3.2.1. Tăng cường tuyên truyền nhận thức về vị trí và vai trò của Trung tâm GDTX
3.2.1.1. Mục tiêu:
Nghiên cứu thực tiễn hoạt động của GDTX đã chỉ rõ giải pháp tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí GDTX là rất quan trọng, khâu then chốt trong các giải pháp và mang ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của GDTX. Qua việc tuyên truyền, người dân hiều về vị
64
trí và vai trò của Trung tâm GDXT hơn, từ đó họ có cái nhìn đúng đắn về Trung tâm GDTX
3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho mọi người nâng cao nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò GDTX thông qua các hình thức tuyên truyền:
- Các cấp uỷ Đảng: tổ chức cho đảng viên, nhân dân quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khoá VIII và nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá IX, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về phát triển Giáo dục- Đào tạo, làm cho mọi người thấy rõ thực trạng của giáo dục nói chung, cũng như của từng địa phương và cơ sở giáo dục đào tạo nói riêng, nắm vững các quan điểm cơ bản của Đảng về vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển GD-ĐT.
- Bằng việc nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục và thực hành, GDTX phải thu hút sự quan tâm của mọi người dân, làm cho mọi người hiểu đƣợc vị trí và mục tiêu đào tạo của GDTX.
- Tuyên truyền về chức năng và các nhiệm vụ cụ thể của GDTX trong nền kinh tế thị trường.
- Với chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục; tạo cơ hội học tập thoả mãn nhu cầu học tập đa dạng, phong phú của mọi người, trong đó có những người không có điều kiện tiếp tục học ở trường chính quy, GDTX giữ vai trò nhƣ là một bộ phận nghiệp vụ của cơ quan quản lý GD. Trên cơ sở nghiên cứu phướng hướng, mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương; điều tra, phát hiện các nhu cầu học tập của từng loại đối tượng người học, GDTX đề xuất với cơ quan quản lý GD về kế hoạch tổ chức học, phương pháp, nội dung thời gian học với từng loại đối tƣợng.
- Các hình thức tuyên truyền:
65
+ Mở rộng hội nghị chuyên đề về nội dung hoạt động của GDTX.
+ Trao đổi tọa đàm với lãnh đạo địa phương và nhân dân.
+ Kết hợp các hội nghị của Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp dành một thời gian nhất định trong hội nghị để lãnh đạo GDTX báo cáo về những hoạt động của GDTX trước hội nghị.
+ Dùng hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí để tuyên truyền.
- Để có thể tiến hành công tác tuyên truyền về GDTX tốt cần:
+ Lập kế hoạch tuyên truyền, đưa việc tuyên truyền vào chương trình hành động trong đại hội giáo dục các cấp.
+ Tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương, phối hợp với các ban ngành và kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện.
+ Tổ chức tuyên truyền, học tập sâu rộng trong ngành giáo dục, sau đó lựa chọn giáo dục viên có năng lực làm báo cáo viên về tuyên truyền.
3.2.2. Quản lý chặt chẽ công tác tuyển sinh và đánh giá học lực của học viên đầu năm học
3.2.2.1. Mục tiêu:
- Đổi mới công tác tuyển sinh
- Đánh giá chất lƣợng giáo dục của học sinh đầu năm học 3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành
Chất lƣợng giáo dục có liên quan chặt chẽ tới chất lƣợng đầu vào của học sinh đầu cấp, chính vì vậy công tác tuyển sinh cần đƣợc quan tâm . Vấn đề tuyển sinh trong các Trung tâm GDTX nói chung trước hết phải thực hiện đúng yêu cầu của các nghị quyết, văn bản có tính pháp quy của nhà nước và của Bộ GD-ĐT ban hành.
Việc tuyển sinh cần đƣợc gắn với việc nâng cao dân trí và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Trung tâm, vào CSVC, trang thiết bị dạy học, căn cứ vào nhu cầu học tập của người học. để từ đó có kế hoạch tuyển sinh.
66
Trong những năm qua Trung tâm GDTXLục Nam khi tuyển sinh đã đảm bảo đƣợc những yêu cầu chung, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành. Tuy nhiên vấn đề tuyển sinh của Trung tâm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là:
+ Hàng năm Trung tâm tuyển sinh bằng việc xét tuyển dựa vào điểm thi vào các trường THPT trên toàn tỉnh và chỉ tuyển sau khi các trường THPT, Dân lập đã tuyển xong.
+ Đối tƣợng diện không xếp loại hạnh kiểm phần lớn đã có tuổi, nhiều trường hợp khi vào học còn thiếu bằng tốt nghiệp THCS…
Công tác tuyển sinh của các Trung tâm GDTX cần dựa trên nhu cầu học tập của học viên và nhân dân trên địa bàn. Trong quá trình xét tuyển cần thực hiện nghiêm túc, đảm bảo cho học sinh vào học tại Trung tâm có điều kiện nâng cao trình độ văn hoá, hiểu biết về khoa học kỹ thuật.
Ngay từ đầu năm học, Trung tâm phải có kế hoạch khảo sát phân loại học viên theo trình độ để từ đó có biện pháp cụ thể và phù hợp với từng đối tƣợng học sinh. Trung tâm cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá học viên phù hợp với điều kiện của Trung tâm mình
3.2.3. Quản lý chặt chẽ nội dung chương trình học tập 3.2.3.1. Mục tiêu:
- Kế hoạch giảng dạy của mỗi GV là cụ thể hoá nhiệm vụ giảng dạy theo chương trình. Kế hoạch phải thể hiện nội dung, phương pháp, thời lượng của từng bài, từng phần giảng, kế hoạch phải có tính hệ thống, đủ, đúng chương trình, phù hợp với đối tượng, đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu đặt ra.
- Kế hoạch chủ nhiệm lớp: GVCN là người quản lý toàn diện học viên một lớp, không phải chỉ nắm vững đƣợc những chỉ số của quản lý hành chính nhƣ tên, tuổi, số lƣợng, gia cảnh, trình độ học viên về học lực, đạo đức...mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách của HS trong lớp để có
67
phương hướng tổ chức hoạt động GD, dạy học cho phù hợp điều kiện, khả năng của mỗi HS.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành
- Quản lý việc xây dựng thời khoá biểu: Bố trí thời khoá biểu phù hợp để GV trong tổ, nhóm chuyên môn có điều kiện dự giờ của nhau, dạy thay nhau lấp giờ khi cần thiết. Quan tâm đến giờ học có tính chất đặc thù, không để ở tiết cuối buổi sáng và tiết đầu buổi chiều. Quan tâm đến GV có hoàn cảnh đặc biệt, nhà xa trường, con nhỏ, sức khoẻ yếu...bố trí giờ hợp lý trên cơ sở tuân theo những qui tắc chung.
- Quản lý thực hiện qui chế chuyên môn: Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học, quản lý việc soạn giáo án, quản lý giờ lên lớp của GV, quản lý việc kiểm tra, chấm trả bài cho HS và chế độ cho điểm của GV .
3.2.4. Tăng cường bồi dưỡng giáo viên
Chất lƣợng đội ngũ GV là yếu tố quyết định đến chất lƣợng giáo dục trong các nhà trường nói chung và trong các Trung tâm GDTX nói riêng. Do đặc điểm của các Trung tâm GDTX thường học viên tuyển sinh vào Trung tâm có chất lƣợng rất yếu kém về học lực do vậy cần phải có đội ngũ GV vững vàng về chuyên môn, có năng lực sư phạm để từng bước nâng cao chất lƣợng giáo dục.
3.2.4.1. Mục tiêu:
- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên thường xuyên về năng lự chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm
- Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
- Giúp GV nhận thức đƣợc ngày nay khoa học phát triển nhƣ vũ bão đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin khoa học, làm cho khối lƣợng tri thức nhân loại tăng lên gấp bội. Thực tế đó dẫn đến việc dạy học trong nhà trường phổ thông
68
phải đổi mới mục tiêu, nội dung và PPDH, đặc biệt coi trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành
Công tác xây dựng và bồi dƣỡng GV của Trung tâm cần đƣợc xác định theo một số công việc trọng tâm sau:
- Xây dựng đội ngũ đủ về số lƣợng. Cố gắng mỗi môn văn hoá có ít nhất một GV biên chế. Hàng năm căn cứ vào số lƣợng các lớp và đội ngũ GV biên chế để có kế hoạch hợp đồng với các GV bên ngoài đảm bảo số giờ dạy của các GV biên chế vừa phải có đủ thời gian đầu tƣ kiến thức vào việc giảng dạy, tự bồi dƣỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục.
- Đối với GV mới ra trường hoặc chuyển từ trường khác về yêu cầu trước tiên là phải tìm hiểu về ngành học GDTX để từ đó thực sự hiểu ngành học GDTX để làm cho tốt nhiệm vụ đƣợc phân công. Có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt.
- Hàng tháng, hàng quý, hàng năm đều có kế hoạch cụ thể phân công nhiệm vụ đến từng giáo viên.
- Theo dõi sát sao việc thực hiện quy chế chuyên môn của từng giáo viên để từ đó có những nhắc nhở kịp thời.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo định kỳ và kiểm tra đội xuất.
- Yêu cầu các giáo viên phải không ngừng tự bồi dƣỡng để nâng cao chất lƣợng chuyên môn. Đối với giáo viên trẻ, giáo viên có điều kiện, có năng lực thì động viên đi học cao học để xây dựng lực lƣợng nòng cốt cho Trung tâm.
- Có chính sách khen thưởng động viên kịp thời bằng vật chất cũng như tinh thần đối với những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho GV có thời gian tự học, tự bồi dƣõng.
- Tài liệu bồi dƣỡng, các loại báo chí , tạp chí trong ngành phải đƣợc mua
69
trích từ nguồn kinh phí thường xuyên hàng tháng.
- Ban giám đốc phải tạo mọi điều kiện cho cán bộ giáo viên tự nâng cao về trình độ ngoại ngữ, tin học, chuyên môn và năng lực sƣ phạm, khuyến khích giáo viên tiếp xúc với các cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học....
- Tổ chức tốt cho giáo viên xây dựng kế hoạch học tập, bồi dƣỡng.
- Tổ chức tốt hoạt động của nhóm tự học của giáo viên.
- Tổ chức các hoạt động tự thể hiện kết quả tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên.
- Xây dựng nền nếp giáo viên tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh thường xuyên hoạt động tự học, tự bồi dưỡng dưới sự chỉ đạo, giúp đỡ của Tổ
chuyên môn.
- Chỉ đạo bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên thông qua các buổi hội giảng cũng nhƣ thông qua các hội thi giáo viên giỏi các cấp. Để hội giảng đạt kết quả tốt thì Ban giám đốc phối hợp với công đoàn, Đoàn thanh niên chuẩn bị tốt về mọi mặt, làm tốt công tác tư tưởng trong đội ngũ giáo viên, chủ động trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để các buổi sinh hoạt chuyên môn thực sự là ngày hội chuyên môn.
- Đổi mới PPDH phải đƣợc tiến hành đồng bộ với việc đổi mới các khâu, các bước, các nhân tố khác của QTDH. Đổi mới PPDH phải hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của người học.
- Tổ chức cho GV học tập hướng dẫn của Bộ, Sở GD - ĐT về đổi mới PPDH trong nhà trường.
- Tổ chức cho các tổ bộ môn, nhóm bộ môn lựa chọn các bài trong chương trình, tổ chức soạn giảng theo hướng đổi mới PPDH.
- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về chương trình, sách giáo khoa mới.
Giúp giáo viên nắm đƣợc những loại sách giáo khoa và tài liệu học tập đƣợc áp dụng trong chương trình BT THPT.
70
- Tổ chức các đợt hội thảo, thao giảng về đổi mới PPDH.
- Chỉ đạo, làm điểm những giờ dạy học “ dạy HS tự học “.
- Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên nghiệp vụ sử dụng các phương tiện hiện đại và áp dụng vào việc dạy học để cải tiến các phương pháp dạy học.
Cho giáo viên học vi tính để biết cách soạn bài trên máy hoặc trình chiếu hỗ trợ bài giảng khi cần thiết.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho HS tự học, tự nghiên cứu. Xây dựng tủ sách tự học, mở rộng qui mô thư viện trường học.
- Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học từng tổ phải báo cáo, nhà trường thống kê mỗi môn, mỗi khối lớp có bao nhiêu tiết dạy đổi mới PHDH, kết quả cụ
thể. Năm sau sẽ nhân rộng số bài dạy theo phương pháp mới.
-Khuyến khích GV viết sáng kinh nghiệm về đổi mới PPDH, viết bài trao đổi gửi các báo, tạp chí của ngành.
- Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học - Xác định các chủ đề về đổi mới PPDH
- Tổ chức soạn giáo án và giảng trên lớp - Rút kinh nghiệm, phổ biến
- Có chính sách khen thưởng động viên kịp thời bằng vật chất cũng như tinh thần đối với những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
3.2.5. Quản lý hoạt động học của học viên 3.2.5.1. Mục tiêu:
- Hình thành hệ thống quản lý theo đơn vị lớp, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ lớp, cán bộ tổ, cán bộ đoàn, hệ thống giám thị, giáo viên trực tiết học, bảo vệ, phụ huynh học sinh
- Quản lý tự học của học sinh. Tổ chức nhóm bạn cùng học.
- Phát hiện, bồi dƣỡng HS giỏi, phụ đạo bổ sung kiến thức cho HS yếu
71 kém.
- Quản lý và tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành
- Chú trọng phân chia HS cho các lớp theo quan điểm: chia đều số lƣợng HS về các mặt: Trình độ học lực, xếp loại đạo đức, nam, nữ, đoàn viên, địa bàn cƣ trú tạo sự công bằng về chất lƣợng đầu vào giữa các lớp.
- GVCN nghiên cứu hồ sơ của HS lớp mình, trên cơ sở đó ổn định tổ chức
lớp tìm ra đƣợc đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ tổ, cán bộ đoàn là những HS tốt, có năng lực và phát huy được vai trò gương mẫu, nhanh nhẹn hoạt bát
- Quản lý việc học tập ở trên lớp trước hết phải qui định trách nhiệm thuộc về GV bộ môn. Giờ học của GV nào thì GV ấy hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về tình hình học tập của HS. Bên cạnh đó GVCN phải theo dõi sát sao tình hình HS của lớp mình, hỗ trợ với GVBM để quản lý HS. GVCN phải biết dựa vào đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn để tăng cường công tác quản lý lớp học của mình.
- Tạo ra hệ thống hoạt động đồng bộ giữa GVCN, GVBM, giám thị, bảo vệ nhà trường nhằm đưa HS vào khuôn khổ. Mỗi bộ phận có một chức năng nhất định nhƣng đều bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc quản lý HS từ nhiều góc độ.
- GVBM là người quản lý trực tiếp tự học của học viên lớp mình dạy.
Muốn vậy GV phải có sự hướng dẫn HS cách học. Sau mỗi bài dạy phải hướng dẫn HS việc cần làm ở nhà. Giờ học sau phải giành thời gian kiểm tra những vấn đề giờ trước GV yêu cầu.
- GVCN kết hợp với GVBM tạo cho các em từng nhóm học tập từ 4 đến 5 em có đặc điểm cƣ trú gần nhau, trong nhóm có HS khávà HS yếu. Yêu cầu đặt ra là các em khá giúp các em yếu hơn về phương pháp học tập, bổ sung giảng giải kiến thức mà bạn chƣa hiểu, tuyệt đối không làm thay, học thay.
72
- Mỗi buổi học, HS vào lớp trước giờ học tiết một 15 phút để các tổ kiểm
tra việc học bài và làm bài cũ của các thành viên trong tổ. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự quản trong giờ này và chấm điểm thi đua cho các lớp.
- GVCN phối hợp với phụ huynh HS trong việc tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho HS: Phụ huynh kiểm tra giờ giấc học tập, lịch học đƣợc ghi trong thời gian biểu, tạo góc học tập cho HS ở nhà; mua sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng học tập cho HS, thường xuyên báo cáo với GVCN về tình hình học tập của con em mình.
- Lựa chọn HS giỏi ngay từ đầu cấp, hướng dẫn các em cách học. Tổ chức cho các em đƣợc học nâng cao kiến thức bộ môn giúp các em tham gia thi các đội tuyển HS giỏi. Với đối tƣợng HS này, GV cần có yêu cầu cao, có câu hỏi, bài tập riêng về nhà, hướng dẫn HS loại sách tham khảo, các chuyên đề HS tự học, tự nghiên cứu.
- Với HS học ở mức độ yếu hơn GV cũng phải phân loại, có kế hoạch bồi dưỡng cho các em, có chương trình mềm dẻo hơn, câu hỏi gợi mở riêng giúp các em từng bước vươn lên trong học tập.
- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp HS củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học; phát triển óc thẩm mỹ tăng cường thể chất;
nhận thức xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương đất nước, GD thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động trong các hoạt động tập thể; rèn luyện cho HS các kỹ năng tự quản hoạt động ngoài giờ lên lớp, góp phần GD tính tích cực của người công dân tương lai.
3.2.6. Nghiêm túc thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học
Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải