- Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp
3.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU TỚI HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG
HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
3.1.1 Thuận lợi
+ Với địa hình bằng phẳng, hệ thống sơng ngòi dày đặc, tiềm năng đất đai khá lớn, Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và thuỷ lợi nông thôn. Các tuyến Quốc lộ 1A (mới và cũ), Quốc lộ 18, 38, các tuyến tỉnh lộ 280, 282, 295, 271… hệ thống sông Cầu, sông Đuống,
sông Ngũ Huyện Khê, …là những cầu nối kết nối Bắc Ninh với các tỉnh xung quanh, nối kết các khu đô thị với các vùng nơng thơn thì các tuyến đƣờng giao thơng liên xã, liên thôn sẽ lan toả, kết nối các cụm dân cƣ ở các làng, xã nơng thơn. Hệ thống sơng, ngịi và nhiều hồ ao với trữ lƣợng nƣớc lớn chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống thuỷ nông thực hiện chức năng cung cấp nƣớc tƣới cho đồng ruộng và tiêu úng cho những vùng trũng. Ngoài ra, nhiều loại đất, sỏi, đá của vùng đồi, núi…cũng là những ngun vật liệu chính cho xây dựng các cơng trình giao thơng hay san lấp mặt bằng xây dựng cơng trình hạ tầng giao thơng.
+ Do ở sát thủ đô Hà Nội và đƣợc xác định là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên Bắc Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hạ tầng giao thông ở các vùng nông thôn. Đây là loại hạ tầng đa năng có vai trị đặc biệt quan trọng trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trƣờng và xu hƣớng phát triển nền kinh tế.
+ Mặc dù là tỉnh có diện tích nhỏ nhƣng lại nằm trên các trục giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt quan trọng của vùng và của đất nƣớc nên tỉnh Bắc Ninh đƣợc hƣởng nhiều thuận lợi trong mở mang, phát triển hệ thống giao thông từ nguồn ngân sách trung ƣơng, trong đó có nhiều tuyến đƣờng trung ƣơng quản lý đi qua các vùng nông thôn nhƣ: Quốc lộ 1A, 18, 38. Nhƣ vậy, việc kết nối các vùng nông thôn Bắc Ninh vào mạng lƣới giao thông chung của Quốc gia là rất thuận lợi và có thể giảm thiểu đƣợc chi phí xây dựng.
+ Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế tăng khá nhanh cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, nguồn nhân lực dồi dào cả về số lƣợng và chất lƣợng, có trình độ kỹ thuật, tay nghề, năng lực quản lý…đã tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nói cách khác, chính sự phát triển KT-XH một mặt đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển của hạ tầng KT-XH nơng thơn trong đó có hạ tầng GTNT
nhƣng đồng thời cũng làm gia tăng nguồn lực cho đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông ở nông thôn.
+ Sự phong phú, đa dạng và nhiều về số lƣợng các làng nghề truyền thống cùng với nguồn tài nguyên văn hoá - du lịch đa dạng có thể tạo tiền đề nền tảng cho phát triển hạ tầng GTNT. Bởi làng nghề truyền thống và các di tích văn hố, du lịch lịch sử là những điểm thu hút khách du lịch trong và ngồi nƣớc. Chính điều đó là một yếu tố thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tiến hành các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ. Qua đó cũng có tác động đến việc đầu tƣ vào cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng GTNT. Mặt khác, với nhiều làng nghề sẽ góp phần cho kinh tế nơng nghiệp nơng thơn phát triển sẽ có những đóng góp tích cực trong việc huy động mọi nguồn vốn để xây dựng hạ tầng GTNT.
3.3.2 Khó khăn
+ Quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng GTNT bị hạn chế. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích đất đai bình qn trên đầu ngƣời thấp, mật độ dân số trên một đơn vị diện tích cao, có đến 80% lao động và 86 % dân số sống ở nông thơn. Thời gian qua, q trình đơ thị hóa cùng phát triển các KCN, CCN trên địa bàn đã làm cho diện tích đất nơng nghiệp, nơng thơn vốn đã ít lại tiếp tục bị giảm sút. Đất ở và đất phi nông nghiệp đã đƣợc xác định rõ chủ thể sử dụng. Hiện tại, đất chƣa sử dụng chỉ chiếm 0,7% tổng diện tích tồn tỉnh và phân bố rải rác khắp nơi. Đều đó cho thấy, việc mở mang phát triển hạ tầng giao thông nông thôn sẽ liên quan chặt chẽ đến hoạt động thu hồi và bồi thƣờng đất bị thu hồi mà đây hiện đang là một vấn đề gây nhiều bức xúc về mặt xã hội ở cả thành thị và nông thôn.
+ Khả năng huy động vốn cho đầu tƣ phát triển hạ tầng GTNT trong tỉnh Bắc Ninh nhìn chung rất khó khăn. Do đặc điểm nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp chƣa nhiều, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực chế biến; diện tích đất nơng nghiệp bình quân đầu ngƣời thấp, manh mún… nên mặc dù đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao nhƣng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ đời sống của các tầng lớp nhân dân cịn khó khăn: Nguồn thu chƣa đủ bù chi, nguồn vốn tích lũy cho đầu tƣ phát triển cịn nhiều hạn chế và thiếu thốn…Điều đó cũng sẽ ảnh hƣởng đến nguồn vốn có khả năng huy động cho đầu tƣ xây dựng hạ tầng GTNT.