Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC
3.2.5. Mối quan hệ và điều kiện thực hiện các biện pháp phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học
3.2.5.1. Mối quan hệ giữa bốn biện pháp được đề xuất trong luận án
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy sự cần thiết phải phát triển NL ĐGGD cho SV ngành GDTH. Để phát triển NL ĐGGD cho SV đòi hỏi SV phải có những kiến thức về ĐGGD ở tiểu học, có các KN, TĐ, động cơ, tình cảm... trong thực hiện ĐGGD của HSTH. Bên cạnh đó, việc tạo môi trường để phát triển NL ĐGGD cho SV là một việc làm cần thiết. Vì vậy, trong 4 biện phát đề xuất ở trên, biện pháp thứ nhất tập trung vào việc điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn NL ĐGGD cho SV (xác định SV cần hiểu gì, cần làm đƣợc gì sau khi học); biện pháp thứ hai tập trung vào việc xác định những nội dung học tập cần thiết để hình thành và phát triển NL này cho SV (xác định những bằng chứng của những kết quả đó); biện pháp ba: xác định hình thức DH (xác định cách dạy - học để người học đạt được chuẩn NL) và biện pháp bốn tập trung xác định phương pháp ĐG (xác định cách tìm những bằng chứng đó). Cả 4 biện pháp trên đều có quan hệ mật thiết với nhau; để DH hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV đạt hiệu quả thì cần phối kết hợp cả bốn biện pháp một cách khoa học, linh hoạt và hệ thống.
Mối quan hệ giữa các biện pháp tạo nên một quy trình DH để hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH. Trong đó, biện pháp điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn NL (biện pháp 1) là biện pháp đột phá vì chuẩn chi phối việc xác định nội dung (biện pháp 2), các hình thức tổ chức DH (biện pháp 3) và xác định phương pháp ĐG SV (biện pháp 4); các biện pháp 2, 3, 4 cùng hiện thực hóa biện pháp thiết kế chuẩn, 3 biện pháp này là những yếu tố góp phần đảm bảo cho SV đạt chuẩn NL ĐGGD.
Các biện pháp phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH đã bước đầu đáp ứng đƣợc mục tiêu nâng cao chất lƣợng DH, giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa vấn đề đào tạo ở các trường SP với thực tế DH ở các trường tiểu học (đơn vị sử dụng kết quả đào tạo).
3.2.5.2. Điều kiện thực hiện bốn biện pháp đề xuất trong luận án a) Đối với cấp quản lý và giảng viên
Trong quá trình triển khai thực hiện các biện pháp, các cấp quản lý cần:
- Thiết kế chuẩn NL, đây là vấn đề cấp thiết để làm căn cứ cho các trường SP xây dựng, biên soạn, điều chỉnh CTĐT. Do vậy, cần có định hướng chỉ đạo, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, môi trường SP để GV, cán bộ quản lý tham dự các hội nghị và hội thảo về xây dựng chuẩn NL cho từng khối ngành đào tạo. Trong đó, chuẩn NL ĐGGD của SVĐH ngành GDTH đƣợc xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn ở nhà trường tiểu học.
- Đổi mới nội dung DH học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” sao cho ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, phù hợp đối tƣợng và tình hình thực tiễn. Tạo điều kiện và dành nhiều thời gian cho SV đƣợc tham gia thực hành môn học, kiến tập, thực tập để từ đó từng bước hình thành và phát triển NL ĐGGD; đồng thời cần thực hiện chế độ dân chủ, khoa học, tích cực và thẳng thắn trong khoa học tự học, tự nghiên cứu của SV.
Trong quá trình triển khai thực hiện biện pháp, GV cần quan tâm:
- GV cần tìm hiểu rõ CTĐT GVTH, đặc điểm tâm lý, khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV trong quá trình học tập trước khi xây dựng chuẩn NL.
- Trong quá trình DH, GV luôn tạo không khí thân thiện, gần gũi, vui tươi, phát huy mọi khả năng tự học, tự nghiên cứu, đƣa SV vào giải quyết những tình huống thực tiễn tại các trường tiểu học hiện nay.
- GV luôn luôn có sự góp ý, hướng dẫn cho SV để SV tự điều chỉnh các hoạt động học tập đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá SV.
b) Đối với SV:
Trong quá trình triển khai thực hiện biện pháp, SV cần lưu ý:
- SV cần tích cực hoá, hăng hái tham gia thực hiện các hoạt động học tập của GV đề ra, đặc biệt là tăng tự học, tự vận dụng.
- SV phải hiểu đƣợc bản thân và luôn có tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm muốn vươn lên trong học tập, đặt ra những mục tiêu học tập cao dần theo khả năng để thực hiện.
- SV phải xác định rõ động cơ, mục đích học tập là vì sự tiến bộ, đáp ứng nhiệm vụ thực tiễn.
- SV luôn có ý thức tìm tòi và tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả của việc phát triển NL ĐG KQHT của mình trong các hoạt động trên lớp cũng nhƣ ở nhà.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1, 2, luận án đã đề xuất hai nguyên tắc và bốn biện pháp phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH.
Các biện pháp xây dựng tuân thủ hai nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi.
Trên cơ sở hai nguyên tắc đã xây dựng, chúng tôi đề xuất bốn biện pháp phát triển NL ĐGGD cho SV ngành GDTH, gồm: Biện pháp 1: Thiết kế chuẩn NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH; Biện pháp 2: Xác định nội dung DH học phần
“Đánh giá trong giáo dục tiểu học” nhằm phát triển NL ĐGGD cho SV; biện pháp 3: Thiết kế các nhiệm vụ học tập cho SV nhƣ là một PPDH để phát triển NL ĐGGD và biện pháp 4: ĐG KQHT đối với SV theo khung đánh giá năng lực.
Trong bốn biện pháp đã xây dựng thì biện pháp 1 (thiết kế chuẩn NL ĐGGD cho SV) là quan trọng, chi phối các biện pháp 2, 3, 4. Mỗi biện pháp đều đề ra mục tiêu, nội dung và cách thực hiện. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH.
Chương 4