Với xuất phát điểm là một nền nông nghiệp lạc hậu, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, nhiều ngành công nghiệp lạc hậu, sản xuất không đủ đáp
Đầu tƣ các công trình hạ tầng GTNT
ứng nhu cầu tiêu dùng, đời sống của các tầng lớp nhân dân rất khó khăn. Trong suốt tiến trình cải cách và mở cửa (1978 đến nay), Trung Quốc luôn coi nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân.
Để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp cũng nhƣ các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, Trung Quốc đã có nhiều chính sách và biện pháp phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn, cụ thể:
- Bên cạnh đảm bảo nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, Trung Quốc rất tích cực tìm kiếm các nguồn vốn vay ƣu đãi với mức lãi suất thấp từ các tổ chức kinh tế quốc tế cho các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH ở nông thôn, tập trung vào khu vực miền Tây, miền Trung và tập trung vào các dự án hạ tầng KT-XH đa năng có tính đột phá nhƣ: Giao thông, viễn thông, mạng lƣới điện... theo phƣơng châm “đầu tƣ lớn hơn, xây dựng sớm hơn, đi tắt đón đầu” [5, tr.195 ].
- Thực hiện cơ chế chủ động phân quyền cho các cấp chính quyền địa phƣơng trong phát triển cơ sở hạ tầng trong đó có hạ tầng GTNT. Để khai thác tiềm năng và các nguồn lực của các địa phƣơng, Chính phủ đã giảm sự “độc quyền” của mình trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng GTNT, đã tiến hành phân cấp cho chính quyền cấp dƣới và khuyến khích họ tham gia vào quản lý, xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng GTNT. Chính phủ chỉ quan tâm vào các dự án lớn hiện đại và mang tầm quốc gia nhƣ:
Điện lƣới quốc gia; cầu cảng; đƣờng giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh; sân bay… còn những cơ sở hạ tầng ở nội vùng nông thôn chủ yếu giao cho chính quyền cấp thấp hơn đảm nhận. Do đó nhiều địa phƣơng đã chủ động dùng vốn ngân sách của mình để đầu tƣ vào những cơ sở hạ tầng thiết yếu, trọng điểm của địa phƣơng mình. Sự kết hợp giữa chính quyền trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng đã mang lại cho nông thôn Trung Quốc một diện mạo mới về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH. Đến lƣợt nó, sự phát triển của hệ thống hạ tầng KT-XH nông thôn đã tác động mạnh mẽ đến tiến trình CNH nông thôn. Hệ thống GTNT, hệ thống thông tin - viễn thông…
phát triển đã góp phần giảm chi phí vận chuyển, cƣớc phí giao dịch ở vùng duyên hải xuống ngang bằng với mức của một số nƣớc trong khu vực, yếu tố này đã làm giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến giá nhiều loại sản phẩm hàng hoá của Trung Quốc thấp hơn so với khu vực.
Những kết quả đạt đƣợc trong việc thu hút các nguồn vốn phát triển hạ tầng KT-XH ở nông thôn cũng nhƣ hạ tầng GTNT đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Trung Quốc và tạo động lực góp phần vào sự tăng trƣởng chung của nền kinh tế.