0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiêm túc thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG (Trang 68 -71 )

Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải

73

phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tƣơng ứng thì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn.

Trên cơ sở các văn bản quy định của nhà nƣớc, xây dựng các quy định cụ thể về kiểm tra đánh giá, về thi cử và về xếp loại đối với giáo viên và học viên.

3.2.6.1. Mục tiêu:

- Việc kiểm tra, đánh giá GV là công việc quan trọng và rất cần thiết trong quá trính quản lý. Thông qua đánh giá giúp ngƣời quản lý có cái nhìn tổng quát hơn về mỗi GV, từ đó ngƣời quản lý có đƣợc cách sử dụng hữu hiệu GV đồng thời cũng giúp GV luôn rèn luyện phấn đấu vƣơn lên hoàn thiện mình trong nghề nghiệp.

- Qua việc kiểm tra đánh giá học sinh, ngƣời quản lý có cái nhìn tổng quát về chất lƣợng học sinh về các mặt học lực, hạnh kiểm đề từ đó có những biện pháp yêu cầu đối với từng giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức tiến hành

- Thực hiện kiểm tra chất lƣợng dạy học của GV thông qua kế hoạch dự giờ, thăm lớp, soạn bài...Việc kiểm tra này có thể báo trƣớc hoặc không báo trƣớc. Sau mỗi đợt kiểm tra phải tổ chức rút kinh nghiệm chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của GV một cách thẳng thắn công bằng.

- Kiểm tra giáo án của GV theo kế hoạch định sẵn, kiểm tra về chất lƣợng giáo án và thực hiện tiến độ chƣơng trình soạn giáo án.

- Kiểm tra việc thực hiện tiến độ chƣơng trình, đối chiếu với kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng để tránh hiện tƣợng GVgiảng dạy tuỳ tiện. Đặc biệt là việc quản lý sổ đầu bài, Ban giám đốc phải ghi nhận xét và ký vào sổ đầu bài sau một tuần học và xem xét tiến độ chƣơng trình của tất cả các môn.

- Kiểm tra việc đánh giá xếp loại của giáo viên đối với học viên thông qua việc chấm chữa bài kiểm tra của GV đối với HV xem có công bằng khách

74 quan trong việc đánh giá hay không

- Việc kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học của GV cần dựa trên các tiêu chí sau:

+ Trình độ kiến thức: đảm bảo nội dung chính xác, khoa học, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm, liên hệ đƣợc với thực tế

+ Về phƣơng pháp: sử dụng phƣơng pháp phù hợp với đặc trƣng bộ môn, với nội dung kiểu bài lên lớp; kết hợp tốt các phƣơng pháp trong các hoạt động dạy và học.

+ Về phƣơng tiện: sử dụng và kết hợp tốt các phƣơng tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp; Trình bày bảng hợp lý, chữ

viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực, giáo án hợp lý.

+ Về tổ chức: thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu; Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối tƣợng; học sinh hứng thú học tập

+ Kết quả: đa số học sinh hiểu bài; nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức.

+ Thái độ: với công việc có tinh thần trách nhiệm cao, tôn trọng quy chế, có ý thức trau dồi nghề nghiệp; với đồng nghiệp thì tôn trọng học hỏi và giúp đỡ; với học viên thì thƣơng yêu, tận tình giúp đỡ, đánh giá công bằng; với xã hội là một công dân tốt, quan hệ tốt với các lực lƣợng ngoài xã hội.

- Đánh giá HS dựa trên kết quả của các bài kiểm tra viết, kiểm tra miệng, thi học kỳ, thi cuối năm. Các cuộc kiểm tra này phải nghiêm túc, chính xác, đánh giá đúng mức. Các câu hỏi kiểm tra phải thể hiện nhiều mức độ trả lời của học viên, có các câu hỏi để đánh giá phân loại trình độ học viên giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, có các câu trả lời trắc nghiệm để kiểm tra hiểu biết của học viên.

75

- Các tổ, nhóm chuyên môn phải đầu tƣ xây dựng chuẩn kiến thức của từng chƣơng, từ đó đƣa ra nội dung kiểm tra theo nguyên tắc đó. Các lớp trong

cùng một khối đƣợc kiểm tra một lƣợng kiến thức nhƣ nhau, từ đó mới so sánh kết quả chính xác giữa các lớp và giữa các học viên với nhau.

- Các bài thi học kỳ, thi cuối năm đƣợc tổ chức thi đồng loạt, đánh số báo danh, sắp xếp chỗ ngồi, phân công giáo viên coi thi, chấm thi có dọc phách, chấm chung để giáo viên kiểm tra chất lƣợng cho nhau.

- Kiểm tra đánh giá không quá thiên về kiểm tra trí nhớ, mà phải chú ý đến năng lực của học viên bao gồm cả năng lực tƣ duy và năng lực hành động.

- Chi tiết hoá quy định nề nếp kiểm tra của cấp trên

- Tăng cƣờng kiểm tra định kỳ, đột xuất, kiểm tra theo chủ đề, kiểm tra tổng hợp

- Đề ra tiêu chuẩn giờ dạy tốt và giờ học tốt

- Để bảo đảm việc kiểm tra kết quả học tập của học viên đƣợc thực chất, công bằng và chính xác đòi hỏi ngƣời quản lý phải xây dựng đƣợc quy chế cụ thể cho việc ra đề kiểm tra, quy trình duyệt đề từ 45 phút trở lên qua tổ chuyên môn. Các bài kiểm tra đƣợc chấm, trả và vào điểm theo đúng tiến độ. Kết quả kiểm tra đƣợc lƣu trong sổ sách tạo điều kiện cho việc đánh giá xếp loại công chức hàng năm.

Một phần của tài liệu CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG (Trang 68 -71 )

×