực tế và mộng tưởng:
- Nội dung chính của câu chuyện được xây dựng trên một tình tiết lặp lại và biến đổi rất tự nhiên, hợp lý và thú vị; đó là 5 lần em bé quẹt diêm.
- Thực tế và mộng tưởng:
Lầ
n Thế giới mông
tưởng Thực tế Mong ước
1
Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng
Em vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất... Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng
-> cảnh ấm áp, thân mật
-> Muốn được sưởi ấm trong mái nhà thân thương 2
Bàn ăn, khăn trải bàn trắng tinh, ngỗng quay...
Trước mặt chỉ còn là những bức tường dày lạnh lẽo... khách qua đường hoàn toàn lãnh đạm với em
-> Cảnh sang trọng đầy đủ, sung sướng.
-> Mong được ăn ngon.
3
Cây thông Nô- en với hàng ngàn ngọn nến sáng...
Diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên biến thành những ngôi sao trên trời.
-> Mong ước
được đón Nô-en trong ngôi nhà của mình, được vui chơi.
4
Bà nội em mỉm cười với em.
Em xin được đi cùng bà
Diêm tắt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất
-> Mãi mãi ở cùng bà, được che chở, yêu thương.
5
Hai bà cháu bay lên trời.
Em bé chết -> Đi theo bà, ko còn đói rét, đau buồn.
=> Những mộng tưởng rất đổi bình thường, nhưng với em chỉ là mộng tưởng mà thôi. Em bé bán diêm bị bỏ rơi, đói, rét, luôn khao khát được ấm no, yên vui và hạnh phúc.
cháu nắm tay nhau bay lên trời)
? Câu chuyện kết thúc bằng h/ả nào?
?Em bé cùng bà bay lên trời. Đó cũng chỉ là tưởng tượng của nhà văn. Thực tế, em bé đã chết trong đêm giao thừa vì rét. Tại sao tác giả lại diễn tả như thế?
?Thái độ của mọi người đối với em bé?
?Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.
3- Cái chết của em bé bán diêm:
- H/ả: em gái có đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười-> chết vì rét.
=> Thái độ của tg: Thông cảm, thương yêu đối với em bé bất hạnh…
Chính tình thương yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời hình dung ra cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón lấy những niềm vui đầu năm.
=> Thái độ của mọi người: lạnh lùng, thiếu tình thương, thờ ơ trước 1 cái chết thương tâm.
* Cảm nghĩ của em:
- Tình người lạnh lùng như băng tuyết. Em bé thật tội nghiệp. Xã hội thiếu hơi ấm của tình thương.
- Truyện Cô bé bán diêm và phần kết của truyện này là ''một cảnh thương tâm''.
? Theo em nghệ thuật kể chuyện trong truyện này có gì đặc sắc làm cho câu chuyện hấp dẫn và cảm động? (sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong văn bản tự sự.)
Cho HS đọc ghi nhớ.
III/- Tổng kết – ghi nhớ:
1. Nghệ thuật:
- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, h/ả đối lập.
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc hoạ tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện: đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
2. Nội dung:
- Số phận và cảnh ngộ đáng thương của em bé bán diêm.
- Lòng thương cảm của tg đối với em bé bất hạnh.
3. Ý nghĩa văn bản:
Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
*Ghi nhớ: SGK/68
*Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò -Tóm tắt truyện.
- Học bài, phân tích các nội dung.
- Chuẩn bị bài mới: Trợ từ - Thán từ.
_________________________________________________________
Ngày soạn: 24/09/2011 Ngày dạy: 27/09/2011 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú
Tiết 23: TV: TRỢ TỪ, THÁN TỪ
A.MỤC TIÊU : Giúp Học sinh:
- Hiểu được thế nào là trợ từ và thán từ, các loại thán từ.
- Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản.
- Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
1. Kiến thức:
- Khái niệm trợ từ, thán từ.
- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.
2. Kĩ năng: Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu
Hoc sinh: sự chuẩn bị bài của HS ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
* Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp:
8A: ………
8B: ………
2. Kiểm tra bài cũ: (Bảng phụ)
1. Hãy tìm từ địa phương trong câu sau: “Nghe mẹ nói như thế hắn cảm thấy ốt dột quá”. Có thể thay từ địa phương trên bằng từ ngữ toàn dân gì?
2. Những từ sau đây thuộc từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội?
trúng tủ, nốc ao, canh me, nhổ neo, cắm sào 3. Bài mới:
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
+ Cho HS quan sát, so sánh ba câu ví dụ trong SGK.
1- Nó ăn hai bát cơm.
2- Nó ăn những hai bát cơm.
3- Nó ăn có hai bát cơm.
? Vậy những từ như những, có trong các câu trên có tác dụng gì?
+ Cho HS phân tích thêm một số ví dụ về các trợ từ khác như chính, đích, ngay.
+ Phân tích tác dụng:
- Nói dối là tự làm hại chính mình - Tôi gọi đích danh nó ra
- Bạn không tin ngay cả tôi nữa à?
=> Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là:
mình, nó, tôi
? Những từ đó gọi là trợ từ. Vậy trợ từ là gì?
Cho HS đọc ghi nhớ.
I- Trợ từ:
1. Ngữ liệu: SGK/69 2. Nhận xét:
- So sánh 3 câu :
- Câu 1: một sự việc khách quan là : Nó ăn (số lượng) hai bát cơm.
- Câu 2: thêm từ những (còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, là vượt quá mức bình thường)
- Câu 3: thêm từ có (còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít, là không đạt mức độ bình thường)
Như vậy trong 3 câu có chỗ:
Giống nhau: đều có thông tin sự kiện làm hạt nhân ý nghĩa.
Khác nhau: câu 1 chỉ có thông tin sự kiện. Câu 2, 3 có thêm thông tin bộc lộ (bày tỏ thái độ, sự đánh giá) - T/d: Nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu.
* Ghi nhớ: SGK/69
+ Cho HS quan sát các từ này, A và vâng trong hai đoạn trích tác phẩm của Nam Cao và Ngô Tất Tố.
- Này có tác dụng gì?
- A, vâng biểu thị thái độ gì?
-GV: Lưu ý HS là A còn được dùng trong trường hợp biểu thị sự vui mừng, sung
II.Thán từ:
1. Ngữ liệu: SGK/69 2. Nhận xét:
- Này: có tác dung gây sự chú ý ở người đối thoại.
- A: biểu thị thái độ tức giân.
- Vâng: biểu thị thái độ lễ phép
sướng như “A !Mẹ đã về!”. (có khác nhau về ngữ điệu).
GV: Nêu câu hỏi trắc nghiệm lên bảng phụ:
Nhận xét về cách dùng các từ này, a và vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:
a) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
b) Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập.
c) Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu. .
d) Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu GV: Những từ dùng để gọi đáp hoặc bộc lộ cảm xúc-> Thán từ
? Vậy thán từ là gì? Thán từ làm có quan hệ thành phần như thế nào trong câu ?
H/s đọc ghi nhớ
GV : gọi HS làm bài tập 1
Giải thích ý nghĩa bài 2 ( Thảo luận)
H/s làm bài 3, 4
Bài 5: GV nhắc nhở HS dùng thán từ hợp với tình huống giao tiếp
Bài 6: Câu tục ngữ này khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị
- A, Này a) thành 1 câu độc lập. (ĐV của NC) VT: đứng đầu câu->câu đặc biệt.
b) Làm thành phần biệt lập (ko có quan hệ ngữ pháp với các thành phần khác) (ĐV của NTT)
* Ghi nh ớ: SGK/70 III. Luyện tập:
Bài 1: Theo thứ tự từ trên xuống, a, c, g, i.
Bài 2: Về nghĩa của các trợ từ, có thể tham khảo từ điển.
a- Lấy: Nghĩa là không có một lá thư, một lời nhắn gởi, một đồng quà.
b- Nguyên: Nghĩa là chỉ riêng tiền thách cưới quá cao.
Đến: Nghĩa là quá vô lý.
c- Cả: Nhấn nạnh việc ăn quá mức bình thường.
d- Cứ: Nhấn mạnh sự việc lặp lại nhàm chán Bài 3: Trả lời.
a) này, à b) ấy c) vâng d) chao ôi e) hỡi ơi
Bài 4: Về nghĩa của các thán từ, có thể tham khảo các từ điển.
a- Kìa: tỏ ý đắc chí.
Ha ha: khoái chí.
Ái ái: tỏ ý van xin.
b- Than ôi: tỏ ý tiếc nuối
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nắm vững khái niệm trợ từ, thán từ và cách thức sử dụng.
- Làm các bài tập còn lại tron sgk, .
- Chuẩn bị bài mới: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
Ngày soạn: 24/09/2011 Ngày dạy: 29/09/2011 Giáo viên: Vũ Phong Trờng THCS Vĩnh Phú
Tiết 24: TLV: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nhận ra và hiểu vai trò của các yếu tố mi êu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Biết cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự.
1. Kiến thức:
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự. Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự. Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
-Bảng phụ, các ví dụ.
2.Học sinh:
-Đọc sách, tìm hiểu bài.
-Xem lại nội dung các bài về văn bản ở chương trình lớp 7.
C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
* Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp:
8A: ………
8B: ………
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở học sinh 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
+ Em thử nêu tác dụng của các yếu tố tả, kể, biểu cảm trong lời văn.
+ Gọi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK.
+ Trong đoạn trích trên, tác giả kể lại những việc gì ?
+ Trong đoạn trích trên, tác giả tả lại những
I.Sự kết hợp các yếu tố kể, tả, và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự:
- Thảo luận để rút ra những nhận xét sau đây :
- Kể thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.
- Tả thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật hành động.
-Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc nhân vật, hành động.
- Sự việc bao trùm lên đoạn trích là kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật ''tôi'' với người mẹ lâu ngày xa cách. Sự việc ấy kể lại bằng các chi tiết nhỏ sau đây:
- Mẹ tôi vẫy tôi.
- Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.
- Mẹ kéo tôi lên xe.
- Tôi oà lên khóc.