Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu huy động các nguồn vốn xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 34)

Vào đầu những năm 60 của thế kỷ trƣớc, Hàn Quốc vẫn còn là một nƣớc chậm phát triển, nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chính với 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn. Trƣớc bối cảnh đó, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra mục tiêu phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn và coi đó là một trong ba mục tiêu hàng đầu.Để thực hiện đƣợc điều đó, Chính phủ Hàn Quốc xây dựng nhiều chƣơng trình, chính sách, kế hoạch phát triển nông thôn, điển hình là Phong trào Seamaul Undong (phong trào làng mới). Phong trào Seamaul Undong đã đƣợc khởi xƣớng năm 1971 và đƣợc triển khai trên toàn quốc, trở thành chƣơng trình quốc gia. Mục đích của Phong trào Seamaul Undong là: Phát huy tính cần cù, tƣ lập tự cƣờng giúp đỡ lẫn nhau (cả chính phủ và nông dân); phải biết cách làm việc hợp lý, hiệu quả và năng động hơn; phải xây dựng khối đoàn kết toàn dân; tạo bƣớc nhảy vọt về phát triển KT - XH nông thôn, nâng cao mức sống cho cƣ dân. Để xây dựng thành công phong trào Seamaul Undong, Hàn Quốc đã có những biện pháp thích hợp đầu tƣ phát triển hạ tầng KT – XH nông thôn, cụ thể:

- Thiết lập Uỷ ban Phát triển làng mới ở mọi cấp của chính quyền địa phƣơng, từ trung ƣơng, tỉnh, thành phố, quận huyện, mỗi làng thành lập Uỷ ban tổ chức của làng để cố vấn và hƣớng dẫn các làng lập và chọn dự án, quyết định những vấn đề ƣu tiên về huy động lao động, vốn và vật

tƣ. Một trong những nội dung quan trọng của phong trào này là xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng KT - XH nông thôn trên cả nƣớc nhằm tạo điều kiện giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn.

- Xây dựng cụ thể các giai đoạn phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn, mỗi giai đoạn có những mục tiêu, mục đích, chiến lƣợc riêng và có những bƣớc đi thích hợp cho từng giai đoạn cụ thể. Ngay từ những năm 1970, Hàn Quốc tập trung tiến hành ngay trên 10 hoạt động đồng loạt trên toàn quốc ƣu tiên: Quy hoạch đất canh tác; cải tạo môi trƣờng; cải tạo núi đồi; mở rộng đƣờng lộ trong làng; xây dựng hệ thống cấp nƣớc; cải tạo sửa chữa hệ thống đê điều; xây đắp bờ chống sói mòn... sau đó dần dần triển khai xây dựng đến các công trình công cộng nhƣ: Kho chứa; điện thoại công cộng; công viên; nhà tắm tập thể;... Đến những giai đoạn cuối, Hàn Quốc mới tập trung đẩy mạnh phát triển các hạ tầng phúc lợi xã hội công cộng nhƣ: Giáo dục; mạng lƣới y tế; bảo hiểm xã hội... Những biện pháp này đã cho thấy Hàn Quốc tập trung xây dựng nền tảng cho phát triển KT - XH đạt lợi ích một cách lâu dài hơn là tăng thu nhập hay cho cá nhân lợi ích trƣớc mắt.

- Để đẩy mạnh hệ thống hạ tầng GTNT, bên cạnh việc phát huy tinh thần làm chủ, tinh thần tự giác, sự tham gia của nhân dân đóng góp sức lao động, hiến đất đai, tiền vốn... Chính phủ Hàn Quốc cung cấp một số nguyên vật liệu chính và cần thiết nhƣ xi măng, sắt thép để xây dựng hạ tầng cơ sở nhƣ: Xây dựng đƣờng làng, đƣờng vào trang trại; xây dựng hội trƣờng làng... Với giải pháp này, Hàn Quốc đã rất thành công trong huy động đƣợc đa dạng nguồn vốn cho phát triển hạ tầng GTNT nông thôn, với mục tiêu chính là thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội, cải tạo môi trƣờng sống, nâng cao mức sống cho nhân dân vùng nông thôn.

- Để phát huy tính dân chủ, công khai trong phát triển hạ tầng KT - XH. Hàn Quốc đã quan tâm đầu tƣ phát triển hạ tầng ngành văn hoá và coi trọng vai trò của các tổ chức nhân dân. Bằng việc xây dựng hội

trƣờng làng, hầu hết các làng đều có hội trƣờng làng với diện tích khoảng 300m2 với kinh phí phần lớn của dân đóng góp, của các cá nhân, các doanh nghiệp... dùng để hội họp bàn các việc của làng, xã. Các tổ chức “Hội Phụ nữ”, “Tổ hợp tác nông nghiệp”, “Hội điều hành nông thôn”... đã đóng góp quan trọng trong phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn. Tại hội trƣờng làng các tổ chức đã triển khai các cuộc hội họp, các buổi thảo luận tham gia vào lựa chọn dự án đầu tƣ, tham gia vào huy động vốn, vào quản lý và sử dụng, bảo trì các công trình hạ tầng. Đ ó là giải pháp vô cùng hữu hiệu trong phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn của Hàn Quốc.

Nhờ đó, hạ tầng KT - XH nông thôn ở Hàn Quốc từng bƣớc đƣợc cải thiện và phát triển theo hƣớng đô thị hoá. Các công trình thuỷ lợi đƣợc xây dựng, kênh mƣơng tƣới tiêu đƣợc bê tông hoá, mạng lƣới đƣờng GTNT đƣợc rải nhựa nối liền từ các trung tâm, thành phố lớn đến các làng xã…

Một phần của tài liệu huy động các nguồn vốn xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 34)