Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Hƣng Yên

Một phần của tài liệu huy động các nguồn vốn xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 36)

Hƣng Yên là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong 5 năm qua, tổng sản phẩm xã hội (GDP) của tỉnh tăng bình quân 11,22%/năm; trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản tăng 3,6%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,01% và giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 15,1%. Thu ngân sách đạt 2.400 tỷ đồng, thu nhập bình quân 1 ha đất canh tác đạt trên 70 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 18 triệu đồng/năm, tạo thêm việc làm mới cho trên 2,4 vạn lao động/năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,95%, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 95%, 91% dân số đô thị và 82% dân số nông thôn đƣợc dùng nƣớc sạch, hợp vệ sinh và 73% số làng, khu phố đƣợc công nhận là làng, khu phố văn hóa…[28, tr.1-2 ].

Kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn nói chung đƣợc đầu tƣ, ngày càng nhanh, khá đồng bộ, GTNT trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi căn bản về chất lƣợng đƣờng; tổng kinh phí đầu tƣ xây dựng GTNT trên địa bàn tỉnh là 1.324 tỷ đồng; toàn tỉnh đã sửa chữa nâng cấp

đƣợc hơn 1.856 km đƣờng các loại; xây dựng đƣợc 116 chiếc cầu các loại và xây dựng, cải tạo đƣợc 2.335 cống các loại. Năm 2006, tỉnh đã hoàn thành dự án GTNT 2, nâng cấp đƣợc 340 km đƣờng thuộc 136 tuyến đƣờng, xây dựng 49 cầu. [32 ].

Có đƣợc kết quả trên là do Hƣng Yên đó cú chủ trƣơng huy động vốn để đầu tƣ kết cấu hạ tầng nhƣ huy động vốn làm đƣờng giao thông nông thôn 70% tổng mức đầu tƣ đƣợc huy động từ dân, chủ yếu đƣợc thông qua giao chỉ tiêu nghĩa vụ một ngày công, nghĩa vụ công ích, ngoài ra tranh thủ sự hỗ trợ của các thành phần kinh tế. Đầu tƣ vốn xây dựng đƣờng và đƣợc thu phí để kinh doanh. Đa dạng, tích cực lập các dự án đầu tƣ để tranh thủ tối đa nguồn vốn trong dự án dƣới dạng dự án chính thức hoặc các dự án phụ, phối hợp giữa vốn đầu tƣ của Trung ƣơng với ngân sách tỉnh ƣu tiên đầu tƣ các tuyến đƣờng bộ độc lập, các tuyến nối với cảng, bến sông tạo thành mạng lƣới vận tải thuỷ, bộ liên hoàn, thông suốt đồng bộ, phát huy hiệu quả kịp thời.

Khi thực hiện dự án đƣờng giao thông thu hồi đất rộng hơn để thực hiện đồng thời dự án nhà ở và dịch vụ để tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất, lấy kinh phí thu đƣợc để đầu tƣ hạ tầng các dự án nhà ở kiêm khu dịch vụ và có vốn để đầu tƣ chính tuyến đƣờng giao thông đó.

Giai đoạn 2010-2015 ngành giao thông vận tải tỉnh Hƣng Yên phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ: Xây dựng quy hoạch mạng lƣới giao thông của tỉnh đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030, nhằm khai thác tốt các tuyến đƣờng giao thông lớn của quốc gia, của vùng đi qua tỉnh; coi phát triển hệ thống đƣờng giao thông đối ngoại là cơ sở quan trọng tạo vị thế, lợi thế là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác lợi thế, giá trị đất của các địa phƣơng để tạo nguồn vốn đầu tƣ phát triển. Huy động tối đa các nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý, đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm vào các dự án, công trình giao thông quan trọng. Hoàn thành nâng cấp quốc lộ 38, tỉnh lộ 200 theo tiêu chuẩn đƣờng cấp 3 đồng bằng. Phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đƣờng trên đê sông Hồng. Tiếp tục đầu tƣ, hỗ

trợ làm đƣờng GTNT, trong đó mở rộng ứng dụng công nghệ, vật liệu mới vào làm đƣờng... Hệ thống giao thông đƣợc đầu tƣ đồng bộ sẽ là bƣớc phát triển đột phá, tạo điều kiện thuận lợi cho lƣu thông hàng hóa, nông sản của các vùng nông thôn, khu vực kinh tế; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

Một phần của tài liệu huy động các nguồn vốn xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 36)