Nhân vật văn nghệ sĩ và những kiếp người bé nhỏ bất hạnh vì kiếp sống mưu sinh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của lan khai (LV00929) (Trang 80 - 85)

Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI

2.1. Một số kiểu nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai

2.1.2. Nhân vật chính diện

2.1.2.3. Nhân vật văn nghệ sĩ và những kiếp người bé nhỏ bất hạnh vì kiếp sống mưu sinh

Lan Khai không chỉ mở đường vào thế giới sơn lâm, với tiểu thuyết Lầm than, nhà văn Hải Triều đã nhận định: Lan Khai còn vạch ra “một khuynh hướng trong văn học giới, cái khuynh hướng tả thực xã hội chủ nghĩa”, “đã phất lá cờ tiên phong trên mảnh đất này”[67, tr.60]. Ông đã mở ra cả một khuynh hướng hiện thực khi viết về đề tài văn nghệ sĩ và những kiếp người bé nhỏ bất hạnh vì kiếp sống mưu sinh. Qua các truyện ngắn: Nơi ước hẹn, Kiếp con tằm, Anh xẩm, Thằng gầy, Cái của nợ Lan Khai đã thực sự đi vào từng cảnh ngộ bất hạnh, trăn trở, vật vã, túng quẫn, bần cùng của con người khi phải đối diện với miếng cơm manh áo, với những bất công và ngang trái ở đời.

PGS.TS Trần Mạnh Tiến đã từng nhận xét: “Tác phẩm Nơi ước hẹn, (1934), Kiếp con tằm (1935), Mực mài nước mắt (1941) là những tác phẩm đầu tiên viết về những bi kịch tinh thần của người trí thức trong xã hội cũ, một chế độ coi rẻ tài năng, nhằm biến nghệ sĩ thành nô lệ của đồng tiền, dẫn họ đến những bần cùng bế tắc, nhưng bản chất thiên lương trong con người họ đã vượt lên số phận. Nhiều năm sau chúng ta mới gặp lại chân dung đó trong các tác phẩm Trăng sáng, Đời thừa Sống mòn của Nam Cao... Tác phẩm Thằng Gầy là bức tranh về thảm kịch thiếu cơm áo và tình thương của trẻ thơ”[67, tr.36].

Với hai truyện ngắn: Nơi ước hẹn, Kiếp con tằm, Lan Khai đã đem đến những bức tranh hiện thực sâu sắc về đời sống của các văn nghệ sĩ nghèo. Cả Thanh và Khang đều là những người có tài, có lương tâm và trách nhiệm với văn chương. Trong Nơi ước hẹn, Khang đã được người nhà xuất bản “viết thư khen ngợi văn tài..., ước ao được cùng chàng gặp mặt trao lời”; được độc giả yêu thích “khi đọc ông, em thấy như được ngâm nga một bài thơ” và hứa

hẹn sẽ giúp Khang có một “địa vị rõ ràng trong văn giới”. Còn Thanh trong Kiếp con tằm có những quan niệm rất tiến bộ về nghề viết: “Công việc của nhà văn sĩ, không thể như công việc của nhà công nghệ. Nhà văn cầm bút là viết với cả tâm hồn mình. Những khi tâm hồn trống rỗng nguội lạnh, người làm văn không thể viết được”. Thanh còn quan niệm rằng nhà văn còn phải lựa “chọn chữ, đặt câu viết thành một bài không đến nỗi tiêu đến danh vọng mình”. Ấp ủ bao mộng đẹp nhưng hiện thực lại dập tắt mọi ước mơ, niềm tin của họ vào sự nghiệp, cuộc sống, con người. Vì vậy Khang đã quên “nơi ước hẹn”, sống âm thầm trong sự tuyệt vọng, cô đơn. Còn Thanh dồn tâm huyết vào bài viết cuối cùng gửi cho nhà xuất bản để rồi sau đó chàng “không thể không phụ bạc hồn văn”. Họ trở thành những con người lạc lõng, đơn độc, trơ vơ giữa cuộc đời. Họ cũng như những văn nhân trí thức sau đó như Thứ, Độ sống một kiếp Sống mòn, một cuộc Đời thừa như trong các sáng tác của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao. Khi viết về giới văn nghệ sĩ, Lan Khai chủ yếu khắc họa tấn bi kịch tinh thần không lối thoát của họ để gửi tới bạn đọc nhiều thông điệp qua mỗi trang truyện ngắn. Nếu xã hội vẫn tồn tại những con người vì hám tiền bạc mà vùi dập bao tài năng như chủ nhà xuất bản hay chủ nhà báo trong các truyện ngắn Nơi ước hẹn, Kiếp con tằm thì nghệ thuật nước nhà sẽ nhanh chóng lụi tàn.

Vật lộn với miếng cơm manh áo, những thân phận người nhỏ bé trong xã hội vất vả vì kiếp sống mưu sinh, không nơi nương tựa đã hiện lên một cách chân thực, cảm động trong nhiều truyện ngắn Lan Khai. Với những truyện: Anh xẩm, Thằng Gầy, Cái của nợ... đã xuất hiện các nhân vật làm nghề hát xẩm, thân phận đi ở, đứa bé bơ vơ không nơi nương tựa... Tất cả các nhân vật ấy mỗi người đều có một hoàn cảnh, số phận riêng, tuy nhiên họ đều rơi vào sự bế tắc, bần cùng, bất lực. Và thậm chí họ bị khinh rẻ, bạc đãi, ghê tởm của người đời. Nếu những người văn nghệ sĩ ý thức về nỗi khổ đau của

họ nên rơi vào tấn bi kịch tinh thần khi có mâu thuẫn, xung đột giữa thực tại và ước mơ thì những thân phận bé nhỏ kia ý thức về kiếp sống, về sự tồn tại của họ hầu như biến mất nên để lại tình thương, sự cảm thương sâu sắc hơn bao giờ hết nơi bạn đọc. Nếu những người văn nghệ sĩ được Lan Khai chú ý khắc sâu về bi kịch tinh thần thì những thân phận người nhỏ bé này lại trở nên tội nghiệp và đáng thương hơn khi họ bị mất hoàn toàn quyền bình đẳng của một con người trong sự vô thức. Thằng Gầy trong truyện ngắn cùng tên xuất hiện với bộ dạng gày yếu, bẩn thỉu, nhem nhuốc, trơ vơ, thiểu não nhưng dường như chẳng gợi cho nó một sự khổ đau nào, “nó vẫn chạy, vẫn nhảy, vẫn chẳng có chút ý niệm gì về cái số phận khốn nạn của nó cả”[70, tr.204].

Còn thằng bé đi ở trong Cái của nợ lại xuất hiện dưới cái nhìn đầy trịnh thượng của nhân vật tôi qua hình hài, tên gọi đầy vẻ coi thường, miệt thị: “con khỉ ốm yếu”, “thằng bé khốn nạn”, “cái của nợ”, “thằng bé ghê tởm”... Nhân loại bấy lâu vẫn hắt hủi, thờ ơ với một “mảnh đời trôi dạt” đáng thương, đó là cái hiện thực thảm khốc, đầy đau đớn xót xa mà Lan Khai thể hiện trong truyện ngắn Anh xẩm. Hình ảnh đáng thương, tội nghiệp của anh xẩm ở cuối truyện: “cổ càng vươn ra, bụng càng thót lại, hai mắt càng chớp liền, hình như cố đem hết nỗi chua cay thiểu não của tấm lòng đơn độc ném vào tâm trí của phần đông nhân loại, với mình bấy lâu vẫn hắt hủi thờ ơ”[70, tr.203] khiến cho truyện ngắn của Lan Khai đậm chất hiện thực; nhân vật của ông giàu sức sống, sức biểu cảm mạnh mẽ.

2.1.4. Nhân vật phản diện

Bên cạnh những chàng trai khỏe khoắn, tài hoa, dũng cảm; những cô gái thủy chung, trong sáng, say mê lao động thì trong sáng tác của Lan Khai còn xuất hiện một thế lực đen tối đối lập với họ. Đó là bọn quan lang, quan chánh, thầy mo, phù thủy và bọn giặc giã luôn tìm cách phá hoại hạnh phúc của dân lành.

Khi xây dựng những nhân vật này, Lan Khai đã chú ý miêu tả ngoại hình của họ qua những đường nét méo mó, thô kệch, kì dị, thiếu cân đối để làm nổi bật sự gian xảo, quỷ quyệt, tàn ác của chúng. Đó là vẻ ngoài dữ tợn của Tiên Nhân trong truyện ngắn Mũi tên dẹp loạn: “Tiên Nhân thực chẳng có một mảy may cái dáng cách đàn bà... mặt nàng dài đườn đưỡn, nét rắn đanh, cặp mắt vàng như mắt hùm, sáng quắc, lạnh lẽo và trắng trợn khiến cho ai nhìn cũng phải khiếp đảm...”. Hay nhân vật Noọng Hà trong truyện ngắn Pàng Nh được khắc họa là anh chàng có cái tướng “ngũ đoản” với làn da thô

“đen sạm”; rồi dung mạo tên tướng giặc trong Sóng nước Lô Giang với bộ

“răng sứt” được tác giả ví “dữ như cọp”...

Không chỉ khoác trên mình một ngoại hình dữ tợn, khác người; các nhân vật phản diện còn được “lật tẩy” toàn bộ thế giới nội tâm độc ác, xảo quyệt và thâm hiểm. Lời nói và hành động của chúng không thống nhất với nhau. Như trong truyện ngắn Pàng Nh: lợi dụng mối thâm thù giữa hai gia đình Lo Trồng và Pàng Nhả, Noọng Hà đã thực hiện những âm mưu thâm độc của mình: mượn tay anh trai Pàng Nhả để giết chết Lo Trồng; bắt tay với Tạo Phay để thực hiện mưu kế quỷ quyệt “khiến cho Lo Trồng tự ý nó phải trốn tránh đi xa, Bạch Sẩu phải mất mạng, Pàng Nhả và cái gia sản của Bạch Thông phải về tay Noọng Hà”. Chúng bí mật thì thào bàn tán với nhau một cách “thê thảm, hãi hùng”. Hay trong truyện ngắn Khảm khắc, vì ghen ghét với hạnh phúc của đôi trai gái Lìu Khắc và Mai Kham, bọn trai làng đã nhẫn tâm đặt ra một tình cảnh đầy éo le, ngang trái để trả thù. Chúng bắt Lìu Khắc treo ngược lên ngọn cây sung, rồi lại bắt cóc Mai Kham đem đến trước Lìu Khắc, buộc nàng phải chứng kiến cảnh người yêu phải tra tấn: “Một đứa trong bọn tiến lên, lấy lưỡi dao tiện chung quanh đầu gối của Lìu Khắc. Khắc rú lên những tiếng kêu thê thảm, mấy dòng máu đào theo ống chân từ từ chảy xuống”[70, tr.116]. Độc ác hơn, chúng còn bắt Mai Kham phải tự tay đánh đu

cái thân người yêu quý của nàng. Đó là những hành động quá dã man, tàn bạo của những kẻ vô nhân tính.

Trong những thế lực đen tối, Lan Khai không quên nhắc đến tội ác man rợ của bọn giặc, trong đó có cả giặc cỏ và giặc ngoại bang. Độc ác nhất, tàn bạo nhất chính là Tiên Nhân trong Mũi tên dẹp loạn: “Thoạt đầu Tiên Nhân đánh phá các làng lân cận, dần dần tràn lan đi xa, đến nỗi suốt một vùng thượng lưu Thanh Giang đều hãm vào một cái cảnh máu loang lửa cháy.

Những dân Thổ Mán phần khiếp nhược, phần không có mối đồng tâm nên bị thảm sát rất nhiều. Tiên Nhân cực kì độc ác. Không những nàng làm cỏ những dân nào có ý kháng cự, mà cả đến những người chịu khuất phục nàng cũng không tha. Trẻ con, nàng sai bổ suốt cây tre đực cặp gắp nướng sống. Đàn bà con gái nàng cho quân lính hãm hiếp kỳ chết. Còn đàn ông con trai, nàng truyền lệnh trói tuốt vào cột nhà, vơ vét xong là châm lửa đốt”[70, tr.55]. Đây là những hành động hung tàn không có tính người. Lan Khai vạch trần bản chất khát máu, tàn ác, vô nhân tính của quân giặc. Bọn giặc Cờ Đen trong Sóng nước Lô Giang cũng vậy, chúng nhẫn tâm chia lìa gia đình người thiếu phụ, đẩy vợ chồng, con cái người thiếu phụ mỗi người một ngả. Và xót xa nhất là cái chết oan uổng của người thiếu phụ - nàng đã văng mình xuống dòng sông Lô lạnh giá, tang thương. Tất cả những điều đấy cho thấy, sống dưới nạn giặc giã thì tính mạng và hạnh phúc của người dân luôn luôn bị đe dọa.

Viết về lũ lòng lang dạ sói, Lan Khai không quên chỉ mặt vạch tội bọn gian ác, tham quan, chúa đất, giặc dã. Chúng là những thế lực đen tối đã gây nên nỗi bất hạnh cho người dân miền núi, dồn họ vào con đường cùng.

Truyện Tiền mất lực là cảnh bọn tham quan đã tiếp tay cho Tsi Nèng để dồn đôi trai gái đến cõi chết. Trong truyện ngắn Pàng Nh, dưới âm mưu thâm độc của Noọng Hà khiến Lo Trồng phải chịu cái chết oan ức. Cũng từ ngày

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của lan khai (LV00929) (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)