Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1.4. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC
1.4.4. Hoạt động giảng dạy của giảng viên
Hoạt động dạy của GV nói chung trong quá trình DH là lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức, rèn luyện của SV, giúp SV tìm tòi, khám phá tri thức, rèn luyện KN, thái độ nghề nghiệp. Dạy ở ĐH là nhằm khơi dậy đƣợc hứng thú, tiềm năng học tập của SV, tập trung trang bị phương pháp tự học và nghiên cứu khoa học, khuyến khích việc tìm tòi khám phá cái mới, tôn trọng sự khác biệt về quan điểm khoa học của người học. Ngoài các đặc điểm chung của hoạt động giảng dạy ở ĐH, việc giảng dạy theo hướng hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SVTH ở các trường SP còn có các đặc trưng sau:
1.4.4.1. GV tham gia thiết kế chuẩn NL ĐGGD cho SV, xây dựng đề cương chi tiết học phần, xây dựng kế hoạch DH và chuẩn bị các điều kiện DH
Thiết kế chuẩn NL ĐGGD cho SV nhằm xác định chính xác các thành tố, các chỉ số hành vi và các tiêu chí chất lƣợng của các chỉ số hành vi đó để đƣa vào nội dung đào tạo. Công việc này đòi hỏi GV ở các trường SP không những có kiến thức chuyên sâu về ĐGGD, nghiên cứu các văn bản pháp lý về ĐG KQGD của HSTH và các mô hình hoạt động ĐG của GVTH thông qua các hoạt động, nhƣ:
quan sát, phỏng vấn, hội thảo và tham gia trực tiếp các hoạt động thực tiễn ở các trường tiểu học thì mới thiết kế chuẩn NL này cho SV được cụ thể và đầy đủ.
Việc xác định mục tiêu và nội dung của học phần là hết sức quan trọng. Mỗi bài học được đưa vào chương trình phải là một đơn vị học tập có khả năng hình thành ở SV cả KT, KN, TĐ cần thiết để giải quyết một thành tố hoặc chỉ số hành vi cụ thể, góp phần từng bước hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV.
GV phải xây dựng đề cương chi tiết học phần và công bố cho SV trước khi DH.
Đề cương chi tiết học phần phải đảm bảo đầy đủ các thành phần theo quy định.
Dựa trên đề cương chi tiết học phần, GV phải xây dựng kế hoạch DH phù hợp. Kế hoạch DH phải là một tiến trình hình thành các các thành tố của NL ĐGGD cho SV; trong đó thể hiện rõ hoạt động tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của GV và hoạt động lĩnh hội, luyện tập của SV. Nó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành: Một là, hệ thống các tình huống DH đƣợc đặt ra từ nội dung DH, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của SV. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do GV sắp xếp, tổ chức hợp lí, nhằm hướng dẫn SV từng bước tiếp cận nội dung DH một cách tích cực và sáng tạo.
Để DH có kết quả, GV phải chuẩn bị các phương tiện và thiết bị DH phù hợp. Đặc biệt, trong DH nhằm hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV, GV tập trung chuẩn bị những phương tiện và thiết bị phục vụ cho việc hướng dẫn, luyện tập gắn liền với thực tiễn ĐGGD ở trường tiểu học hiện nay.
1.4.4.2. Thực hiện kế hoạch dạy học
- Đánh giá NL ĐGGD đầu vào của SV: Đây là công việc đầu tiên của GV trong thực hiện kế hoạch DH. Bước này nhằm xác định mức độ NL hiện có của SV
(vùng phát triển hiện tại), qua đó GV thiết lập kế hoạch can thiệp SP trong quá trình DH, nhằm hỗ trợ để SV có thể chuyển sang vùng phát triển gần.
- Kiểm tra quá trình chuẩn bị bài mới của SV, nhƣ: làm bài tập, chuẩn bị các biểu mẫu, tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết.
- Tổ chức dạy và học bài mới
+ GV giới thiệu bài mới: Công bố mục tiêu học tập và các tiêu chí ĐGGD đối với SV; hướng dẫn cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học và tạo động cơ học tập cho SV.
+ GV tổ chức, hướng dẫn SV tìm hiểu, suy nghĩ, khám phá để lĩnh hội kiến thức lý thuyết có liên quan đến các thành tố, chỉ số hành vi của NL ĐGGD.
+ GV tổ chức, hướng dẫn SV luyện tập, thực hành theo các bước để hình thành các kỹ năng thực hiện công việc trong ĐG.
Để thực hiện kế hoạch DH có chất lƣợng và hiệu quả, GV phải lựa chọn các phương pháp và phương tiện phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng DH.
Ngoài đặc điểm chung trên thì phương pháp, phương tiện DH hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV ngành GDTH ở các trường SP có đặc trưng sau:
Mục tiêu DH là hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV. Vì vậy, PPDH mà GV sử dụng có đặc trưng là sự kết hợp linh hoạt giữa phương pháp đào tạo GVTH (tập trung vào dạy các PPDH), phương pháp đào tạo người hướng dẫn (làm mẫu, luyện tập, đóng vai...) và các phương pháp đào tạo người hoạt động xã hội.
Kết hợp giữa các PPDH lý thuyết (lý thuyết về cơ sở, chuyên ngành, lý thuyết SP) và PPDH thực hành (thực hành KN ĐG), DH dựa trên công việc (dạy - học các công việc liên quan đến ĐG của GV tại các trường tiểu học) và DH tại nơi làm việc (dạy - học tại các trường tiểu học). PPDH gắn với nhịp độ phát triển của từng SV, lấy mức độ đạt đƣợc về NL của mỗi SV làm tiêu chuẩn ĐG hiệu quả của các PPDH.
GV với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, cố vấn cho việc học của SV.
Muốn vậy, GV tạo ra đƣợc các tình huống DH phù hợp với nội dung DH, với tính chất và trình độ tiếp nhận của từng SV. Mặt khác, GV phải tổ chức các hoạt động tương ứng với các tình huống đó; kích thích và hướng dẫn SV huy động KT, KN và
kinh nghiệm đã có để giải quyết từng tình huống cụ thể. Từ đó, SV từng bước đạt đƣợc các thành tố của NL.
PPDH mà GV sử dụng phải tiếp cận được với phương pháp nghiên cứu khoa học, chú ý đến việc trình bày các quan điểm, giả thuyết khoa học, bồi dƣỡng KN, NL và thói quen nghiên cứu khoa học cho SV, thực hiện ý đồ DH ở ĐH là “phương pháp dạy phương pháp”. Đồng thời gắn liền với các công cụ, các phương tiện dạy - học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để đạt được kết quả dạy học cao với chi phí, thời gian, sức lực ít nhất cho cả GV và SV.
NL ĐGGD cần hình thành cho SVTH là sự kết hợp giữa KT, KN và thái độ, động cơ... để giải quyết các công việc giả định hay thực tế theo chuẩn NL này, trong đó thành tố/ KN thực hành là biểu hiện cao nhất của NL. Vì vậy, trong quá trình DH, GV phải lựa chọn và sử dụng các phương tiện, công cụ DH nhằm phát triển KN thực hành cho SV. Đặc biệt là các phương tiện, công cụ để SV sử dụng trong thực hành, luyện tập KN ĐG thông qua các môn học ở tiểu học và KN sƣ phạm khác, các phương tiện để KT, ĐG KQGD.
GV phải tạo dựng và phát huy tác dụng của môi trường DH (tạo bầu không khí SP thân thiện, có sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập), khai thác và sử dụng các thiết bị DH hiện đại, chuẩn hoá trong và ngoài trường. Khai thác và tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích sự hợp tác, tạo ra sự cạnh tranh cần thiết giúp SV duy trì việc học, cải thiện việc học và phát huy hiệu quả học tập.
+ Xử lý các tình huống SP nảy sinh trong lớp học: các tình huống này nảy sinh từ mối quan hệ giữa GV với SV, giữa SV với SV, giữa SV với GVTH... Vì vậy, xử lý có hiệu quả các tình huống SP có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa GV và SV, cũng nhƣ tạo dựng bầu không khí, tâm lý lớp học thân thiện, cởi mở, dân chủ, tạo dựng đƣợc lòng tin của SV vào GV.
- Hướng dẫn SV củng cố, khắc sâu những KT, KN, NL về ĐGGD đã có thông qua hoạt động luyện tập, thực hành môn học có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau.
1.4.4.3. Đánh giá và hướng dẫn sinh viên tự đánh giá
Đánh giá SV là ĐG NL, đƣợc tiến hành theo chuẩn NL này. Chuẩn NL ĐGGD được sử dụng trong ĐG để đảm bảo cho SV trước khi tốt nghiệp có khả
năng thực hiện được các nhiệm vụ ĐG dựa trên các nguyên tắc lý thuyết, bước đầu gắn với những bối cảnh, tình huống giả định hay thực tế.
Để ĐG SV, GV phải nghiên cứu các quy chế, quy định về ĐG, xác định mục tiêu ĐG; xây dựng nội dung và phương thức ĐG; xây dựng các công cụ, thu thập bằng chứng và ra phán quyết ĐG.
- Mục đích ĐG quá trình hình thành và phát triển NL đối với SV: là thu thập đủ chứng cứ về quá trình học tập nhằm xác định xem một SV nào đó có thể thực hiện đƣợc các KN/ thành tố hay chỉ số hành vi đáp ứng các tiêu chuẩn chất lƣợng tối thiểu hay không. KQĐG sẽ chỉ rõ trình độ về KT, KN, TĐ, động cơ... của SV trong quá trình học tập.
- Xác định các nội dung ĐG đối với của SV, gồm: KT, KN, NL ĐGGD cho SV trong học phần. Đặc biệt, cần tăng cường nhiều nội dung ĐG NL thể hiện qua những công cụ ĐG khả năng vận dụng KT, KN đã học vào việc giải quyết những vấn đề từ thực tiễn ĐG ở trường tiểu học.
- Các phương pháp ĐG đối với SV: để ĐG quá trình hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV, GV nên sử dụng các phương pháp sau đây:
+ Quan sát quá trình: phương pháp này cung cấp chứng cứ tự nhiên, thường xuyên, có chất lƣợng cao về quá trình DH và quá trình thực hiện các nhiệm vụ. Các chứng cứ có thể đƣợc ghi vào danh mục kiểm tra hoặc đƣợc GV ghi nhớ và xử lý ngay trong quá trình quan sát.
+ Kiểm tra thực hành: bài kiểm tra thực hành đƣợc thiết kế để ĐG kết quả thực hiện các thành tố hay chỉ số hành vi của NL cần hình thành cho SV. Thông qua kiểm tra thực hành, SV phải minh chứng đƣợc rằng, mình đã làm chủ đƣợc các thành tố của NL.
+ Thực hiện bài tập mô phỏng: thực hiện bài kiểm tra trong môi trường đánh giá giả định.
+ Hoạt động dự án: thực hiện bài tập mô phỏng, hoạt động dự án là những phương pháp sử dụng hữu ích trong trường hợp bị hạn chế bởi thời gian. Thông thường, hoạt động dự án được thực hiện theo nhóm, yêu cầu SV phải làm việc hợp
tác để tạo ra sản phẩm chung. Trong sản phẩm đó, SV thể hiện đƣợc các KT, KN và NL của bản thân.
+ Kiểm tra vấn đáp: phương pháp này nhằm cung cấp các chứng cứ bổ sung cho các lĩnh vực, phạm vi hoạt động rộng rãi, các chứng cứ về sự hiểu biết và kiến thức cốt lõi, cũng nhƣ việc vận dụng KT, KN trong hoạt động thực hành.
+ Kiểm tra viết: bài kiểm tra viết được thiết kế để đo lường các KT, KN (mang ý nghĩa cung cấp thông tin nhiều hơn). Bài kiểm tra viết đo lường một số thành tố hay chỉ số hành vi của NL.
- Xây dựng các công cụ ĐG: bên cạnh các công cụ nhƣ câu hỏi TNKQ, câu hỏi tự luận, GV cần tăng cường sử dụng các những câu hỏi, bài tập ĐG quá trình, nhƣ: câu hỏi vấn đáp, câu hỏi yêu cầu trả lời miệng, báo cáo hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, phiếu quan sát, hồ sơ học tập, bài tập về nhà, bảng kiểm, thang điểm, bài kiểm tra ngắn, ý kiến phản hồi... Mặt khác, câu hỏi, bài tập trong ĐG theo hướng phát triển NL ĐGGD cho SV cũng phải sắp xếp theo mức độ khó tăng dần, tạo điều kiện cho ĐG phát triển. Cần có nhiều những bài tập mang tính hoạt động cho SV tự học, tự khám phá, học cách học, cách giải quyết vấn đề; nội dung các bài tập cần gắn với các tình huống thực tiễn, những vấn đề thực tế để khuyến khích khả năng tƣ duy sáng tạo trong thực hiện hoạt động ĐG.
- Thu thập chứng cứ để đánh giá NL ĐGGD đối với SV: để đảm bảo tính khách quan, hồ sơ ĐG phải thu thập đủ chứng cứ về quá trình học tập của SV theo chuẩn NL ĐGGD. Việc ĐG đối với SV chủ yếu xác định bằng việc vận dụng các KT, KN đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn ĐG ở trường tiểu học thông qua những tình huống giả định hay thực tế và có liên quan đến chuẩn NL.
Chứng cứ ĐG bao gồm các loại sau:
+ Chứng cứ về kiến thức (Knowledge Evidence): là chứng cứ chủ yếu, thể hiện khả năng nhớ lại, ứng dụng kiến thức vào tình huống ĐG KQGD của HSTH;
+ Chứng cứ về quá trình (Performance Evidence): là chứng cứ chủ yếu cung cấp thông tin về quá trình giải quyết các tình huống liên quan đến thực tế ĐG ở trường tiểu học;
+ Chứng cứ trực tiếp (Direct Evidence): là chứng cứ thu thập được từ người học qua vấn đáp, quan sát, ĐG sản phẩm;
+ Chứng cứ gián tiếp (Indirect Evidence): là chứng cứ thu thập đƣợc qua tham khảo ảnh, băng ghi âm, giải thưởng, hồ sơ học tập, ...
+ Chứng cứ từ trước (Historical Evidence): là chứng cứ cung cấp cho GV thông tin về thành tích của SV trong quá khứ. Nguồn chứng cứ này rất quan trọng đối với việc khẳng định chất lƣợng đào tạo đƣợc duy trì.
- Hướng dẫn SV tự ĐG: Tự ĐG có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập theo hướng hình thành và phát triển NL, giúp SV phát hiện những thiếu hụt về KT, KN so với chuẩn NL. Qua đó, SV điều chỉnh hoạt động học tập phù hợp với từng giai đoạn phát triển NL của bản thân. Để SV có thể tự ĐG, GV phải tuyên bố các tiêu chí ĐG rõ ràng, đồng thời cung cấp các biểu mẫu, công cụ và hướng dẫn họ thu thập các bằng chứng và ra phán quyết ĐG.