Học viên của ngành học rất đa dạng về độ tuổi, trình độ, về nhu cầu học tập cũng khác nhau (ngay cả cùng trong một lớp học, cấp học, ngành học).
Đối với học viên bổ túc văn hoá, mục đích chung là học bổ túc văn hóa để nâng cao trình độ, để có điều kiện học lên cao nữa, trong đó cũng cần học lấy tấm bằng tốt nghiệp để đảm bảo cho cương vị công tác cần có. Độ tuổi học viên cũng khác nhau, gồm thanh niên ở lứa tuổi học viên do không có điều kiện, hoặc thi trƣợt không vào đƣợc lớp 10 phổ thông vào học bổ túc văn hoá, một bộ phận khác học viên là cán bộ xã, huyện, công nhân viên chức các cơ quan học tập do yêu cầu chuẩn hoá trình độ văn hoá.
Các đối tƣợng trên, phần do lâu không động đến sách vở, phần do học lực yếu dẫn tới chất lƣợng đầu vào ở các Trung tâm GDTX là rất thấp. Đặc biệt là những đối tƣợng thuộc diện không xếp loại hạnh kiểm có nhiều học viên đã có tuổi, do yêu cầu của xã hội họ cần phải có một tấm bằng chính vì
29
vậy họ đến với Trung tâm. Những đối tƣợng này vừa đi làm vừa đi học, thời gian dành cho việc học tập không đƣợc nhiều.
1.3.2. Một số khái niệm
1.3.2.1. Khái niệm về chất lượng:
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về chất lƣợng. ở đây ta có thể liệt kê một số các khái niệm đƣợc coi là điển hình, dễ hiểu nhất.
- “ Chất lượng được coi là sự phù hợp với mục đích, hay sự thoả mãn khách hàng , hoặc sự phù hợp với yêu cầu,…” [17;tr16]
- Chất lƣợng là “ tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)… làm cho sự vật ( sự việc) này phân biệt với sự vật ( sự việc) khác” ( Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Khoa học xã hội , H.,1987).
- Chất lƣợng là “mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” [17;tr30]
- Chất lƣợng là “ tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng” [17;tr30]
- Chất lƣợng là “ tập hợp các đặc tính của một thực thể( đối tượng) tạo cho thực thể ( đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” (TCVN-ISO 8402).
- Theo định nghĩa của ISO 9000-2000 thì “ Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có, trong đó yêu cầu được hiểu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt
buộc”.[17,tr30]
1.3.2.2. Khái niệm về Giáo dục
Ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện , để tồn tại và phát triển con người luôn phải vận động và biến đổi để tìm ra phương thức cùng tồn tại.
Trong quá trình đó con người đã dần tích luỹ được kinh nghiệm sống. Kinh nghiệm này đƣợc truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ
30
khác một cách có chọn lọc và phát triển. Đó chính là sự bắt đầu nảy sinh hiện tƣợng giáo dục.
Lúc đầu giáo dục chỉ nảy sinh nhƣ một hiện tƣợng tự phát, do nhu cầu tồn tại của con người, về sau giáo dục đã trở thành một hoạt động có ý thức của con người. Con người dần dần biết xác định được mục đích, hoàn thiện về nội dung và tìm ra các phương pháp giáo dục để hoạt động này trở lên có hiệu quả.
Ngày nay giáo dục đã trở thành công nghệ với cách tổ chức đặc biệt đạt tới trình độ cao, có chương trình, có kế hoạch, có nội dung, phương pháp hiện đại diẫn ra theo một nhịp độ nhanh và trơt thành động lực cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Thực tế thấy rằng một xã hội muốn phát triển bền vững đòi hỏi phải có một nền giáo dục phát triển . Quốc gia nào có nguồn tài nguyên trí tuệ cao thì quốc gia đó sẽ phát triển nhanh chóng.
1.3.2.3. Chất lượng giáo dục hệ Bổ túc
Chất lƣợng giáo dục là chất lƣợng thực hiện các mục tiêu giáo dục (Lê Đức Phúc- Viện khoa học giáo dục)
Chất lƣợng giáo dục hệ Bổ túc là chất lƣợng sản phẩm cuối cùng của quá trình giáo dục hệ Bổ túc, đó là chất lượng học vấn của cả một lớp người mà bộ phận lớn vào đời ngay sau khi ra trường, sự kế tiếp của bộ phận này sau mỗi năm học tạo ra sự chuyển hoá từ lƣợng sang chất của trình độ dân trí, bộ phận còn lại nhỏ hơn đƣợc tiếp nhận vào quá trình đào tạo chuyên nghiệp, sự kế tiếp của bộ phận này tạo ra sự chuyển hoá từ lƣợng sang chất của đội ngũ nhân lực có hàm lƣợng trí tuệ cao với tất cả dấu ấn lên nhân cách của họ.
“ Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và sự phát triển toàn diện của xã hội” [7, Tr7].
31
Chất lượng giáo dục được nhìn dưới góc độ nguồn lực và các loại đầu vào khác ( số liệu nguồn lực vật chất, số lƣợng và trình độ GV, tình hình trang thiết bị ). Chất lƣợng giáo dục nhìn từ góc độ nội dung, biểu hiện qua các thuộc tính ( khối lƣợng kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng, những thông tin cần có trong giáo dục). Chất lƣợng giáo dục nhìn từ góc độ quá trình ( bản chất các mối quan hệ bản chất trong nhà trường). Chất lượng GD nhìn từ góc độ đầu ra hoặc kết quả cuối cùng ( dựa vào các tiêu chí thành tích về học tập, tỉ lệ lên lớp, tốt nghiệp, thu thập và tình trạng việc làm. Chất lƣợng giáo dục nhìn từ góc độ là sự gia tăng thêm ( ảnh hưởng của nhà trường, hệ thống GD đối với HS ).
Vậy chất lƣợng GD là sự phù hợp với mục tiêu GD. Chất lƣợng GD gắn liền với sự hoàn thiện của tri thức- kỹ năng- thái độ của sản phẩm GD- ĐT và sự đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế - xã hội của nó trước mắt cũng nhƣ trong quá trình phát triển. Chất lƣợng GD có tính chất không gian, thời gian và phù hợp với sự phát triển.
Chất lƣợng giáo dục cần phải nâng dần lên theo quy luật nhận thức, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tƣợng đến bản chất. Tuân theo quy luật “Lượng đổi, chất đổi”.
Chất lƣợng giáo dục liên quan chặt chẽ với yêu cầu kinh tế - xã hội của đất nước. Sản phẩm giáo dục được xem là có chất lượng cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo mà kinh tế - xã hội đặt ra với mỗi cấp học, ngành học.
Muốn quản lý nâng cao chất lƣợng giáo dục thì cần quản lý để sản phẩm giáo dục phù hợp với yêu cầu người sử dụng. Bởi việc học, người học là lý do tồn tại của việc dạy, người dạy. Mục tiêu và kết quả của người học phải là mục tiêu của người dạy
1.3.2.4. Quản lý nhằm nâng cao chất lượng GD
QTDH đƣợc cấu thành bởi nhiều thành tố. Mỗi thành tố có một vi trí xác định, có chức năng riêng, chúng tác động qua lại với nhau và vận động
32
theo qui luật chung, tạo nên chất lƣợng của toàn hệ thống. Vì vậy chúng ta thường xuyên nghiên cứu để hoàn thiện từng thành tố của QTDH, nâng cao chất lƣợng của chúng, góp phần thúc đẩy chất lƣợng của toàn bộ hệ thống.
Dạy học có chất lƣợng chính là thực hiện tốt ba nhiệm vụ : Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Thực hiện tốt ba nhiệm vụ đó làm cho hiệu quả dạy học ngày càng cao, chất lƣợng dạy học đƣợc nâng lên.
Do đó để nâng cao chất lƣợng dạy học không chỉ quản lý đơn thuần các hoạt động dạy học mà quản lý quá trình tác động tới tất cả các thành tố của hoạt động sƣ phạm có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ phục vụ cho hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò, đặc biệt chú trọng đến các thành tố nhƣ mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả.
Quản lý chất lƣợng dạy học là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chế để đảm bảo chất lƣợng các thành tố, trong đó chủ yếu nhất là chất lượng của người học. Vai trò của người quản lý là tạo ra những qui trình, tạo điều kiện để thực hiện những qui trình đó và giám sát xem những qui trình đó có thực hiện đựơc không. Người quản lý phải xác định những hoạt động sau đây:Xác định mục tiêu và các chuẩn mực; xác định lĩnh vực cần quản lý;
xây dựng các qui trình đảm bảo chất lƣợng; xác định tiêu chuẩn và tiến hành đánh giá chất lƣợng dạy học.
Xác định mục tiêu và các chuẩn mực: các mục tiêu và chuẩn mực cần xác định theo mức độ cụ thể nhƣ mục tiêu về các mặt giáo dục phải là các chỉ tiêu định lƣợng. Việc xác định các mục tiêu, chuẩn mực và thông qua các biện pháp thực hiện mục tiêu đó phải đƣợc tiến hành trong quá trình xây dựng kế hoạch năm học. Kế hoạch này phải xác định đƣợc sứ mệnh, lý do tồn tại và tầm nhìn – cơ sở lôgíc của sự tồn tại và phát triển. Bản kế hoạch đó phải phân tích được các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến nhà trường và những gay cấn cần ưu tiên giải quyết, xác định cách thức , hướng đi để đạt mục tiêu, đề cập dự trù tài chính và khả năng thu hút nguồn lực để thực hiện
33
kế hoạch. Các kế hoạch hành động đƣợc xây dựng để cụ thể hoá bản kế hoạch, các mục tiêu và chuẩn mực của sản phẩm, các điều kiện đảm bảo đội ngũ. CSVC-TBDH...đƣợc xác định là cơ sở để so sánh, phân tích và đánh giá chất lƣợng.
Xác định lĩnh vực cần quản lý: Các lĩnh vực quản lý chia làm hai nhóm chính là nhóm chức năng cơ bản và nhóm chức năng điều kiện.
- Các lĩnh vực trong nhóm chức năng cơ bản bao gồm: quản lý dạy và học ( quản lý mục tiêu, chuẩn mực, nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp).
- Các lĩnh vực trong nhóm chức năng điều kiện gồm quản lý đội ngũ GV, quản lý HS, quản lý các dịch vụ hỗ trợ dạy học, quản lý CSVC- TBDH và công tác điều hành của nhà trường.
Xây dựng và duy trì các qui trình đảm bảo chất lƣợng. Có hai qui trình đảm bảo chất lƣợng đƣợc sử dụng phổ biến đó là qui trình tổ chức đánh giá và qui trình khuyến khích nâng cao chất lƣợng.
- Qui trình tổ chức, đánh giá có thể bao gồm tất cả các qui trình có liên quan đến việc tổ chức dạy học. Qui trình đánh giá có thể dựa vào một số thông số sau: đánh giá trong là sự đánh giá của chính GV với HS của mình.
Cách đánh giá này chủ yếu thông qua kiểm tra, nhận xét khi tiến hành quá trình dạy học. Mục đích của đánh giá này về thực chất là giúp GV điều chỉnh nội dung, PPGD cho phù hợp với các nhóm đối tƣợng, HS thấy đƣợc những thiếu sót trong việc tiếp nhận tri thức, phát triển kỹ năng hoặc xây dựng thái độ cần thiết. Đánh giá ngoài là quá trình GV không đánh giá HS của mình, quá trình dạy học và kiểm tra độc lập với nhau nhƣ kiểm tra thi cử đƣợc thực hiện bởi một tổ chức chuyên trách.
- Qui trình khuyến khích nâng cao chất lƣợng có nhiều loại: Các qui tắc, các qui chế, các tiêu chí thực tiễn, việc mô tả điển hình, xem xét việc thực thi công việc của đội ngũ cán bộ, thăng thưởng, đề bạt...
34
Cả hai qui trình này có thể đƣợc xây dựng cho từng lĩnh vực đánh giá và áp dụng cho mọi việc trong mỗi lĩnh vực đánh giá nêu ở trên.
Xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá kết quả: các tiêu chuẩn đƣợc đánh giá trên cơ sở hai yêu cầu: các thông số đánh giá kết quả phải phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học; các thang bậc điểm cho mỗi loại thông số cần hàm chứa các chuẩn mực mong muốn hoặc đã đƣợc chấp nhận.
Muốn quản lý để nâng cao chất lƣợng dạy học cần phải xây dựng các điều kiện cần thiết, cốt yếu cho việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy học:
Xây dựng đội ngũ GV ngang tầm với thời đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học; hoàn thiện CSVC- TBDH đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện mới và yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; huy động mọi nguồn tài chính ƣu tiên cho hoạt động dạy học; sử dụng các biện pháp kinh tế sƣ phạm và tâm lý xã hội trong quản lý dạy học;
đặc biệt là cần chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học.
1.3.3. Quản lý chất lượng giáo dục hệ Bổ túc THPT 1.3.3.1. Mục tiêu quản lý
Yêu cầu của đất nước trong các giai đoạn phát triển ngày càng cao, do đó chất lượng giáo dục ở các giai đoạn trước không còn phù hợp với giai đoạn sau. Song chất lƣợng giáo dục ở bất kỳ giai đoạn nào cũng phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn đất nước và phải gắn liền với phẩm chất đạo đức, nhân cách của người chủ tương lai của đất nước.
Chất lƣợng giáo dục nói chung, ở các trung tâm GDTX nói riêng đều phụ thuộc ở rất nhiều khâu. Quản lý chất lƣợng giáo dục ở các Trung tâm GDTX chính là tìm ra các biện pháp quản lý nhằm phát huy các mặt mạnh, hạn chế đến mức tối đa những mặt yếu kém để ngành học này có chất lƣợng , hiệu quả phù hợp với mục tiêu đào tạo. Điều này phụ thuộc ở rất nhiều khâu nhƣng ta có thể cụ thể hoá ở các khâu cơ bản sau:
35
+ Các trường, các địa phương và các Trung tâm GDTX phải chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản pháp quy của Bộ giáo dục và đào tạo về GDTX và đào tạo tại chức.
+ Các trường, các Trung tâm GDTX cần phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý quá trình đào tạo từ khâu tuyển sinh, dạy học, ra đề thi, coi thi, chấm thi, thực hành, thực tập cho đến khi thi tốt nghiệp.
+ Tích cực đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế, chống các việc làm tiêu cực, nhất là trong tuyển sinh.
+ Đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu, yếu tố quyết định chất lƣợng đào tạo do vậy đội ngũ giáo viên phải đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ giáo dục , đặc biệt là giáo dục người lớn, giáo dục không chính quy.
+ Tăng cường các nguồn về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tại các cơ sở, các trung tâm đào tạo bậc học này.
1.3.3.2. Nội dung quản lý chất lượng giáo dục hệ Bổ túc THPT
* Quản lý chất lƣợng đầu vào
Chất lƣợng đầu vào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình GD ở những lớp tiếp theo. Tuy nhiên hiện nay HV khi vào học tại các Trung tâm GDTX đa phần là có chất lƣợng thấp kém. Do vậy việc quản lý chất lƣợng đầu vào cần hết sức chú ý.
* Quản lý bồi dƣỡng giáo viên
Trong lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên là một hoạt động rất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường thông qua việc quy hoạch về cơ cấu số lượng, trình độ ngành nghề, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ sƣ phạm, thái độ nghề nghiệp, đáp ứng mục tiêu giáo dục. Quản lý bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên chính là quản
lý quá trình phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong nhà trường.
36
Trong điều kiện xã hội hiện nay có rất nhiều biến động và phát triển không ngừng, việc quản lý bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nhà trường là yêu cầu hết sức cấp bách và cần đƣợc ƣu tiên. Bởi vì mục tiêu của việc quản lý nhân lực là huy động khả năng làm việc tốt nhất của mỗi giáo viên và làm cho họ hài lòng, yên tâm công tác. Mục tiêu của mọi nhà quản lý giáo dục là nhằm hoàn thành một mục tiêu mà trong đó con người có thể phát huy được khả năng của mình để đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị mình với chi phí ít nhất.
Để nâng cao hiệu quả việc quản lý nguồn nhân lực, người quản lý cần xây dựng mục tiêu phát triển toàn diện đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. Cụ thể là phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lƣợng và chất lƣợng bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giáo viên, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường và của hệ
thống.
Đội ngũ giáo viên được đào tạo dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải tự học tập, tự bồi dƣỡng cập nhật hoá kiến thức. Đây là điều kiện giúp đội ngũ nâng cao trình độ chuyên môn. Việc học tập của giáo viên sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu được các nhà quản lý lên kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ và có chế độ khen thưởng kịp thời.
* Quản lý hoạt động dạy và Học
Quản lý hoạt động dạy học đƣợc phân hoá thành hai quá trình bộ phận:
QTDH ( Theo chương trình, kế hoạch dạy học trên lớp); QTGD (toàn bộ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường và ngoài xã hội). Vì vậy, quản lý quá trình GD- ĐT cũng là quản lý hai quá trình cơ bản: QTDH và QTGD.
Quản lý QTDH là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống quản lý quá trình GD - ĐT trong trường học. Quản lý QTDH thông qua việc chỉ đạo thực hiện chức năng tổng hợp: phát triển nhân cách, nâng cao dân trí,