Đánh giá ưu, nhược điểm và phân tích nguyên nhân của công tác quản lý chất lượng giáo dục tại Trung tâm GDTX Lục Nam, tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 56 - 59)

2.5.1. Ưu điểm:

- Trong suốt quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Trung tâm GDTX Lục Nam luôn là đơn vị đƣợc lãnh đạo và nhân dân trong huyện đánh giá cao về những thành tích đạt đƣợc.

- Các cán bộ chủ chốt của các xã trước đây đã học văn hoá tại Trung tâm sau đó lại tiếp tục đi bồi dƣỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ đã trở thành lực lƣợng lao động nòng cốt góp phần thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển.

- Trung tâm đã liên kết với các trường cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh để mở rộng đào tạo, tổ chức các lớp tại chức, các lớp bồi dưỡng chuyên đề. Nội dung chương trình được chỉ đạo chặt chẽ, giáo viên tham gia giảng dạy nhiệt tình có chất lƣợng

- Trung tâm đã có nhiều cố gắng trong quản lý quá trình giảng dạy của thày và học của trò bằng một số biên pháp nhƣ:

+ Quản lý thời gian và nội dung giảng dạy của giáo viên thông qua thời khoá biểu và lịch báo giảng

+ Tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên môn đưa các hoạt động giáo dục của Trung tâm vào nề nếp.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của Trung tâm đều có lòng say mê nghề nghiệp, có kinh nghiệm và đƣợc đào tạo ở trình độ chuẩn

+ Chất lƣợng giáo dục từng năm học đƣợc nâng lên rõ rệt.

2.5.2. Nhược điểm:

- Tổ chức đội ngũ giáo viên chƣa đủ và số lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu.

61

- Một số giáo viên mới tham gia công tác trong ngành GDTX nên còn hạn chế trong công tác tổ chức hoạt động của GDTX.

- Đối tƣợng học sinh đa dạng, không đồng đều dấn tới khả năng tiếp thu và nhận thức trong học tập cũng không đồng đều.

- Đồ dùng, trang thiết bị dạy phục vụ cho việc dạy học còn thiếu, chƣa có phòng thƣ viện.

- Mục đích học tập, điều kiện học tập cũng khác biệt rõ rệt: một số đối tƣợng học viên vào học chủ yếu để lấy bằng, để củng cố địa vị công tác

2.5.3. Nguyên nhân

- Đạt đƣợc những kết quả trên là do đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến huyện trong công tác nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.

- Có nghị quyết của Trung ƣơng Đảng quan tâm đến phát triển GD-ĐT nói chung và GDTX nói riêng đó là tạo lập một xã hội học tập nhằm cung ứng cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mọi người dân ở mọi trình độ có thể học tập thường xuyên, học suốt đời, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng người đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khoa học và công nghệ, văn hoá và nghệ thuật nhằm nâng cao dân trí.

- Ban giám đốc hàng tuần, hàng tháng thường xuyên phối hợp với tổ trưởng tổ văn hoá kiểm tra chặt chẽ việc giảng dạy của giáo viên thông qua giáo án, lịch báo giảng, thời khoá biểu cũng nhƣ qua dự giờ.

- Chƣa có các giải pháp huy động tiềm năng của xã hội để phát triển GDTX. Tư tưởng bao cấp vẫn còn nặng trong suy nghĩ của các nhà quản lý và người học: Việc đầu tư kinh phí và đóng góp của nhân dân, của người học chưa trở thành thói quen. 90% cán bộ địa phương và người học cho rằng các chi phí đầu tƣ cho GDTX từ việc tu sửa, xây dựng phòng học, mua sắm trang thiết bị, phương tiện dạy học, học nghề, kể cả trả lương cho giáo viên… là do

62

nguồn ngân sách của Nhà nước và của địa phương chi trả, người học chỉ đóng một phần nhỏ.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên GDTX vừa thiếu, vừa không đồng bộ, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn còn nhiều hạn chế, không đáp ứng đƣợc yêu cầu và nhiệm vụ của GDTX trong tình hình mới.

Tóm lại: Trung tâm GDTX Lục Nam những năm qua mặc dù điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, trang thiết bị phục vụ cho dạy học còn thiếu, nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng đã cố gắng phấn đấu vươn lên trong quá trình quản lý giáo dục hệ Bổ túc, thực hiện tốt nội dung chương trình, quản lý tốt quá trình dạy của thày và học của học viên, từng bước đánh giá kết quả học tập của học viên một cách có hiệu quả, nghiêm túc.

63

Chương 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỆ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)