TÀI LIỆU THAM KHẢO
6.1. KHAI QUAT VE VAN HOA
Sự hình thành, tồn tai va phat triển của văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc đều có lịch sử ri lông, có điểm giống nhau và khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lối sống cộng đồng, dân tộc, tôn giáo cùng với phương thức lao động sản xuất và ảnh hưởng của địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng... đã tạo ra nên văn hóa mang bản sắc riêng. Tuy nhiên, từ nền văn hóa riêng đó tạo ra nền văn hóa chung và trở thành đi sản văn hóa chung của nhân loại. Trải qua nhiều ngàn năm tồn tại và phát triển, đến nay kho tàng văn hóa nhân loại đã trở thành thứ tài sản vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho mỗi quốc gia dân tộc.
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng, công nghiệp lần thứ tư, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang tạo điều kiện cho các quốc g gia, doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội hợp tác và phát triên. Qua đó tạo nhiều cơ hội 159
giao lưu, hợp tác kinh doanh, chuyên giao công nghệ, đầu tư... tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý, nhân viên kinh doanh giao tiếp, phát huy sở trường và tính sáng tạo, đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và nên kinh tế nước nhà.
Hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang đem lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế xã hội cho nhiều quốc gia, khu vực trên thể giới, nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn thách thức. Đồng thời mặt trái tiêu cực của hội nhập cũng ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế như đầu tư cong nghé lac hau, can kiét tai nguyén, 6 nhiễm và hủy hoại môi trường. Điều đó đòi hỏi ở tầm vĩ mô, nhà nước phải có chính sách phát triển đúng dan, phù hợp, kịp thời để kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, bền vững, tạo điều kiện tốt cho các chủ thể kinh doanh hội nhập và phát tr lên.
Mỗi nền văn hóa của mỗi quốc gia, khu vực đều có nét riêng đẹp đẽ, độc đáo đề ta học tập, nhưng cũng có hạn chế, tiêu cực cần né tránh hoặc có giải pháp phù hợp trong giao tiếp kinh doanh. Tiếp thu tỉnh hoa văn hóa của nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc đó là đường lối phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và phát triên.
6.1.1. Khái niệm về văn hóa:
Khái niệm về văn hóa từ lâu đã được quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới ở nhiều lĩnh vực với nhiều cấp độ khác nhau. Có thể đưa ra một số định nghĩa về văn hóa như nhà nhân chủng học Kluckhohn và Krocber (1952) đã sưu tầm và đưa ra 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo ông Kluckhohn (1961) và ông Lanr cùng Distefano (1988) cho rằng văn hóa là các giá trị, niềm tin được chỉa sẻ, gìn giữ và dùng để xác định các hành vi đúng hay sai của một nhóm người nhất định. Nhưng theo nhà xã hội học Heller (1988) thì định nghĩa văn hóa là các quan niệm thống trị có tính chất xã hội, có tính chất chọn lọc của trí tuệ, thị hiếu và những hành vi, kỹ năng được hình thành thông qua giáo dục và đào tạo. Theo Terpstra và David (1985) thì Văn hóa là tập hợp các giá trị, biểu tượng được học hỏi. được chia sẻ và có mối liên hệ mật thiết với nhau cho việc cung cấp cho các thành viên trong xã hội những định hướng nhất định để thể hiện các hành vi xã hội. (GT Giao tiếp trong kinh doanh). Cuối thế kỷ 19, ở nước Anh, nhà xã hội học Taylor cho rằng văn hóa được hiểu như sự văn minh, trong đó chứa đựng cả vấn đề tri thức, luật lệ, nghệ thuật, nhân
160
ban, niém tin va tat ca những khả năng mà những người trong cộng đồng
đã lĩnh hội và thể hiện.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa văn hóa là sự tông hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với mọi biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn. (Hồ Chí Minh - Tuyển tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, t3, Tr 431). Giáo sư Hoàng Vinh cũng đưa ra quan điểm của mình về văn hóa trong cuốn “Đề cương văn hóa và tôn giáo” thì văn hóa là vốn hiểu biết của con người được tích lũy trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn — lịch sử, được kết tỉnh thành lại các giá trị và chuân mực xã hội, gọi chung là hệ giá trị xã hội, biểu hiện ở vốn di sản văn hóa và phong cách ứng xử của cộng đồng. Hệ giá trị làm nên bản sắc riêng của mọi cộng đồng xã hội, có khả năng liên kết các thành viên làm cho cọng đồng thành một khối vững chắc và có khả năng điều tiết hoạt động của các thành viên Sóng trong cộng đồng xã hội đó. Văn hóa cũng được hiểu là hệ thống những chuẩn mực và giá trị mà trong cộng đồng các thành viên có thể chia sẻ cho nhau tạo nên sự khác biệt với cộng đồng khác.
Với tư cách là một tổ chức Liên hiệp quốc về Văn hóa, Unesco đã đưa ra định nghĩa chính thức về văn hóa trong các Công ước quốc tế, với nỗ lực phô quát hóa cách hiểu về văn hóa một cách chung nhất trên toàn cầu.
Trong Tuyên bố Toàn cầu về đa dạng văn hóa của Unesco năm 2001, văn hóa được định nghĩa là “tập hợp những đặc trưng về tỉnh thần, vật chất, trí tuệ và xúc cảm của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn
hóa chứa đựng, bên cạnh nghệ thuật và văn chương, cả cách sống, phương thức chung sống, các hệ thống giá trị, các tập tục và tín ngưỡng”.
Như vậy, theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm tất cả những yếu tố cầu thành nên đời sống con người. Văn hóa không chỉ hàm ý ám chỉ đời sống tỉnh thần, văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt tâm linh, tôn giáo. Văn hóa còn chính là sự ứng xử của con người với thiên nhiên, con người với con người và với cộng đồng rộng lớn. Văn hóa là phương thức con người thê hiện những trí thức bản địa đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, và những phương thức sinh kế để con người tổn tại và phát triển. Là sản phẩm do con người tạo ra, được hình thành và nuôi dưỡng cùng với quá trình sống của loài người, và đến lượt nó, văn hóa lại chỉ phối, quyết định sự tổn tại, bản sắc và sự phát triển bền vững của một cộng đồng người.
161
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo bề sâu hị bể rộng, theo không gian, thời gian hoặc chủ thể bao gồm văn hoá nghệ thuật, văn hoá ầm thực. văn hóa kinh doanh. trình độ văn hoá, nếp sống văn hoá; văn hoá phương Đông: văn hoá Việt Nam, văn hoá đại chúng...
Từ nhiều định nghĩa của các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế trên thế giới như đã nêu trên, ta có thế định nghĩa về văn hóa là sản phẩm của con người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ giữa con người và xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa nhầm đạt đến chân, thiện, mỹ.
Văn hóa bao gồm hai đặc trưng là văn hóa vật thê như nhà cửa, công trình kiến trúc, phương tiện giao thông, cảnh vật thiên nhiên... và văn hóa phi vật thẻ như ngôn ngữ, tư tưởng, văn học, nghệ thuật...
6.1.2. Khái niệm về đa văn hóa
Thế giới bao gồm 193 quốc gia có chủ quyền là thành viên Liên Hiệp Quốc (là tổ chức quốc tế lớn nhất thể giới), mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa riêng với các nhóm sắc tộc người bản địa và ngoại nhập. Mỗi nền văn hóa đều có đặc trương riêng biệt, độc đáo, có điểm tương đồng và cũng có điểm khác biệt. Sự tồn tại của nhiều truyền thống văn hoá trong một quốc gia, vùng lãnh thô hay châu lục đã tạo ra sự đa văn hóa (hay đa dạng văn hóa) trên thế giới. Ngoài ra, đa văn hóa còn có thể xảy ra khi một khu vực được tạo ra hoặc mở rộng bằng cách hợp nhất các khu vực có hai hoặc nhiều nền văn hoá khác nhau ( Ví dụ: Canada thuộc Pháp và Canada thuộc Anh) hoặc thông qua nhập cư từ các khu vực pháp lý khác nhau trên khắp thế giới.
(Vi du: Hoa Ky, Australia, Canada, Brazil, Vuong quốc liên hiệp Anh, New Zealand, và nhiều quốc gia khác).
Đa văn hóa được coi là “đặc trưng của xã hội loài người”. Tuyên ngôn toàn
cầu về đa văn hóa (2001) khăng định: "là khởi nguồn cho mọi giao lưu, đổi mới và sáng tạo, đa văn hóa cũng cần cho nhân loại như đa dạng sinh học cho thiên nhiên. Vì thế đa văn hóa chính là đi sản chung của nhân loại và cần được công nhận và kháng định vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau”. C6ng ude Unesco về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa (2005) cũng nhấn mạnh: “đa dạng văn hóa tạo nên một thế giới giàu có và đa dạng, một thế giới làm tăng sự lựa chọn và nuôi dưỡng khả năng và giá trị của con người. và do đó là nguồn suối của sự phát triên bên
vững cho các cộng đông, con người và dân tộc.”
162
Da văn hóa, do đó, là điều kiện cần thiết cho phát triển. Mỗi tộc người và cộng đồng có cách hiểu riêng về văn hóa, phụ thuộc vào những nhận thức về môi trường sống và thực hành hàng ngày của họ, và do đó mỗi nền văn hóa luôn chứa đựng trong nó sự đa đạng. Đối với các nước thế giới thứ 3 các nước đang phát triển, đa văn hóa còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa, bởi nó không chỉ biêu hiện tính phong phú trong thực hành văn hóa, mà
còn bảo đảm cho sự sinh tồn của họ. Theo Yos (2008:35-36), “đối với
nhiều cộng đồng nông dân ở Đông Nam Á, sự đa dang, di là ở khía cạnh văn hóa, kinh tế hay gen, đi đôi với sự an ninh và an toàn”.
Đa văn hóa thể hiện qua sự đa dạng của các biêu đạt văn hóa (Cultural expressions). Biểu đạt văn hóa tạo nên bản sắc riêng và sức sống của một cộng đồng; nó tạo nên bối cảnh cho sự hợp tác đề suy nghĩ và hành động;
biểu đạt văn hóa có tính giáo dục, kích thích niềm say mê và sáng tạo, chữa g lành những nỗi đau và vét thương của con người; tạo nên sự đoàn kết cộng đồng, tăng khả năng lưu giữ và tái hiện lịch sử của họ, đồng thời còn tạo
ra thu nhập nuôi sông con người.
Như vậy, đa ăn hóa thường dùng để chỉ sự cùng tôn tại của nhiều nền văn hóa, dạng thức văn hóa và nhiều cách biểu đạt văn hóa khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung.
Đa văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng vì đa văn hóa là đặc trưng của xã hội loài người, bởi thế nó là điều kiện cần thiết cho phat trién, tham chi cho su sinh tồn của con người. Đa văn hóa là khởi nguồn của bản sắc, của đổi mới và sáng tạo, giúp liên kết mọi người trên thế giới. Nó là động lực thúc đây phát triển, không chỉ tăng trưởng kinh tế, mà còn làm phong phú hơn cuộc sống trí tuệ, tình cảm, đạo đức và tỉnh thần.