Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Đánh giá giáo dục
- Đánh giá
Thuật ngữ ĐG đƣợc các tác giả đề cập ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhƣ:
Quan điểm triết học “ĐG – đó là thái độ đối với những hiện tượng xã hội, hoạt động hành vi của con người, xác định những giá trị của chúng tương xứng với những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nhất định, được xác định bằng vị trí xã
hội, thế giới quan, trình độ văn hóa. Mặt khác, có tính động cơ, phương tiện và mục đích hành động, điều kiện và vị trí của nó trong cả hệ thống cách xử sự của cá nhân là điều kiện cho việc đánh giá đúng đắn” [28].
Thuật ngữ đối chiếu Anh - Việt: thuật ngữ “Assessment” có nghĩa là kiểm tra, đánh giá. ĐG là quá trình thu thập thông tin hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc theo những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc [61].
Theo CRESST (Center for Research on Evaluation, Standards and Student Testing) thì đánh giá là quá trình kiểm tra, đo kỹ năng và năng lực.
Đánh giá bao gồm cả kiểm tra về năng lực, kiểm tra về thành tích và kiểm tra sàng lọc [48, tr17].
Theo tác giả Trần Bá Hoành thì ĐG là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công việc [24].
Theo Jean-Marie De Ketele (1989), ĐG có nghĩa là thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay đã đƣợc điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm đƣa ra một quyết định [32].
Tổng hợp những ý kiến về ĐG, trong chuyên khảo “Đánh giá kết quả học tập của HS phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (chủ biên) và các tác giả khác đã quan niệm: Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, phân tích, xử lý thông tin để tìm ra các chỉ số về lượng, giá trị hoặc sự quan trọng của nó trong so sánh với mục đích, mục tiêu đã đặt ra từ trước, từ đó đưa ra ý kiến, phán xét, khuyến nghị nhằm giúp cải thiện, nâng cao chất lượng công việc [48]. Luận án sử dụng quan niệm về ĐG nói trên.
- Đánh giá giáo dục
Từ khái niệm ĐG đã nêu ở trên, nhiều nhà GD đã đƣa ra các khái niệm khác nhau về ĐGGD. Marger (1993) cho rằng, ĐGGD là “Việc mô tả tình hình của HS và GV để quyết định công việc cần phải tiếp tục và giúp HS tiến bộ”.
R.Tiler (1984) đƣa ra khái niệm ĐGGD theo qua điểm hành động “Là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục” [32, tr8].
Theo các tác giả Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1996), ĐG trong GD là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả GD căn cứ vào mục tiêu DH, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo [41].
Hiệp hội GV liên bang, Hội đồng quốc tế về đo lường trong GD và Hiệp hội GD quốc gia Hoa Kỳ (The American Federation of Teachers, National Council on Measurement in Educaution and National Educaution Association) (1990), ĐGGD đƣợc định nghĩa là quá trình thu thập thông tin đƣợc sử dụng để đƣa ra quyết định về GD người học, để cung cấp thông tin phản hồi cho người học về sự tiến bộ của bản thân, điểm mạnh và điểm yếu, để ĐG hiệu quả giảng dạy, ĐG toàn bộ chương trình đào tạo và hoạch định chính sách [62].
Theo tác giả Nguyễn Đức Minh, ĐGGD là quá trình thu thập, xử lý, phân tích và lý giải các thông tin một cách có hệ thống để mô tả thực trạng, đối chiếu với các mục tiêu GD đã đƣợc đặt ra nhằm đƣa ra các nhận xét, kết luận, khuyến nghị làm cơ sở cho các nhà quản lý, những bên có liên quan, đặc biệt là GV, HS có những quyết sách hoặc điều chỉnh các hành động tiếp theo để cải thiện, nâng cao chất lƣợng GD [36].
Trong tài liệu do tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (chủ biên), thì “ĐGGD là quá trình thu thập, phân tích và lý giải các thông tin một cách có hệ thống để mô tả thực trạng, đối chiếu với mục tiêu GD đã được đặt ra nhằm đề xuất các khuyến nghị làm cơ sở cho các nhà quản lý, những bên có liên qua khác, đặc biệt là GV,
HS đưa ra những quyết sách hoặc điều chỉnh các hành động tiếp theo để cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục” [48, tr25].
Tổng hợp lại, khái niệm ĐGGD trong luận án đƣợc hiểu là: ĐGGD là quá trình thu thập, phân tích và lí giải kịp thời, có hệ thống các thông tin về thực trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục đã được đặt ra, làm cơ sở cho các nhà quản lý, GV, HS, các bên có liên quan đưa ra những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo để cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục.