Biện pháp 2: Xác định nội dung dạy học học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” để phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học (Trang 113 - 117)

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC

3.2.2. Biện pháp 2: Xác định nội dung dạy học học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” để phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Xác định các thành phần của nội dung DH trong học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” theo chuẩn NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH đã thiết kế, sẽ làm cho nội dung DH đáp ứng với yêu cầu thực tiễn ở các trường tiểu học; tạo điều kiện thuận lợi cho SV xác định các thành phần cơ bản về KT, KN, NL trong quá trình học tập.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a. Biên soạn và công bố đề cương chi tiết học phần

Đề cương chi tiết là tài liệu chứa những thông tin cần thiết về một học phần cụ thể để các cấp quản lý đào tạo, GV và SV biết để thực hiện quá trình tổ chức giảng dạy và học tập theo định hướng phát triển NL. Căn cứ chuẩn NL ĐGGD cho SV đã công bố, GV biên soạn đề cương chi tiết học phần, Hiệu trưởng phê duyệt và công khai cho SV vào đầu khóa học và trước khi tổ chức giảng dạy học phần. Đề cương chi tiết học phần đƣợc biên soạn phải đảm bảo 8 nội dung sau:

(1) Những thông tin chung, bao gồm: Tên học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh; mã số học phần, số tín chỉ học phần, số tiết và điều kiện tiên quyết theo quy định trong chương trình đào tạo ngành đại học Giáo dục tiểu học.

(2) Mục tiêu học phần: bao gồm các mục tiêu về KT, KN, TĐ và NL chung, NL chuyên biệt.

- Về kiến thức: Đây là những kiến thức cơ bản, quan trọng về ĐG trong giáo dục tiểu học mà SV cần có đƣợc sau khi học xong học phần, nhƣ: một số khái niệm, nguyên tắc ĐG, hình thức ĐG, các kỹ thuật biên soạn công cụ, ...

- Về KN: cần nêu đƣợc 6 KN mà SV hình thành đƣợc thông qua học phần, 6 KN này là những KN (thành tố) nằm trong mô tả NL ĐGGD cho SV.

- Về thái độ: là thái độ của GVTH khi thực hiện ĐGGD của HSTH

- Về NL: Bên cạnh việc hình thành và phát triển NL chuyên biệt là NL ĐGGD cho SV, học phần còn góp phần hình thành các NL chung khác, nhƣ: NL phát hiện và giải quyết vấn đề, NL tự học, NL giao tiếp...

(3) Mô tả tóm tắt nội dung học phần: đƣợc tóm tắt khoảng 150 từ, trình bày ngắn gọn về vai trò, vị trí của học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” và quan hệ với các môn học khác trong chương trình đào tạo GVTH.

(4) Cấu trúc học phần, gồm 2 phần lý thuyết và thực hành: Nêu đƣợc nội dung chi tiết của học phần theo chương, mục, tiểu mục hoặc modul, tiểu modul, chủ đề của học phần, thời gian DH cho mỗi nội dung trên và các nội dung cần thảo luận, thực hành.

(5) Hình thức tổ chức DH: Đây là thông tin rất quan trọng đối với GV, SV và người quản lí. Do đặc thù của hình thức tổ chức DH theo học chế tín chỉ, mỗi nội dung kiến thức đều được tổ chức dưới các hình thức chủ yếu là: lý thuyết, thảo luận, thực hành, hoạt động theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu.

(6) Nhiệm vụ của SV: Đây là những yêu cầu của GV đối với SV trong quá trình học tập.

(7) Cách đánh giá SV: Thực hiện theo quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT, gồ ểm bài tập nhóm, điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm thi kết thúc học phần và điểm thực hành môn học

(8) Những tài liệu học tập: Ít nhất trong đề cương chi tiết học phần có tối thiểu là 3 tài liệu bắt buộc liên quan đến vấn đề ĐGGD tiểu học và các tài liệu tham khảo xác định cho từng nội dung học phần.

Minh họa cụ thể đề cương chi tiết (phụ lục 8) b. Xây dựng nội dung dạy học

Nội dung DH học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” nhằm phát triển NL ĐGGD cho SV được xây dựng, điều chỉnh dưới dạng modul, bao gồm 5 tiểu modul, mỗi tiểu modul có các chủ đề để đảm bảo phát triển 6 thành tố của NL ĐGGD cho SV, gồm:

Tiểu modul 1: Một số khái niệm cơ bản, chức năng, nguyên tắc đánh giá trong giáo dục tiểu học

Chủ đề 1: Một số khái niệm cơ bản về ĐG trong GDTH.

Chủ đề 2: Chức năng của ĐG trong GDTH Chủ đề 3: Nguyên tắc ĐG trong GDTH

Tiểu modul 2: Hình thức kiểm tra và đánh giá trong giáo dục tiểu học Chủ đề 1: Hình thức kiểm tra

Chủ đề 2: Hình thức đánh giá

Tiểu modul 3: Nội dung đánh giá trong giáo dục tiểu học

Chủ đề 1: Vai trò của việc xác lập mục tiêu dạy học đối với việc xác lập nội dung đánh giá trong giáo dục tiểu học

Chủ đề 2: Nội dung ĐG kiến thức

Chủ đề 3: Nội dung ĐG kỹ năng

Chủ đề 4: Nội dung ĐG thái độ và hạnh kiểm Chủ đề 5: Nội dung đánh giá năng lực

Tiểu modul 4: Kỹ thuật đánh giá trong giáo dục tiểu học Chủ đề 1. Cơ sở của việc xác lập kế hoạch đánh giá Chủ đề 2: Kỹ thuật quan sát

Chủ đề 3: Kiểm tra miệng Chủ đề 4: Bài tự luận Chủ đề 5. Bài trắc nghiệm Chủ đề 6: Bài thực hành

Chủ đề 7: Học sinh tự đánh giá

Tiểu modul 5: Sử dụng và thông báo kết quả đánh giá

Chủ đề 1: Sử dụng kết quả đánh giá, ghi sổ liên lạc và học bạ Chủ đề 2: Thông báo kết quả đánh giá

Mỗi tiểu modul hay chủ đề học tập đƣợc thiết kế theo cùng một mô thức, gồm: (1) Giới thiệu chung về chủ đề, (2) các hoạt động và nhiệm vụ của SV, (3) thông tin cơ bản cho hoạt động và bài tập ĐG. Cuối mỗi tiểu modul có các phần thông tin phản hồi cho các hoạt động và bài tập đã đề ra trong mỗi tiểu modul ấy và sau phần thông tin phản hồi là một số bài tập mang tính gợi ý để ĐG SV sau khi học.

Các tiểu modul, chủ đề đƣợc xây dựng thông qua các hoạt động của SV dưới sự hướng dẫn của GV nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của SV, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tạo điều kiện phát triển khả năng tự học, tự giám sát và ĐG KQHT, nhằm giúp SV dễ hiểu và hứng thú học tập, từng bước hình thành các thành tố của NL ĐGGD cho SV. Các tiểu modul, chủ đề ít nhất phải chứa đựng 4 yếu tố sau: (1) Khối lƣợng tri thức khoa học cốt lõi (SV phải nắm vững), (2) Khối lƣợng tri thức liên quan (để SV nghiên cứu, tìm hiểu thêm), (3) Mối liên hệ và tác dụng của tri thức khoa học đối với sự thay đổi nhận thức và thái độ của SV (SV đƣợc trải nghiệm thông qua các hoạt động) và (4) Mối liên hệ và khả năng vận dụng tri thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn (SV đƣợc rèn luyện KN thực hành).

Khi học tập modul, ở từng chủ đề hay tiểu modul, cần tạo điều kiện để SV thực hiện liên hoàn các hoạt động, nhƣ: Xác định mục tiêu cần đạt; phân tích đƣợc các nhiệm vụ cần thực hiện trong mỗi hoạt động; đọc và sử dụng các thông tin cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ học tập nắm kiến thức mới (SV có thể vận dụng cả những thông tin ngoài tài liệu, những hiểu biết, kinh nghiệm đã có); thực hiện một số bài tập đánh giá trong tài liệu để vận dụng, giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đánh giá ở trường tiểu học. Sau đó, đối chiếu những kết quả đạt được với những mục tiêu đã xác định để tự kiểm soát và điều chỉnh kết quả học tập của bản thân.

Đối với SV, trước khi tham gia các hoạt động trên lớp, cần dành thời gian để đọc, viết ra những ghi nhận hay suy nghĩ của mình về bài học và hoàn thành một số bài tập hoặc các đề án đƣợc giao sau khi học một tiểu modul, chủ đề.

Thông qua các hoạt động và bài tập, SV phải liên hệ kiến thức đang học với thực tiễn, cũng nhƣ ứng dụng kiến thức vào thực tiễn ĐGGD ở tiểu học, chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm với bạn học, đặc biệt là về mặt thực tiễn.

Ví dụ minh họa modul, tiểu modul và chủ đề (phụ lục 9)

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(243 trang)