2.4.1. Thực trạng quản lý chất lượng đầu vào
Hiện nay, Trung tâm GDTX Lục Nam là một trong những cơ sở tuyển sinh đào tạo học sinh học bậc THPT ( Bổ túc). Do trên địa bàn của huyện có 4 trường THPT công lập, 1 trường THPT Dân lập và 1 trường THPT Tư thục.
Số lượng học sinh có hạn, sau khi các trường THPT công lập tuyển sinh xong đến trường Dân lập, Tư thục tuyển sinh và cuối cùng mới đến Trung tâm.
Thậm chí có những trường hợp đã nhập học tại Trung tâm rồi nhưng đến khi các trường THPT học Dân lập hạ điểm chuẩn các em lại xin rút hồ sơ để chuyển về học tại các trường nói trên. Do vậy hầu hết các em học sinh đăng ký xét tuyển vào Trung tâm có điểm thi rất thấp ( Trung tâm xét tuyển dựa vào điểm thi vào các trường THPT công lập do Sở GD-ĐT tổ chức). Đối với những học viên diện không xếp loại hạnh kiểm ( Đoàn viên, thanh niên ƣu tú và các cán bộ đang công tác tại các xã) thì khi tuyển vào lớp 10 họ chỉ cần có đủ hồ sơ theo yêu cầu và ghi tên là nhập học
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung chương trình
Chương trình BT THPT bao gồm các môn học bắt buộc đó là: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Văn- Tiếng Việt, Lịch sử và địa lý. Ngoài ra còn có các môn học khuyến khích bao gồm: Giáo dục công dân, Tiếng Anh và Tin học. Chương trình Bổ túc THPT đã được thay đổi phù hợp với nhu cầu của người học và đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Nội dung chương
54
trình tương đương với chương trình phổ thông chính qui cùng cấp và sử dụng chung sách giáo khoa với phổ thông. Nội dung chương trình hệ Bổ túc THPT do Bộ GD-ĐT quy định. Nội dung chương trình chính là khối lượng kiến thức sẽ trang bị cho người học, nhằm cung cấp cho người học những kiến thức đủ để xây dựng thế giới quan khoa học hoàn chỉnh. Theo qui định của chương trình, ngoài việc đổi mới nội dung dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, phương pháp dạy học cũng phải đổi mới theo hướng phát huy tính chủ động, năng lực tự học của học viên trong học tập.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, ngành học GDTX đã cố gắng đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học. Ngoài chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng A, B, C, do Bộ ban hành, các chương trình ngoại ngữ chuyên ngành, chương trình kĩ thuật viên tin học được giảng dạy tại các Trung tâm, thu hút nhiều người học.
Do xác định được tầm quan trọng của nội dung chương trình, trong những năm qua Trung tâm GDTX Lục Nam đã chú ý quan tâm đến vấn đề này và có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên một cách thường xuyên để từ đó bản thân GV có ý thức hơn về vấn đề thực hiện nghiêm túc theo đúng chương trình phân phối của Bộ ban hành, không tự ý cắt xén đảo lộn chương trình cho nên chất lượng giáo dục đảm bảo được chất lƣợng đề ra.
2.4.3. Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ( trong đó có đổi mới phương pháp)
Trung tâm GDTX Lục Nam là một đơn vị đóng trên địa bàn Huyện Lục Nam có nhiều nhiệm vụ. Trong đó dạy bổ túc văn hoá cho những đối tƣợng cán bộ đoàn viên thanh niên ƣu tú trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm. Đặc biệt trong những năm gần đây do nhu cầu học tập của nhân dân tăng cao, trong khi đó khả năng thu nhận học sinh mới tốt nghiệp THCS
55
của các trường THPT trên địa bàn không đáp ứng được hết. Trung tâm GDTX Lục Nam đã góp phần giải quyết phần nào đƣợc số lƣợng học sinh không đỗ vào các trường trên địa bàn huyện Lục Nam. Hàng năm Trung tâm tuyển khoảng từ 250 đến 300 học sinh vào lớp 10. Mặc dù số lớp hàng năm tuyển nhiều nhƣng đội ngũ giáo viên dạy văn hoá biên chế của Trung tâm GDTX Lục Nam lại hạn chế về số lƣợng( hiện nay có 8 giáo viên dạy văn hoá trong tổng số 21 lớp cả 3 khối 10,11,12 trong một năm học). Từ lý do đó, hàng năm Trung tâm GDTX Lục Nam phải hợp đồng với các giáo viên dạy ở các trường THPT trên đại bàn huyện. Chính vì đội ngũ giáo viên da dạng dẫn đến việc quản lý đội ngũ giáo viên dạy đối với Trung tâm phải thật khoa học, cụ thể với từng loại hình nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong hoạt động dạy học của họ.
Để làm tốt đƣợc công tác quản lí chất lƣợng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong những năm qua Trung tâm đã có nhiều biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao. Đó là:
+ Phải tuân thủ nguyên tắc trong hợp đồng giáo viên giảng dạy về phẩm chất và năng lực chuyên môn ứng với từng loại hình đào tạo. Chỉ hợp đồng với những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đạo đức tốt, nhiệt tình với công việc.
+ Không có sự phân biệt đối xử giữa giáo viên là biên chế của Trung tâm với giáo viên hợp đồng giảng dạy; xây dựng khối đoàn kết gắn bó và cộng đồng trách nhiệm.
+ Hàng tháng, hàng quý, hàng năm đều có kế hoạch cụ thể phân công nhiệm vụ đến từng giáo viên.
+ Theo dõi sát sao việc thực hiện quy chế chuyên môn của từng giáo viên để từ đó có những nhắc nhở kịp thời. Tổ chức giao lưu sinh hoạt cụm chuyên
môn giữa các trung tâm GDTX với từng chuyên đề cụ thể, thiết thực.
56
+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo định kỳ và kiểm tra đột xuất; kiểm tra việc tự học, bồi dƣỡng theo chu kỳ.
+ Động viên và lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn và điều kiện đi học trình độ trên chuẩn để làm hạt nhân trong nâng cao chất lƣợng.
+ Có chính sách khen thưởng động viên kịp thời bằng vật chất cũng như tinh thần đối với những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Chính vì lý do đó mà việc quản lý đội ngũ giáo viên dạy ở Trung tâm có rất nhiều vấn đề. Để làm tốt được công tác này trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, ban giám đốc Trung tâm GDTX Lục Nam đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ:
- 100% giáo viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm đều thực hiện tốt quy chế chuyên môn.
- Soạn bài, chấm bài đầy đủ và đúng thời gian, chương trình.
Chất lƣợng giáo dục liên quan đến rất nhiều khâu trong quá trình dạy học, trong đó phải kể đến là đội ngũ giáo viên
Bảng 11: Thống kê trình độ đào tạo của CBGV Trung tâm GDTX Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (đơn vị: người)
Trình độ
Năm học Tổng số Đại học Cao đẳng Trung cấp
2000-2001 12 7 4 1
2001-2002 13 8 4 1
2002-2003 14 10 3 1
2003-2004 14 11 2 1
2004-2005 14 11 2 1
2005-2006 16 13 2 1
2006-2007 17 16 0 1
Nguồn: Trung tâm GDTX Lục Nam
57
Hiện nay Trung tâm có 2 đồng chí đang đi học thạc sĩ quản lý giáo dục và một đồng chí học thạc sỹ Toán
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học 2.4.4.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên chính là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ giáo viên cũng nhƣ của từng giáo viên. Trong quá trình học tập, học viên là trung tâm của quá trình truyền thụ nhƣng quyết định chất lượng lại chính là người thầy. Giáo viên thông qua quá trình dạy học tác động tới học sinh biến thành sức mạnh chủ quan của họ. chính vì tầm quan trọng của người thầy trong quá trình truyền thụ cho nên hàng năm căn cứ vào kế hoạch năm học, căn cứ vào năng lực của từng giáo viên mà giám đốc Trung tâm giao nhiệm vụ giảng dạy cho từng giáo viên. Hàng ngày, hàng tuần cán bộ quản lý và tổ bộ môn có trách nhiệm theo dõi giờ dạy trực tiếp của giáo viên qua thời khoá biểu cũng nhƣ lịch báo giảng. Trong mỗi năm học có kiểm tra định kỳ cũng nhƣ kiểm tra đột xuất hồ sơ, giáo án của giáo viên.
2.4.4.2. Quản lý hoạt động học của học viên
Việc chuẩn bị của giáo viên có chu đáo đến đâu, người giáo viên có tâm huyết với nghề, có giỏi đến mấy nếu học sinh không tích cực tham gia vào các hoạt động lĩnh hội kiến thức, không chủ động trong quá trình học tập thì quá trình dạy học không thể có chất lƣợng tốt đẹp đƣợc. Do vậy, việc quản lý hoạt động của học viên trong những năm qua Trung tâm GDTX Lục Nam đã và đang thực hiện đó là:
- Quản lý việc thực hiện nội quy, nề nếp của học viên nhƣ đi học chuyên cần, đến lớp đúng giờ, không bỏ giờ bỏ tiết, có đầy đủ sáh giáo khoa, vở ghi chép cũng nhƣ dụng cụ phục vụ cho việc học… thông qua ban cán sự các lớp, đội cờ đỏ của Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn.
- Duy trì và tăng cường việc kiểm tra đầu giờ
58
- Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp liên hệ thường xuyên với gia đình phụ huynh học sinh để nắm bắt và đôn đốc học sinh học tập
- Thông qua bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
- Sau mỗi kỳ học Trung tâm lại tổ chức họp phụ huynh học sinh để thông báo kết quả học tập của học sinh từ đó tạo nên mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc cùng giáo dục học sinh.
2.4.5. Thực trạng quản lý CSVC và các trang thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện để đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của các Trung tâm GDTX, là công cụ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Trung tâm GDTX Lục Nam hiện nay mặc dù đã đƣợc tỉnh cũng nhƣ Sở GD-ĐT Bắc Giang quan tâm đầu tƣ xây dựng về cơ sở vật chất nhƣng các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học nhƣ thƣ viện, cơ sở thí nghiệm, đồ dùng dạy học và các phương tiện kỹ thuật khác rất thiếu thốn. Sở GD - ĐT đã chủ động tích cực tham mưu với các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ cho việc xây dựng và bổ sung vật chất cho các Trung tâm GDTX. Tuy vậy nhưng phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học của các Trung tâm GDTX mặc dù đã đƣợc Sở GD - ĐT đầu tƣ nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập. Đặc biệt năm học 2006-2007 theo chương trình thay sách, yêu cầu dạy học theo tinh thần đổi mới nhưng hiện nay đồ dùng phục vụ cho công tác dạy học chƣa đƣợc cung cấp. Các tiết dạy của giáo viên thường phải sử dụng các dụng cụ tự làm, việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên còn thấp cho nên hiệu quả chƣa cao, còn thiếu cán bộ phụ trách đồ dùng dạy học và thí nghiệm - thƣ viện.
2.4.6. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá.
2.4.6.1. Đối với học viên
59
- Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định của Trung tâm một cách thường xuyên. Giao cho Ban chấp Đoàn tổ chức theo dõi thực hiện các mặt nề nếp của học viên nhƣ là việc thực hiện giờ giấc ra vào lớp, trực nhật vệ sinh, việc đi học. Tất cả những trường hợp học sinh nghỉ học nhiều yêu cầu giáo viên làm việc trực tiếp với phụ huynh học sinh để tìm ra biện pháp tháo gỡ.
Trung tâm thành lập một ban phòng trống các tệ nạn xã hội để giải quyết toàn bộ những vụ việc vi phạm nội quy của học viên. Những học viên nào thực hiện tốt thì hàng tháng, hàng kỳ xem xét tuyên dương. Những họ viên nào không chấp hành tốt các quy định thì tuỳ theo mức độ vi phạm nặng nhẹ mà có các biện pháp kỷ luật thích đáng
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên Trung tâm vẫn tiến hành theo đúng phân phối chương trình. Đối với bài kiểm tra từ một tiết trở lên sau khi giáo viên chấm điểm xong và trả bài cho học sinh thì yêu cầu nộp lại, Trung tâm lưu bài kiểm tra tại văn phòng trong vòng một năm. Tuy nhiên chƣa có sự cải tiến việc kiểm tra đánh giá HS, nội dung kiểm tra chƣa đƣợc thống nhất trong toàn khối nên có hiện tƣợng lớp này đánh giá nhẹ hơn lớp kia hoặc có tình trạng GV ra đề kiểm tra còn đánh đố HS, nhiều bài kiểm tra chƣa đánh giá đƣợc chất lƣợng đích thực của dạy học, đây là vấn đề nan giải nhất trong nhà trường
2.4.6.2. Đối với giáo viên
Giáo viên dạy ở Trung tâm ngoài đội ngũ giáo viên biên chế ra thì hàng năm Trung tâm phần lớn phải hợp đồng với các giáo viên hiện đang công tác ở các trường THPT trên địa bàn huyện. Đối với những đối tượng này việc quản lý rất khó khăn, nhiều khi Trung tâm phải phụ thuộc vào đội ngũ này. Tuy nhiên đƣợc sự quan tâm tạo điều kiện của Sở GD-ĐT, của Ban giám hiệu các trường có giáo viên tham gia dạy hợp đồng cho Trung tâm nên công tác quản lý đối với những giáo viên hợp đồng này cũng có bước cải tiến. Đối với các giáo viên biên chế của Trung tâm hàng tháng đều đƣợc các tổ tổ chức
60
nhận xét đánh giá nghiêm túc. Ban giám đốc kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của giáo viên thường xuyên, định kỳ.