Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.2.4. Thực trạng đánh giá quá trình hình thành và phát triển năng lực đánh giá giáo dục đối với sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học
Trước hết là thực trạng sử dụng các tiêu chuẩn trong ĐG quá trình hình thành và phát triển NL đối với SV. Nhƣ ở trên chúng tôi đã đề cập, có tới 100% các trường SP chưa công bố chuẩn NL ĐGGD cho SV; 92,96% GV không dựa vào tiểu chuẩn về KT, ĐG đƣợc quy định trong “Chuẩn nghề nghiệp GVTH” và “Quy định đánh giá HSTH” do Bộ GD&ĐT công bố. Các tiêu chuẩn để GV tham chiếu trong ĐG đối với SV về thực chất chỉ là những quy định về KT, KN và TĐ mà SV cần có khi học xong một học phần. Điều này thể hiện tính ổn định và độ tin cậy trong đánh giá SV là không đảm bảo.
- Về nội dung đánh giá
Bảng 2.10. Ý kiến của GV về nội dung đánh giá NL ĐGGD đối với SV
TT Nội dung
Mức độ lựa chọn (tỷ lệ %) Thường
xuyên
Đôi Khi
Chƣa thực hiện
1. Kiến thức về ĐGGD của SV 59,15 40,85 0
2. Các KN đánh giá giáo dục của SV 38,03 50,70 11,27 3. Sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm SV (kết
quả thực hiện các bài tập, dự án...) 54.93 45.07 0 4. Quá trình thực hiện của cá nhân hoặc
nhóm SV để có sản phẩm 15,49 47,89 36,62
5. Phối hợp hoạt động với sinh viên khác
trong nhóm 11,27 8,45 80,28
6. Thái độ, động cơ, sự sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ 32,39 60,65 7,04
7. Các nội dung khác 12,68 2,82 84,51
Bảng 2.11. Ý kiến sinh viên về mức độ lựa chọn nội dung đánh giá của giảng viên
TT Nội dung
Mức độ lựa chọn (tỷ lệ %) Thường
xuyên
Đôi khi
Chƣa thực hiện
1. Kiến thức về ĐGGD của SV 85,33 14,67 0
2. Các KN đánh giá giáo dục của SV 47,67 27,67 24,66 3. Sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm SV (kết
quả thực hiện các bài tập, dự án...) 53,00 41,00 6,00 4. Quá trình thực hiện của cá nhân hoặc
nhóm SV để có sản phẩm 38,33 25,33 36,34
5. Phối hợp hoạt động với sinh viên khác
trong nhóm 12,00 3,00 85,00
6. Thái độ, động cơ, sự sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ 34,33 49,00 16,67
7. Các nội dung khác 27,00 4,00 69,00
Kết quả ở bảng 2.10 và 2.11 cho thấy: Nội dung đƣợc GV lựa chọn để ĐG quá trình hình thành và phát triển NL đối với SV thường tập trung chủ yếu vào kiến thức (59,15% - 85,33%) và sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm SV (54,93% - 53,00%); các nội dung mà GV ít quan tâm, nhƣ: các kỹ năng, quá trình thực hiện của cá nhân hoặc nhóm SV để có sản phẩm, sự phối hợp hoạt động với SV khác trong nhóm và thái độ, động cơ, sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Nhƣ đã đề cập ở trên, do chƣa công bố chuẩn NL ĐGGD cho SV, nên khi đánh giá SV, các tiêu chí thành phần để đảm bảo cho việc hình thành và phát triển NL cho SV rất ít đƣợc quan tâm trong đánh giá, chƣa kể đến tính sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Đây cũng đƣợc coi là sự bất cập trong quá trình DH nhằm hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SVTH hiện nay.
- Về phương pháp đánh giá
Bảng 2.12. Ý kiến của GV về mức độ sử dụng PPĐG đối với SV TT Các phương pháp
Mức độ lựa chọn ( tỷ lệ %) Thường
xuyên
Đôi khi
Chƣa thực hiện
1. Viết tự luận 87,32 12,68 0
2. Trắc nghiệm khách quan 8,45 18,31 73,24
3. Vấn đáp 15,49 14,08 70,42
4. Kiểm tra thực hành 32,39 38,03 29,58
5. ĐG thông qua hồ sơ học tập 0 0 100,00
6. Thực hiện bài tập dự án 4,23 8,45 87,32
7. Tự đánh giá 2,82 4,23 92,96
8. Đánh giá đồng đẳng 8,45 5,63 85,92
Bảng 2.13. Ý kiến của SV về mức độ sử dụng các PPĐG của GV
TT Các phương pháp
Mức độ lựa chọn (theo tỷ lệ %) Thường
xuyên
Đôi khi
Chƣa thực hiện
1. Viết tự luận 86,33 13,00 0,67
2. Trắc nghiệm khách quan 4,00 19,33 76,67
3. Vấn đáp 17,67 7,00 75,33
TT Các phương pháp
Mức độ lựa chọn (theo tỷ lệ %) Thường
xuyên
Đôi khi
Chƣa thực hiện
4. Kiểm tra thực hành 22,33 11,00 66,67
5. Đánh giá thông qua hồ sơ học tập 3,00 5,33 91,67
6. Thực hiện bài tập dự án 4,00 14,00 82,00
7. Tự đánh giá 2,00 4,33 93,67
8. Đánh giá đồng đẳng 1,67 18,67 79,66
Kết quả ở bảng 2.12, 2.13 cho thấy có sự tương đồng ý kiến của GV và SV về mức độ sử dụng các phương pháp ĐG quá trình hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SV. Các phương pháp KT, ĐG được GV sử dụng thường xuyên là viết tự luận (87,32%-86,33%), KT thực hành (32,39%-22,33%), vấn đáp (5,49%- 17.67%). Các PP phát huy tính tích cực nhận thức giúp hình thành NL của SV thường ít được sử dụng, như: tự ĐG, ĐG đồng đẳng, thực hiện bài tập dự án; ĐG thông qua hồ sơ học tập. Như vậy, các PPĐG của GV các trường SP là không đa dạng, các PPĐG sử dụng chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, sáng tạo của SV cũng nhƣ hình thành ở họ NL đánh giá.
- Về công cụ đánh giá
Bảng 2.14. Ý kiến của GV về mức độ sử dụng các công cụ ĐG đối với SV
TT Các công cụ
Mức độ sử dụng (tỷ lệ %) Thường
xuyên
Đôi khi
Chƣa thực hiện
1. Phiếu quan sát sinh viên 16,90 11,27 71,83
2. Danh mục kiểm tra (bảng kiểm) 1,41 14,08 84,51
3. Thang đánh giá 1,41 12,68 85,92
4. Hồ sơ học tập của sinh viên 4,23 22,54 73,24
5. Dự án học tập 7,04 18,31 74,65
6. Bài tập lớn 9,86 19,72 70,42
7. Bài kiểm tra viết 83,10 12,68 4,23
8. Các công cụ khác 8,45 26,76 64,79
Bảng 2.15. Ý kiến của SV về mức độ sử dụng các công cụ ĐG của GV
TT Các công cụ
Mức độ sử dụng (theo tỷ lệ %) Thường
xuyên
Đôi khi
Chƣa thực hiện
1. Phiếu quan sát sinh viên 7,33 18,67 74,00
2. Danh mục kiểm tra (bảng kiểm) 2,00 3,67 94,33
3. Thang đánh giá 4,33 5,67 90,00
4. Hồ sơ học tập của sinh viên 3,00 23,67 73,33
5. Dự án học tập 11,33 5,00 83,67
6. Bài tập lớn 28,00 4,00 68,00
7. Bài kiểm tra viết 63,67 29,00 7,33
8. Các công cụ khác 28,67 17,33 54,00
Kết quả ở bảng 2.14, 2.15 cho thấy: nếu tính trung bình, công cụ ĐG đối với SV hiện nay được GV các trường SP sử dụng chủ yếu vẫn là bài kiểm tra viết (67.39%), số ít sử dụng bài tập lớn, dự án học tập giúp SV tập dƣợt nghiên cứu khoa học (24.53%) (10.51%); bảng kiểm ít đƣợc quan tâm sử dụng nhất (1.89%).
Trong đánh giá SV các trường SP, người ta thường chú ý tới 2 hình thức đó là ĐG thường xuyên và ĐG tổng kết. Các công cụ thường được sử dụng trong ĐG thường xuyên là phiếu quan sát, bảng kiểm, thang ĐG, hồ sơ học tập, dự án học tập;
công cụ sử dụng trong ĐG tống kết, nhƣ: bài tập lớn, bài kiểm tra viết,…. Nhƣ vậy, vấn đề ĐG đối với SV hiện nay chủ yếu vẫn là ĐG tổng kết, ĐG thường xuyên ít đƣợc chú trọng. Đây là có thể coi là một thực trạng trong KT, ĐG NL của SV các trường SP hiện nay.